‘Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Việt Nam!’


‘Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Việt Nam!’

* Giới trẻ Việt phát biểu ở Hồng Kông

Một bạn trẻ Việt Nam tên là Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, từ Úc đến Hồng Kông hỗ trợ nhóm thanh niên sinh viên tại nơi biểu tình, được mờì lên sân khấu phát biểu lúc 8:30 tối mùng 2 tháng Mười, lúc đó số người biểu tình, theo ước lượng của ban tổ chức lên đến khoảng 200,000 người.

Lời phát biểu ngắn gọn của anh được các sinh viên Hồng Kông vỗ tay hưởng ứng:

“Chào các bạn! Hôm nay các bạn khỏe không? Tôi là người Việt Nam và tôi đến đây để sát cánh cùng các bạn. Tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ từ giới hoạt động Việt Nam chúng tôi. Từ Sài Gòn đến Hà Nội nhiều người hoạt động chúng tôi lên tinh thần vì việc làm của các bạn. Chúng tôi yêu các bạn. Chúng tôi yêu Hồng Kông.

Chúng ta muốn gì? Tự Do! Tự Do! Ngay bây giờ!

Chúng tôi mong các bạn thành công và chúng tôi mong rằng những gì diễn ra ở Hồng Kông hôm nay, sẽ là Việt Nam ngày mai.”

Ba tiếng đồng hồ sau đó, qua một cuộc họp báo ông Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh tuyên bố đã sẵn sàng tiếp xúc với đoàn biểu tình.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Người Việt, anh Thanh Tâm cho biết rất “lên tinh thần bởi sự dấn thân và lòng quyết tâm của giới trẻ Hồng Kông” và “học được rất nhiều từ cách tổ chức rất nhịp nhàng và chu đáo của họ.” Anh nói:

“Em nghĩ ban tổ chức rất khéo léo huy động và giữ vững tinh thần mọi người, tất cả sinh hoạt nhịp nhàng và tuân thủ nguyên tắc chung.”

Được hỏi anh có lo lắng cho sự an toàn của các sinh viên này không, anh Thanh Tâm trả lời:

“Rất lo, vì lực lượng cảnh sát đông gấp 4-5 lần chiều tối hôm qua, và chỉ cần một bên “nóng lòng”, nhất là cảnh sát, chính quyền là bạo loạn có thể xẩy ra, như cách đây vài hôm.” (H.G.)

———————
Video clip provided by Nguyễn Hoàng Thanh Tâm

Biểu tình “kiểu” Hồng Kông: Ôn hòa, trật tự và ngăn nắp

Đinh Quang Anh Thái & Đỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Hồng Kông)
HỒNG KÔNG (NV)  Mặc dù trời oi bức, khoảng 20,000 thanh niên Hồng Kông đổ về khu vực hành chánh và tài chánh trung tâm chiều ngày 2 Tháng Mười, biểu tình trong không khí ôn hòa, trật tự và rất ngăn nắp.Sở dĩ buổi chiều luôn đông hơn buổi sáng vì lúc đó hết giờ làm việc, vả lại, 2 Tháng Mười là Quốc Khánh Trung Quốc, nên nhiều người được nghỉ.

Người biểu tình tập trung ở một đoạn đường Connaught Road Central. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)


Những người này, đa số mặc áo đen, đeo nơ vàng, nói rằng họ thuộc phong trào “Umbrella Revolution” (Cách mạng che dù).
Cô Christine Wong, một người trong ban tổ chức, giải thích với nhật báo Người Việt: “Ban đầu phong trào biểu tình do nhóm ‘Occupy Central’ thực hiện. Sau đó, truyền thông quốc tế gọi là ‘Umbrella Revolution’ có lẽ vì thấy nhiều người mang dù để che khi bị cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su. Thế là chúng tôi chọn tên này luôn.”

Ôn hòa
Dù chiếm đóng khu vực tài chánh trung tâm, làm hầu hết các ngân hàng và doanh nghiệp xung quanh tê liệt, hoặc ngay cả trước tòa nhà hành chánh của đặc khu Hồng Kông, chỉ cách cảnh sát cái hàng rào, người biểu tình không hề có một sự ồn ào náo nhiệt nào.

Không có âm nhạc, không có hoạt náo viên kích thích tinh thần người biểu tình, không cãi vã hoặc có lời nói hoặc hành động khiêu khích nhân viên công lực.

Đa số người biểu tình là sinh viên rất trẻ. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Cô Alice Chen, một sinh viên còn rất trẻ, mặc áo thun màu đen, giải thích: “Màu đen tượng trưng cho hòa bình. Chúng tôi đến đây để bày tỏ quan điểm. Chúng tôi biết được cuộc biểu tình qua các trang mạng xã hội. Chúng tôi hy vọng có sự thay đổi. Chúng tôi muốn có một chính quyền công bằng.”

Ngoài nơ màu vàng gắn trên người, những người biểu tình còn dán lên ngực miếng giấy nhỏ có hàng chữ “Keep calm, be alert” (Bình tĩnh, tỉnh táo), hoặc một số nơi treo tấm bảng lớn viết bằng tiếng Hoa là “Tiếp tục cho tới khi cuối cùng chiến thắng.”

“Bởi vì chúng tôi muốn có nhiều người tham gia để ủng hộ chúng tôi,” anh Tony Yu, cựu sinh viên đại học UC Davis ở California, chia sẻ.

Tấm giấy được viết bằng tiếng Việt ủng hộ dân chủ Hồng Kông. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

“Chúng tôi không thể đối đầu với Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA). Đó là văn hóa của chúng tôi. Đó là cách biểu tình của chúng tôi. Chúng tôi không chấp nhận bạo động. Cho dù chưa biết cuộc biểu tình này có thành công hay không, bạo động không phải là cách để giải quyết vấn đề.”
Vào khoảng 8 giờ tối, khi hay tin cảnh sát có thể dùng hơi cay để giải tán biểu tình, hàng ngàn người ngồi xuống đất, trước lối vào của tòa nhà hành chánh đặc khu. Bên kia hàng rào, hàng trăm cảnh sát chống bạo động chờ sẵn.

