Một công ty chuyên sản xuất linh kiện cao su có trụ sở tại Đồng Nai từ sau Tết Nguyên đán đến nay đang phải cắt giảm lượng công việc. Đại diện DN cho biết, có đến hơn một nửa công nhân nghỉ Tết chưa trở lại làm việc, nhưng dây chuyền sản xuất không bị ảnh hưởng.

“Sang năm nay, tổng giá trị đơn hàng nhận được từ các đối tác Nhật Bản đầu tư trong nước chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Nếu năm 2014, nhà máy nhận được 4 đơn hàng thì đầu năm 2015 chỉ sản xuất 2 đơn hàng”, vị đại diện DN cho biết.
Năm 2011, trong một cuộc chuyện trò cuối năm, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Đoàn Xuân Hưng, từng cho biết kỳ vọng vào việc kết nối DN hai nước và dự báo việc tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản vào công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, cũng như khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước.
Thời báo Ngân hàng
>> Vốn đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam giảm 81% trong 2014
>> Nhật Bản sẽ không dừng các dự án ODA đối với Việt Nam
>> Nhật Bản ồ ạt rút đầu tư khỏi Trung Quốc
–Báo cáo của WB về một số dự án dành cho VN: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2013/04/25/000442464_20130425103308/Rendered/PDF/741010PAD0P121010Box374388B00OUO090.pdf
–Tám dự án ODA tại Việt Nam bị WB đưa vào danh sách đen
–Dự án giao thông đô thị Hà Nội đứng đầu danh sách đen của WB. (Hình: TBKTSG)
–HÀ NỘI (NV) – Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) vừa công bố danh sách đen (black list) – liệt kê các dự án ODA tại Việt Nam đã vay tiền của World Bank để thực hiện nhưng không đạt yêu cầu của tổ chức này.
Trong danh sách vừa kể của World Bank (WB) có tám dự án đã được đưa vào danh sách đen nhiều năm song vẫn chưa hoàn tất, tỷ lệ giải ngân thấp.
Dẫn đầu là dự án giao thông đô thị thành phố Hà Nội: Nằm trong danh sách đen đã 60 tháng, thời gian thực hiện dự án đã 7 năm nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ mới 30%. Kế đó là các dự án: Hiện đại hóa quản lý thuế; Phát triển năng lượng tái tạo; Hệ thống hiện đại hóa khu vực tài chính và quản lý thông tin; Ðại học Việt Ðức; Hỗ trợ quản lý rác thải; Quản lý rác thải công nghiệp; Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án.
Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, tại một cuộc họp của chi nhánh WB ở Việt Nam, ông Keiko Sato – người phụ trách bộ phận quản lý danh mục đầu tư và thực hiện dự án của WB, cảnh báo, số lượng dự án trong danh sách đen đang tăng và các dự án đó càng ngày càng chậm có chuyển biến tích cực.
Ông Sato nhận định, các dự án ODA (tài trợ để hỗ trợ phát triển) trong danh sách đen của WB có nhiều nhược điểm giống nhau, chẳng hạn khởi động khi báo cáo khả thi chưa xong, việc thu hồi đất chưa sẵn sàng, thiếu sự đồng bộ về thiết kế và dự kiến kết quả, vốn đối ứng (vốn do Việt Nam bỏ ra) thiếu hoặc chậm trễ, thiếu rõ ràng về thẩm quyền nên việc ra các quyết định cần thiết khi dự án có vấn đề trở thành chậm chạp.
Theo ông Sato, sau Trung Quốc, Ấn Ðộ và Châu Phi, Việt Nam là khách hàng lớn thứ tư của WB. Tính đến năm nay, WB đang cho vay để thực hiện 52 dự án ODA tại Việt Nam, với tổng vốn cam kết cho vay khoảng 9.7 tỉ Mỹ kim. Tuy nhiên tỉ lệ giải ngân chỉ chừng 18.6%.
Ngoài tám dự án trong danh sách đen, trong 52 dự án ODA tại Việt Nam được WB tài trợ có tới 15.3% thuộc loại rủi ro cao.
Hồi trung tuần tháng trước, ở hội nghị “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam,” WB từng công bố, Việt Nam xếp thứ hai về các khiếu nại tham nhũng. Trong 20 quốc gia có nhiều khiếu nại về tham nhũng nhất, Việt Nam chỉ thua Ấn Ðộ. Theo WB, đa số khiếu nại về tham nhũng tại Việt Nam mà họ nhận được liên quan đến các dự án giao thông và cấp nước, kế đó là các dự án nông nghiệp và năng lượng.
Lúc đó, ông Anders Hjorth Agerskov, đại diện của WB, cho biết thêm, khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ dự án bị khiếu nại về gian lận, tham nhũng cao thứ hai trên toàn cầu (dẫn đầu là Châu Phi) và Việt Nam được coi là “điểm nóng” tại khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương. Ðáng lưu ý là ông Agerskov nhấn mạnh, có thể những con số mà WB công bố vẫn chưa phản ánh toàn bộ thực tế.