Tuy nhiên, không bên nào nói chuyện với nhau, ngay cả không có những phảt biểu khiêu khích, không ai ném bất cứ vật gì về phía cảnh sát, dù hai bên chỉ cách nhau một hàng rào và đứng đối diện nhau rất gần.

Cô Juliana Wang chia sẻ: “Khiêu khích không phải là mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi chỉ phản đối chính sách của Trung Quốc không để cho dân Hồng Kông tự chọn lãnh đạo của mình. Chúng tôi đến đây để muốn nói với Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh là chúng tôi không chấp nhận tình trạng hiện nay.”

Trật tự
Tuy có cả chục ngàn người tham dự, cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông rất trật tự.

Không có tình trạng đập phá hoặc vẽ bậy lên các cơ sở thương mại hoặc cơ quan chính phủ xung quanh. Tất cả những gì người biểu tình muốn bày tỏ đều được viết lên giấy, dán lên tường, hoặc treo lên một chỗ nào đó, một cách tạm thời.

Một số biểu ngữ được treo trên các cầu vượt của người đi bộ, hoặc nhỏ hơn thì dán xuống mặt đường. Một số người cũng viết chữ xuống đường. Nói chung, hoàn toàn không có gì bị hư hại xung quanh khu vực biểu tình.

Trong khi đó, nhiều sinh viên và học sinh tự động cầm bao đi lượm rác. Họ nhặt không sót một thứ gì, với khuôn mặt rất vui vẻ.

Một sinh viên cầm bao đi lượm rác. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Tại một số nơi, mặt đường hai phía một bên cao một bên thấp, ở giữa có bức tường bê tông chặn lại, làm nhiều người phải trèo qua. Một số sinh viên đứng giữ thang để giúp họ. Họ chia ra, một thang leo lên và một thang leo xuống, và có người đứng hướng dẫn đàng hoàng.

Khi tôi, Đỗ Dzũng, leo xuống để qua bên kia đường chụp hình, một người giữ thang, một người cầm tay, và một người còn cẩn thận đỡ máy hình của tôi.

Thời tiết Hồng Kông chiều Thứ Sáu rất oi bức, một số sinh viên cầm bình xịt nước nhỏ đi qua đi lại, xịt vào không trung, để làm mát không khí. Một số người khác còn đứng tại chỗ, cầm quạt tay, quạt cho người qua lại.

Ở một vài nơi, thỉnh thoảng có người đứng nói chuyện, giải thích cho mọi người biết điều gì nên làm và điều gì không nên, để mọi thứ được trật tự.

Có một lúc, hai nhóm người, một trẻ một lớn tuổi, tranh luận với nhau trong khi nhiều người đứng xung quanh chứng kiến.

Điều đặc biệt là không bên nào giành nói và nói quá lớn tiếng. Bên nào cũng đợi bên kia nói xong rồi mới nói. Và mỗi khi bên nào đưa ra kết luận, mọi người đều cùng vỗ tay hoan nghênh, không có cảnh chỉ trích gay gắt, hoặc la ó phản đối.

Ở một vài nơi, từng nhóm người ngồi thắt những chiếc nơ màu vàng, biểu tượng của cuộc biểu tình, cung cấp cho người tham dự.

Một số sinh viên khác, cầm bảng đi khắp nơi, trên bảng có hàng chữ: “Free translation for the media” (Chúng tôi sẵn sàng giúp thông dịch cho giới truyền thông).

Ngăn nắp
Dù cuộc biểu tình lớn và quy mô chưa từng có ở Hồng Kông, mọi thứ đều được tổ chức rất ngăn nắp.

Giải thích về vấn đề này, cô Christine Wong nói: “Chúng tôi chỉ là từng người, từng nhóm, cùng ủng hộ lẫn nhau. Chúng tôi không có cá nhân lãnh đạo, chúng tôi không có Martin Luther King, mà là người dân lãnh đạo.”

Martin Luther King là nhà lãnh đạo dân quyền đấu tranh cho quyền lợi người Mỹ gốc Châu Phi trong thập niên 1960.

“Kinh nghiệm cho thấy, mỗi khi chúng tôi có một cá nhân lãnh đạo, người đó rất dễ bị mua chuộc,” cô Christine nói tiếp. “Ngoài ra, tất cả đều là do thời điểm thuận tiện. Khi người dân Hồng Kông biết cảnh sát dùng hơi cay ngăn chặn biểu tình, họ tự động ủng hộ chúng tôi.”

Cô nói thêm: “Bản chất con người ở đây là tự động khép mình vào tập thể, giống như đàn kiến. Và điều quan trọng nhất là chúng tôi có cùng mục tiêu và cùng quan điểm, nên mọi chuyện tự nó rất ngăn nắp.”

Trong lúc cuộc biểu tình diễn ra, các sinh viên khác tiếp tục bận rộn với việc cung cấp thực phẩm.

Từng chiếc xe tấp vào lề, từng thùng chuối, thùng cam, thùng bánh, được các sinh viên mang xuống, đưa vào các lều dự trữ.

Trong khi đó, nhiều người mang nước uống và thực phẩm phân phát cho mọi người. Họ chuyền tay nhau, một cách tự động, không có cảnh giành giựt.

Khi đi qua các lều để thực phẩm, mọi người có quyền lấy bất cứ thứ gì mình muốn.

Khẩu trang và mắt kiếng chống hơi cay cũng được phát không. Các sinh viên cũng cung cấp cho mọi người một miếng giấy màu xanh để dán lên trán hoặc cổ cho mát.

Và tại lều, có một tấm bảng dựng lên, với hàng chữ: “No cash donation.” (Không nhận ủng hộ tiền mặt).

Khi nói chuyện với tôi, Đỗ Dzũng, một sinh viên phát hiện chai nước của tôi chỉ còn một nửa, anh bèn lấy ra một bình nước khác rất lớn, ngỏ ý châm tiếp cho đầy. Tôi cảm ơn và nói khi nào hết sẽ lấy chai khác. Anh vui vẻ cười và nói lời cảm ơn.

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái của nhật báo Người Việt, người từng đi làm phóng sự và chứng kiến nhiều cuộc biểu tình, phải thốt lên:

“Chưa bao giờ tôi thấy có cuộc biểu tình nào mà mọi người tham dự thể hiện thái độ văn minh như ở đây.”

Hệ quả
Dù những gì đang xảy ra ở Hồng Kông rất lịch sử, người biểu tình vẫn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày tới.

Trả lời câu hỏi của nhật báo Người Việt rằng có lo sợ và chùn bước nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa quân đội và xe tăng đến đàn áp, cô Christine Wong nói, giọng bình thản: “Nếu xảy ra tình huống đó, có ai muốn bỏ cuộc, tôi sẽ không trách họ, nhưng tôi sẽ ở lại hy sinh để tỏ quyết tâm muốn gìn giữ những giá trị cao đẹp của mảnh đất này dành cho những thế hệ sau.”

“Sự kiện này cũng giống như ở Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989, nhưng chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra,” cô Christine Wong nói. “Tuy nhiên, chúng tôi không sợ hãi. Người dân Hồng Kông rất kiên quyết. Đây là thành phố hàng đầu của thế giới. Nếu để chuyện này đi qua, không biết bao giờ chúng tôi mới có cơ hội để nói lên tiếng nói của mình.

Cảnh sát và người biểu tình đối đầu trong ôn hòa ngay tại lối vào tòa nhà hành chánh đặc khu Hồng Kông. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Anh Hy Chong, một nhà báo tự do tham gia cuộc biểu tình, chỉ lên tòa nhà cao tầng của PLA ngay khu trung tâm và nói: “Tôi nghĩ hôm nay là ngày lễ và có thể từ nay đến cuối tuần sẽ không có gì. Nhưng họ có thể ra tay vào Thứ Hai, nhưng chưa biết họ sẽ ra tay như thế nào.”

Cô Sarah Cheung, một người tham gia biểu tình, giải thích: “Có thể vì thấy chúng tôi ôn hòa, nên họ để chúng tôi ngồi ở đây mấy ngày qua. Nhưng tôi không biết chuyện này sẽ diễn ra bao lâu.”

Khi rời khu tòa nhà hành chánh đi bộ về khách sạn, vào khoảng 10 giờ tối, chúng tôi đi ngang qua tòa nhà của PLA nhìn thấy phía trên có một ngôi sao màu đỏ rất lớn. Ngay cổng vào của tòa nhà là một cái cổng sắt đóng lại. Phía bên trong, bốn binh sĩ Trung Quốc cầm súng trường trong tay, ngón trỏ để vào cò súng, mặt trông rất căng thẳng.

Trên một cây cầu dành cho người đi bộ, người biểu tình treo một biểu ngữ lớn có hàng chữ: “You may say I am a dreamer, but I am not the only one” (Có thể bạn nói tôi là người mơ mộng, nhưng không phải chỉ có tôi), được trích trong bài hát “Imagine” của cố danh ca John Lennon của ban nhạc The Beatles.

Một biểu ngữ khác có hàng chữ: “Do you hear the people sing?” (Các bạn có nghe tiếng nói của người dân không?)

Trên một bức tường thấp trên đường Connaught Road Central của trung tâm tài chính, nhiều miếng giấy màu vàng được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới, bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình. Trong số này, có một miếng giấy màu trắng viết bằng tiếng Việt: “Ủng hộ Hong Kong dân chủ – Việt Nam.”

Đêm Thứ Sáu, chúng tôi, Đinh Quang Anh Thái và Đỗ Dzũng, sẽ thức một đêm với người biểu tình Hồng Kông, ngay tại khu trung tâm tài chánh.


//

Son Tran 

Tại sao những cuộc biểu tình sinh viên vắng bóng sau năm 1975

Sinh viên là những người đại diện cho tương lai đất nước. Trong năm 2014 này người ta chứng kiến thế hệ tương lai đó ở Đài Loan, và bây giờ là Hong Kong cất lên tiếng nói, sự quan tâm của mình đối với các vấn đề chính trị của quốc gia. Những cuộc biểu tình của giới sinh viên như thế đã diễn ra ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Và nay nó hoàn toàn vắng bóng. Tại sao?


Nền dân chủ phôi thai bị bóp nghẹt

Hình ảnh biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi dân chủ gây xúc động nhiều cho giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Họ đặt ra câu hỏi tại sao cuộc đấu tranh chỉ diễn ra ở Hong Kong mà không phải ở Việt Nam, nơi những vấn đề thực thi dân chủ còn kém hơn nhiều lần? Tại sao sinh viên của nhiều quốc gia thường hay lên tiếng khi có những vấn đề chính trị xã hội bị xấu đi? Trong khi ở Việt Nam thì những vấn đề như vậy xuất hiện ngày càng nhiều và không thấy sinh viên lên tiếng? Và gần gũi nhất là cách đây hơn 40 năm, sinh viên học sinh dưới chế độ Việt Nam cộng hòa rất thường hay biểu tình, từ phản chiến cho đến chống thuế giá trị gia tăng, còn sau năm 1975, sinh viên học sinh không còn hoạt động gì nữa. Tại sao?
Những kẻ chiến thắng bóp nghẹt tự do dân chủ của một nền dân chủ phôi thai:

Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh chiếm nên bị áp đặt một chế độ mới mà người thua trận phải chấp nhận. Còn những người đã đi biểu tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt cộng rồi.
-Huỳnh Ngọc Chênh

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các hoạt động của giới sinh viên miền Nam trước năm 1975 nêu ra nguyên nhân của tình hình đó:
Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh chiếm nên bị áp đặt một chế độ mới mà người thua trận phải chấp nhận. Còn những người đã đi biểu tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt cộng rồi. Và rồi họ hợp tác, còn những người còn lại là những người thua trận. Họ bị bắt đi cải tạo, đi học tập, họ đi vượt biên, họ đâu còn đấu tranh dân chủ được.”
Ý kiến của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng là ý kiến của nhiều người có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, có bên thắng trận và bên bại trận, một cuộc nội chiến mà sau khi kết thúc bên thắng xử những người anh em thua trận.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp nói rằng những người mang tên là “Giải phóng” biến thành những người “Chiến thắng” ngay sau ngày 30/4/1975.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi nhân kỷ niệm ngày 30/4, một bạn trẻ tại Hà nội nói rằng chế độ Việt Nam cộng hòa dù chưa hoàn hảo nhưng đó lại là một cuộc thực nghiệm về dân chủ. Những người đồng ý với bạn trẻ này cho rằng chính vì lý do đó, trong không khí dân chủ dù chưa hoàn hảo đó, các sinh viên học sinh có thể cất lên tiếng nói chính trị của mình.

Giáo dục chính trị dẫn đến thờ ơ chính trị

Giải thích về sự thụ động, không quan tâm đến chính trị của thanh niên học sinh hiện nay, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp:
000_Hkg10098491.jpg
Một trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014.
“Khi người ta áp đặt một chế độ mới thì người ta tính hết rồi, người ta không cho đại học tự chủ. Đại học trở thành cấp bốn, có lớp trưởng, có đoàn thanh niên, mọi thứ đều do nhà nước quản lý hết, thông qua tổ chức này tổ chức khác. Cho nên sinh viên của chế độ sau 75 giống như học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và lực lượng giáo viên cũng do đảng và nhà nước nắm hết. Có một sinh viên nào lên tiếng phản kháng thì chẳng có giáo viên giáo sư nào ủng hộ cả, bởi vì họ là người của đảng. Hồi mới giải phóng thiếu giáo viên giáo sư, người ta sử dụng những người cũ gọi là lưu dung, và cũng chỉ sử dụng chuyên môn thôi chứ những người đó không có một quyền hành nào hết, và sẳn sàng bị đuổi khỏi ngành nếu có ý kiến gì khác ý kiến của tổ chức. Còn những người không chấp nhận cuộc sống của chế độ thì bị đi tù, (con em) không được vào trường Đại học vì bị phân biệt lý lịch nên họ vượt biên cả. Thế hệ thanh niên còn lại được dẫn dắt, được dạy dỗ, được học tập theo cách chương trình học Mác Lê Nin, đạo đức Hồ Chí Minh trong một chương trình rất nặng năm nào cũng phải có. Sinh viên bây giờ giống như những học sinh bé nhỏ, không có ý thức, chẳng làm được cái gì cả.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, từng tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hiện là thành viên một tổ chức dân sự nói rằng sự tê liệt của sinh viên học sinh Việt Nam là do sự kềm kẹp nhiều tầng nấc trong trường Đại học. Anh nói rằng:
“Sinh viên Việt Nam là sản phẩm của một hệ thống giáo dục nói riêng và một hệ thống quản trị xã hội nói chung của một nước cộng sản.

Sinh viên của chế độ sau 75 giống như học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và lực lượng giáo viên cũng do đảng và nhà nước nắm hết.
-Huỳnh Ngọc Chênh

Một nữ sinh viên khác thì nói rằng cho tới giờ này thì chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam thành công trong việc thực hiện một chính sách ngu dân lâu dài và có hệ thống, kiềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cộng sản Việt Nam.
Một điều trớ trêu là mọi người đều biết rằng chương trình học ở các đại học Việt Nam sau năm 1975 rất nặng nề về các môn chính trị, nhưng các sinh viên Việt Nam lại không có phản ứng gì đối với những vấn đề chính trị xã hội. Giải thích điều này anh Nguyễn Anh Tuấn nói:
“Cái từ chính trị ở Việt Nam bị xuyên tạc, và có hai hướng xuyên tạc. Thứ nhất là linh thiêng hóa cái từ chính trị để giới trẻ nghĩ rằng đó là cái gì đó cao vời vợi mà chỉ có những người đặc biệt mới được quyền hoạt động chính trị, sử dụng cái quyền chính trị của mình. Mặc khác người ta lại tầm thường hóa chính trị, nói rằng có bản lĩnh chính trị tức là tuân phục đường lối của đảng cộng sản, của nhà cầm quyền. Cả hai đều đi đến chổ bóp méo cái từ chính trị, thực ra rất đa dạng phong phú, rất gần gũi với đời sống của mỗi người.
Theo anh thì khái niệm chính trị như vậy ở Việt Nam sau năm 1975 cũng góp phần tạo ra thái độ thờ ơ đối với những vấn đề chính trị xã hội của quốc gia, làm vắng bóng những cuộc biểu tình như ở Sài Gòn trước kia.
Trong thời gian gần đây, đã thấy xuất hiện các cuộc biểu tình liên quan từ vấn đề chống Trung quốc xâm lượt đến đòi đất đai của nông dân, nhưng trong các đám đông đó sinh viên học sinh vẫn vắng bóng. Những nhà hoạt động dân chủ mà số lượng hãy còn ít ỏi nói với chúng tôi rằng thế hệ trẻ lớn lên ở Việt Nam hiện nay không biết mình có những cái quyền gì để mà đòi. Một người giải thích rằng: “Khi nói với những kẻ nô lệ về tự do thì sẽ nhận được những nụ cười mỉa mai.”
Nhưng cũng có những ý kiến lạc quan, trong đó có nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh và anh Nguyễn Anh Tuấn, là đã xuất hiện những sinh viên dám dấn thân đấu tranh cho những điều mà họ tin là đúng, cho quyền tự nhiên của mình như các bạn sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, mà chính quyền cộng sản đã phải dùng nhà tù để trấn áp họ.

Son Tran Thông Báo Báo Chí Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu:
“Thể chế cộng sản đã cướp đi tự do và dân chủ Việt Nam, vì thế chúng tôi rất đồng cảm với lập trường cương quyết của người Hồng Kông. người Hồng Kông không thể cho phép nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh cướp đi quyền tự quyết của họ. Vì đó là khởi đầu để họ phải mất đi các quyền khác rồi mất đi tự do.”

Cộng Đồng cũng kêu gọi thế giới lên tiếng và đứng về phía của người dân Hồng Kông để tránh một cuộc đổ máu như đã xảy ra tại Thiên An Môn.
Cộng Đồng cũng kêu gọi người Việt ngày 1-10-2014 mặc áo vàng hay thắt nơ vàng để chứng tỏ sự đòan kết ủng hộ người dân và những người biểu tình tại Hồng Kông.
https://groups.yahoo.com/neo/groups/NguyenQuangDuy/attachments/526724890;_ylc=X3oDMTJydXNoYzJzBF9TAzk3MzU5NzE0BGdycElkAzc2MDY5MDIzBGdycHNwSWQDMTcwNTAxMzU1NgRzZWMDYXR0YWNobWVudARzbGsDdmlld09uV2ViBHN0aW1lAzE0MTIwNjk3ODE
CĐNVTD-UC Kêu gọi HỖ TRỢ MẠNH MẼ NGƯỜI DÂN HỒNG KÔNG ĐÒI HỎI DÂN CHỦ

MEDIA RELEASE

VIETNAMESE COMMUNITY IN AUSTRALIA STRONGLY SUPPORTS HONG KONG PEOPLE’S DEMANDS FOR DEMOCRACY

Mr Tri Vo, President of the Vietnamese Community in Australia on behalf of all Vietnamese-Australians declares and calls upon Australia and the free world to stand by the people and students of Hong Kong on their quest to protect their freedom against the Chinese Communist Government’s decision to take away their democratic rights to choose and elect their own territorial leader from 2017 onwards.

In the last few days, tens of thousands of Hong Kong students and people have held peaceful civil protests to demand the Chinese Communist Government to respect Hong Kong’s existing Basic Law which states that Hong Kong’s top leader, the Chief executive, should eventually be chosen “by universal suffrage upon nomination by a broadly representative nominating committee in accordance with democratic procedures”.

“Having lost our freedom and democratic rights under the Vietnamese Communist regime, we can sympathize and understand the strong stance of the people of Hong Kong on this matter. The Hong Kong people cannot afford to let Beijing Communist regime take away their democratic self determination. It’s the first step towards losing all other rights and freedom”.

The Vietnamese Community in Australia calls upon the Australian Government and the Western world to put pressure on the Chinese Government to respect and approve any decisions made by the Hong Kong voters in accordance with the current Basic Law.

Mr Vo urges Beijing not to use force against the peaceful protestors, many of whom are young students. He expresses serious concerns for the Hong Kong people given the brutal records that Chinese Communist regime had on peaceful demonstrators in mainland China such as the massacre in Tiananmen Square in 1989.

Mr Vo calls on everyone to wear yellow clothing or ribbons on 1st October 2014 to show solidarity and support for the people of Hong Kong as the protestors there have requested on social media.
For all inquiries and further comments, please contact Mr Tri Vo on 0416 088 782.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TẠI ÚC HỖ TRỢ MẠNH MẼ NGƯỜI DÂN HỒNG KÔNG ĐÒI HỎI DÂN CHỦ

Mr Tri Vo, President of the Vietnamese Community in Australia on behalf of all Vietnamese-Australians declares and calls upon Australia and the free world to stand by the people and students of Hong Kong on their quest to protect their freedom against the Chinese Communist Government’s decision to take away their democratic rights to choose and elect their own territorial leader from 2017 onwards.

Ông Võ Trí Dũng, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc thay mặt cho người Úc gốc Việt tuyên bố và kêu gọi nước Úc và thế giới tự do đứng về phía người dân và sinh viên Hồng Kông đang theo đuổi để bảo vệ tự do của họ chống lại các quyết định của Chính phủ Cộng sản Trung Quốc lấy đi quyền dân chủ để lựa chọn và bầu ra lãnh đạo lãnh thổ của họ từ năm 2017 trở đi.

In the last few days, tens of thousands of Hong Kong students and people have held peaceful civil protests to demand the Chinese Communist Government to respect Hong Kong’s existing Basic Law which states that Hong Kong’s top leader, the Chief Executive, should eventually be chosen “by universal suffrage upon nomination by a broadly representative nominating committee in accordance with democratic procedures”.

Trong vài ngày qua, hàng chục ngàn sinh viên Hồng Kông và người dân đã tổ chức biểu tình dân sự ôn hòa để yêu cầu Chính phủ Cộng sản Trung Quốc phải tôn trọng luật cơ bản hiện hành của Hồng Kông, ấn định rằng nhà lãnh đạo hàng đầu của Hồng Kông, Chief Executive, phải kết cục được lựa chọn “bằng phổ thông đầu phiếu theo đề cử bởi một ủy ban đề cử đại diện rộng rãi phù hợp với các thủ tục dân chủ”.

“Having lost our freedom and democratic rights under the Vietnamese Communist regime, we can sympathize and understand the strong stance of the people of Hong Kong on this matter. The Hong Kong people cannot afford to let Beijing Communist regime take away their democratic self determination. It’s the first step towards losing all other rights and freedom”.

“Sau khi chúng tôi mất tự do và quyền dân chủ dưới chế độ Cộng sản Việt Nam, chúng tôi có thể thông cảm và hiểu được lập trường mạnh mẽ của người dân Hồng Kông về vấn đề này. Người dân Hồng Kông không thể để cho chế độ cộng sản Bắc Kinh lấy đi quyền tự quyết dân chủ của họ. Đó là bước đầu tiên để mất tất cả các quyền khác và tự do “.

The Vietnamese Community in Australia calls upon the Australian Government and the Western world to put pressure on the Chinese Government to respect and approve any decisions made by the Hong Kong voters in accordance with the current Basic Law.

Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc kêu gọi Chính phủ Úc và thế giới phương Tây gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng và chấp nhận bất kỳ quyết định của cử tri Hồng Kông phù hợp với Luật cơ bản hiện hành.

Mr Vo urges Beijing not to use force against the peaceful protestors, many of whom are young students. He expresses serious concerns for the Hong Kong people given the brutal records that Chinese Communist regime had on peaceful demonstrators in mainland China such as the massacre in Tiananmen Square in 1989.

Ông Võ kêu gọi Bắc Kinh không sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình hòa bình, nhiều người trong số họ là những sinh viên trẻ. Ông bày tỏ mối quan tâm thật sự cho người dân Hồng Kông, với kỷ lục tàn bạo mà chế độ Cộng sản Trung Quốc đã đàn áp biểu tình ôn hòa ở Trung Quốc như vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Mr Vo calls on everyone to wear yellow clothing or ribbons on 1st October 2014 to show solidarity and support for the people of Hong Kong as the protestors there have requested on social media

Ông Võ kêu gọi tất cả mọi người mặc quần áo màu vàng hoặc mang ruy-băng vàng vào ngày 1 tháng 10 năm 2014 để thể hiện sự đoàn kết và hỗ trợ cho người dân biểu tình Hồng Kông như họ đã yêu cầu trên phương tiện truyền thông xã hội.

For all inquiries and further comments, please contact Mr Tri Vo on 0416 088 782.

Mọi yêu cầu và ý kiến, xin vui lòng liên lạc với ông Võ Trí Dũng, điện thoại 0416 088 782.

Son Tran 
Firechat – một ứng dụng tin nhắn gia tăng sức mạnh biểu tình ở Hongkong

Archie Bland (The Guardian) – Dân Làm Báo lược dịch – Internet dễ bị tấn công bởi sự can thiệp của nhà nước, nhưng những người biểu tình đã tìm được cách đi vòng để giải quyết.

Joshua Wong, sinh viên 17 tuổi tại Hồng Kông, đã đối diện với một vấn đề. Bạn sẽ trải nghiệm một phiên bản tương tự: bạn đang tham dự một trận đấu bóng đá hay một buổi biểu diễn và bạn cần phải tìm một người bạn. Nhưng đám đông cũng giống như mạng kết nối bị quá tải làm bạn không thể có được một tín hiệu trên điện thoại của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn không thể gọi được cho ai.

Đối với Wong, vấn đề là nghiêm trọng hơn: anh ta không phải ở trong một trận đấu bóng đá mà lại đóng vai trò thủ lãnh, tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã làm rung chuyển Hongkong trong tuần qua. Và anh đã không chỉ lo lắng mạng sẽ bị quá tải không thôi- anh còn lo rằng nhà nước sẽ chặn kết nối mạng cho những ý đồ của họ.

Những người tranh đấu cho dân chủ kiểm tra điện thoại của họ
trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ảnh: Anthony Kwan / Getty Images

Sự phơi bày của mọi cuộc bất ổn xã hội ngày hôm nay dường như đi kèm với những thay đổi không ngừng của công nghệ. Các cuộc bạo loạn ở London đã được tường thuật trên BlackBerry Messenger. Twitter đã đóng một vai trò thiết yếu trong cách mạng mùa xuân Ả Rập. Khi internet bị chặn, những người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ đã quay sang với Virtual Private Networks. Tuy nhiên, tất cả những phương thức cải tiến ấy đều vô nghĩa nếu không có sự kết nối mạng. Đối với Wong và các đồng bạn của anh tại Hồng Kông, câu trả lời là một ứng dụng cho phép mọi người gửi tin nhắn từ điện thoại đến điện thoại mà không cần phải có mạng kết nối của điện thoại di động, hoặc của internet. Đó là ứng dụng FireChat.

Khi bạn tải FireChat về, nó không có vẻ gì là đặc biệt, cũng giống như một ứng dụng bình thường để trò chuyện online về thể thao và truyền hình. Thực ra công dụng của nó nhiều hơn thế. Nếu mạng internet không sử dụng được, FireChat có thể sử dụng Bluetooth – vốn chỉ là một tín hiệu vô tuyến – để nói chuyện với người dùng gần đó. Những người biểu tình có thể tìm thấy một số điều thỏa mãn với cách hoạt động của hệ thống, gia tăng sức mạnh tựa như một phong trào, hay xem đây là một ý tưởng mới lạ, không phải thông qua một sự áp đặt từ trên xuống, nhưng từ hàng ngàn kết nối nhỏ. Một người mới tham gia sẽ làm tăng phạm vi hoạt động và sức mạnh của mạng lưới. “Thông thường, khi có nhiều người ở một nơi, khả năng kết nối sẽ bị giảm đi.” Micha Benoliel, một trong những người sáng tạo của ứng dụng FireChat nói. “Tuy nhiên, với hệ thống của chúng tôi, thì lại ngược lại.”

FireChat đã được sử dụng trong các cuộc biểu tình tại Đài Loan, Iran và Iraq, nhưng chưa bao giờ được dùng trên quy mô lớn như ở Hồng Kông. Trong vòng 24 giờ sau khi Wong kêu gọi thành viên phong trào sử dụng nó, FireChat đã có hơn 100.000 đăng ký mới ở Hồng Kông và đã có 800.000 buổi trò chuyện từ đó. Nếu đảng Cộng sản không tìm cách kéo lại, cuộc đời của các đối thủ của chế độ đã dễ thở hơn.

Tất nhiên, người dùng ứng dụng phải nỗ lực để giải quyết việc không có gì bảo đảm rằng nhà nước cũng không chui vào hệ thống kết nối chung ấy. Micha Benoliel khuyến cáo người dùng nên tránh sử dụng tên thật và xem đây là phương tiện để chia sẻ thông tin chứ không phải cho những điều bí mật. Và đó cũng là ý nghĩa về mục tiêu chính xác của ứng dụng: “Nhiệm vụ của chúng tôi luôn luôn là cho tự do ngôn luận, để giúp thông tin để lây lan. Vì vậy, những gì đang xảy ra thật là hoàn hảo.”

Archie Bland

Nguồn: FireChat – the messaging app that’s powering the Hong Kong protests
theguardian.com/world/2014/sep/29/firechat-messaging-app-powering-hong-kong-protests

Son Tran

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân Xuống Đường Ủng Hộ Dân Chủ Tại Hong Kong 
VRNs (30.9.2014) 
– Sài Gòn – Trong ba ngày qua, hàng ngàn sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường biểu tình cách ôn hòa chống lại sự áp đặt của Trung Cộng trong việc bầu cử người đứng đầu đặc khu Hong Kong.Phong trào biểu tình đấu tranh đòi dân chủ đợt này tại Hong Kong được lãnh đạo bởi chính các sinh viên Hong Kong. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình này là chàng sinh viên mới 17 tuổi tên là Joshua Wong.
Đây là cuộc xuống đường biểu tình cách ôn hòa của sinh viên học sinh, nhưng cũng được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một nhân vật tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tại Hong Kong đã xuống đường đồng hành với giới sinh viên, học sinh.
Facebook Nguyễn Huy Tín lấy nguồn tin từ soundofhope.org cho biết : “Vào lúc 11:17 PM ngày hôm qua 28.9.2014: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun (Giuse Trần Nhật Quân), từ sân khấu chính của ban tổ chức đã phát biểu: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”

Đức Hồng Y đã nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn bất cứ một ai bị thương tổn. Chiến thắng đem tới bằng sự hy sinh tính mạng không phải là một chiến thắng”. Ngài nói thêm: “hôm nay chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, nhưng chúng ta đã chứng kiến một chính quyền vô lý”.
Nhiều trang facebook đã lấy lại hình ảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đứng cầm biểu ngữ cùng với giới sinh viên học sinh và hết lòng ca ngợi tinh thần dấn thân của ngài cho vấn đề xã hội.
Được biết, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân năm nay đã 83 tuổi. Đường lối mục vụ của ngài rất cứng rắn đối với cộng sản Trung Quốc. Vào năm 2011, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã tuyệt thực ba ngày để “phản đối phán quyết bất công của Tòa án tối cao Hong Kong chống lại giáo phận, vốn đe doạ phá hoại nền giáo dục Công Giáo trên lãnh thổ”.

Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong

Ngài nói với mọi người: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”

Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người

Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này

Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình

– See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2014/09/uc-hong-y-giuse-tran-nhat-quan-xuong.html#sthash.5Q5IO2xT.dpuf


SUY TƯ 
Share từ Nguyễn Quang Duy
BBC Điều đáng ngạc nhiên là ở tuổi được coi là “ăn chưa no, lo chưa tới”, học sinh sinh viên Hong Kong đã chứng tỏ là lực lượng huy động toàn bộ xã hội tham gia biểu tình hiệu quả.
Ông Michael Cheng giải thích: “Không phải cứ phản đối chính phủ là chúng tôi ở cùng một phe hết. Các tổ chức khác nhau lại có mục tiêu và tôn chỉ khác nhau, đôi khi không đồng thuận với nhau. Nếu một tổ chức như Đảng Lao Động đứng ra kêu gọi biểu tình, thành viên các tổ chức khác sẽ cho rằng chúng tôi có mục tiêu riêng không đại diện cho lợi ích của họ. Với sinh viên thì khác. Họ còn trẻ, chưa có tính toán tư lợi, chỉ thuần tuý hoạt động vì lý tưởng, vì vậy họ nhận được sự ủng hộ của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.”
Qua cuộc đấu tranh của giới trẻ Hong Kong, ,người Việt Hải ngoại chúng ta cũng rút tỉa ra được một vấn để, đễ suy tư, xét lại quan niệm đấu tranh của chúng ta: Biết cái nào CHUNG và biết cái nào RIÊNG
Biết đặt cái CHUNG LÊN TRÊN CÁI RIÊNG
CÁC TỔ CHỨC CHÚNG TA CHỈ CẦN KẾT HỢP, KHÔNG CẦN PHẢI THỐNG HỢP . NẾU CHÚNG TA THẬT SỰ YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM, HÃY ĐẶT TỔ QUỐC LÊN TRÊN TỔ CHỨC !


Photo: SUY TƯ  Share từ Nguyễn Quang Duy BBC Điều đáng ngạc nhiên là ở tuổi được coi là “ăn chưa no, lo chưa tới”, học sinh sinh viên Hong Kong đã chứng tỏ là lực lượng huy động toàn bộ xã hội tham gia biểu tình hiệu quả. Ông Michael Cheng giải thích: “Không phải cứ phản đối chính phủ là chúng tôi ở cùng một phe hết. Các tổ chức khác nhau lại có mục tiêu và tôn chỉ khác nhau, đôi khi không đồng thuận với nhau. Nếu một tổ chức như Đảng Lao Động đứng ra kêu gọi biểu tình, thành viên các tổ chức khác sẽ cho rằng chúng tôi có mục tiêu riêng không đại diện cho lợi ích của họ. Với sinh viên thì khác. Họ còn trẻ, chưa có tính toán tư lợi, chỉ thuần tuý hoạt động vì lý tưởng, vì vậy họ nhận được sự ủng hộ của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.” Qua cuộc đấu tranh của giới trẻ Hong Kong, ,người Việt Hải ngoại chúng ta cũng rút tỉa ra được một vấn để, đễ suy tư, xét lại quan niệm đấu tranh của chúng ta: Biết cái nào CHUNG và biết cái nào RIÊNG Biết đặt cái CHUNG LÊN TRÊN CÁI RIÊNG CÁC TỔ CHỨC CHÚNG TA CHỈ CẦN KẾT HỢP, KHÔNG CẦN PHẢI THỐNG HỢP . NẾU CHÚNG TA THẬT SỰ YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM, HÃY ĐẶT TỔ QUỐC LÊN TRÊN TỔ CHỨC !

Son Tran
Trong Hội Nghị DIÊN HỒNG
Ai Đứng Đàng Sau TRẦN QUỐC TOẢN
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/827221890642948?fref=nf


Trong một thể chế độc tài, những nhà lãnh đạo luôn tìm cách để đánh đồng « chế độ » với tổ quốc. Ở VN, tổ quốc là « tổ quốc xã hội chủ nghĩa ». Dân VN vì đã « thuần » nên không (có khả năng) đặt lại vấn đề. (Động từ « thuần » ở đây lấy từ của miệng đại tá công an Đỗ Hữu Ca – bây giờ là thiếu tướng – nhân vụ Đoàn Văn Vươn. Ông này nói trước báo chí rằng dân khu vực mà ông kiểm soát đã « thuần » rồi !). Chữ « thuần » mà ông Ca dùng trong trường hợp ở đây, trong ngôn từ Việt Nam, chỉ dùng cho thú vật, những con thú hoang dã đã được con người dạy dỗ, uốn nắn… thuần thục. Không ai dùng cho con người bao giờ.

Nhưng không dễ với dân Hồng Kông (cũng như Ma Cao). Một số đông đảo dân chúng các khu vực này đã không ngần ngại bày tỏ ý muốn trở lại làm thần dân của nữ hoàng Anh (hay trở lại làm thuộc địa của Portugal).
Lý do họ muốn từ bỏ tổ quốc Trung Hoa vì « tổ quốc » này (ngự ở Bắc Kinh) trước hết là một « tổ quốc » độc tài và hung bạo. Tổ quốc này đã không che chở, bảo vệ họ, cũng không đem lại sự thịnh vượng như ngày xưa. Tệ hơn, tổ quốc này muốn tước bỏ những gì mà nhà nước « thực dân » ngày trước đã đem lại cho họ (cũng như tổ tiên của họ), như sự tự do, sinh hoạt dân chủ, các quyền làm người được tôn trọng…

Những cuộc biểu tình, xuống đường của sinh viên học sinh, của các thành phần công dân khác trong xã hội… những ngày qua cho thấy sự khát khao về dân chủ, tức ý muốn trở lại « ngày xưa », thật là nóng bỏng.

Những người này có « phản bội tổ quốc » hay không ?

Dĩ nhiên là không. Tổ quốc do con người xây dựng lên thì tổ quốc cũng sẽ do con người phá bỏ, hay phủ nhận nó. Một « tổ quốc » hung bạo sẽ bị lật đổ và thay thế bằng một tổ quốc xứng đáng hơn. Câu nói, trở thành một châm ngôn : « đừng hỏi tổ quốc (đất nước) làm gì cho bạn mà phải hỏi là bạn đã làm được gì cho tổ quốc (đất nước » là một câu châm ngôn rất sai, dễ bị lạm dụng, nếu đàng sau tổ quốc là những tên lưu manh chính trị !

Tổ quốc chỉ đáng để phục vụ và hy sinh là khi tổ quốc là của mọi người ; tổ quốc tạo điều kiện cho mọi người sống an lành hạnh phúc ; tổ quốc sống vì mọi người thì chết cũng vì mọi người. Tổ quốc phải biết bao dung, biết yêu thuơng, biết quí trọng và bảo vệ mọi thành tố của đất nước, từ con người cho đến trái núi, con sông, vùng biển, vùng trời…

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là ác mộng, là kẻ xem con người như con thú, là kẻ cướp đất đai, là nhà tù… Tổ quốc này đồng nghĩa với nghèo hèn, với chậm tiến…

Dĩ nhiên, những sự việc « lộn xộn » đòi dân chủ (của sinh viên, học sinh) ở Hồng Kông làm chính quyền VN lo ngại. Kinh nghiệm ở Đài Loan và Nam Hàn cho thấy, các cuộc dân chủ hóa ở các nơi đây thành công khởi đầu đều do tầng lớp sinh viên, học sinh. Họ tìm mọi cách phải « chữa lửa » từ xa. Lãnh đạo hai bên, VN và TQ, có cùng một đối thủ : dân chủ.

Đã là thói quen, tất cả những người tranh đấu cho dân chủ ở VN (cũng như ở Trung Quốc) từ trước đến nay đều bị bắt bỏ tù rất nặng. Không ngoại lệ, tất cả bị liệt vào tội danh « phản động », đương nhiên do đế quốc Mỹ giật dây đàng sau.

Báo chí lề phải VN, « dư luận viên chiến lược » đặt vấn đề, đặt câu hỏi ai là người đứng sau cậu học sinh 16 tuổi tên Joshua Wong ?

Tôi cũng có câu hỏi đặt ra cho các bạn : ai đứng đàng sau cậu nhỏ, cũng 16 tuổi, tên là Trần Quốc Toản ?

Những người có tài thì không đợi đến tuổi đâu. Không phải hễ nói đến « dân chủ » thì phải có CIA, có Mỹ đàng sau.

==

Son Tran
Các bạn nghĩ sao về sự khác nhau này ? 
Photo: Các bạn nghĩ sao về sự khác nhau này ? ;) Ảnh : Fb Vũ Kận Veo [K]

Ảnh : Fb Vũ Kận Veo


Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)