Các chuyên gia cho rằng, điểm yếu nhất khiến tham nhũng tại Việt Nam trở thành nghiêm trọng và nan giải là lề lối quản lý những dự án sử dụng vốn ODA.
Trong ba thập niên vừa qua, Việt Nam nhận được các cam kết tài trợ trị giá khoảng 80 tỷ Mỹ kim. Phần lớn nguồn tiền khổng lồ này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế như: phi trường, cảng biển, đường sá… Trên thực tế, những biểu hiện gian lận, tham nhũng tại các dự án đó đang khiến giới tài trợ lo ngại.
Tại hội nghị vừa kể, ông Trần Ðức Lượng, phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, thú nhận, việc phát hiện, xử lý hối lộ-tham nhũng chưa tương xứng vì các dự án sử dụng vốn ODA thường có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật và được thực hiện trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều bên.
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến các dự án sử dụng vốn ODA thường phát sinh gian lận, hối lộ-tham nhũng là việc xem các khoản vay ODA như viện trợ không hoàn lại hoặc “đời mình chưa phải lo trả,” nên không chú trọng tới yêu cầu phải sử dụng khoản vốn đó sao cho có hiệu quả.
Viên phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam còn đề cập tới một nguyên nhân nữa là những nhân vật đứng đầu các bộ, ngành, địa phương lo ngại việc công bố, xử lý các sai phạm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ ngoại giao và chính sách hợp tác phát triển với giới tài trợ, thành ra chuyện chống gian lận, hối lộ-tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn ODA không đến đâu. (G.Ð)
Tham nhũng là do Mỹ và phương Tây?
9 tháng 12 2014
VN vẫn thấp trong bảng xếp hạng tham nhũng
3 tháng 12 2014
WB liệt 8 dự án ở VN vào ‘danh sách đen’
– Nhật tạm ngưng hỗ trợ ODA cho Việt Nam
Nhật Bản tạm ngưng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam vì cáo buộc hối lộ liên quan tới một dự án đường sắt, truyền thông Nhật đưa tin.
Các bài liên quan
Việt Nam thay tổng giám đốc đường sắt
Khởi tố vụ ‘nhận hối lộ của Nhật Bản’
VN đình chỉ thêm cán bộ để điều tra
Thông tin trên trang web của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam cho biết cuộc họp này đã diễn ra hôm 2/6, với sự chủ trì của Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông và ông Kimihiro Ishikane, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế của Nhật Bản.
Điều tra
“Để có thể tiếp tục triển khai những dự án ODA và nhận được sự thấu hiểu cũng như sự ủng hộ của người dân cả 2 nước thì cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc vụ việc này”.”
Ông Kimihiro Ishikane, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế của Nhật Bản
Vụ việc nổi lên hồi cuối tháng Ba, sau khi báo Nhật Yomiuri Shimbun đưa tin Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) khai với cơ quan công tố Tokyo việc hối lộ một quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ yen.
Bộ trưởng Thăng: Trong 3 nước bị tố hối lộ, chỉ Việt Nam xử lý cán bộ
Dân Trí
(Dân trí) – Phủ nhận thông tin Nhật Bản lần thứ 2 dừng cấp vốn vay ODA cho Việt Nam vì nghi án nhận hối lộ xảy ra với ngành đường sắt, nhưng Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng thông tin mới nhất về việc xử lý cán bộ có khả năng “dính chàm” trong vụ …
Chưa thấy ai nói Nhật cắt ODA
Bộ trưởng Thăng: ‘Chưa ai nói dừng ODA’
Bộ trưởng Thăng:Bàn tham nhũng ở đâu, làm sao lãnh đạo biết?
– –
–Nhật ‘tạm ngưng giải ngân ODA’ cho Việt Nam vì vụ hối lộ
(voa [03.06.2014]) Nhật Bản sẽ ngừng cấp các khoản vay mới cũng như tạm ngưng giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.
Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.
Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Sau đó, 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam đã bị điều tra, trong đó có nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Quốc Đông.
Trong một thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ qua email, đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội có nói tới cuộc họp nhằm ‘tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải có sử dụng ODA’ của Nhật Bản.
Thông cáo cho biết Nhật sẽ ‘ngưng giải ngân đối với các hợp đồng bị phát hiện có tiêu cực’ liên quan tới JTC.
Ngoài ra, theo thông cáo, đối với ‘các hợp đồng khác của JTC và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục tiến hành điều tra’.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện kinh tế gia Lê Đăng Doanh về quyết định của phía Tokyo. Trước hết, ông nhận định:
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Đây là một quyết định cương quyết định rất là cương quyết, và mạnh mẽ để gây sức ép đối với việt Nam xử lý vấn đề tham nhũng trong việc giải ngân ODA. Tôi thấy đây là một quyết định rất quan trọng và có tác động ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.
VOA: Việc phía Nhật Bản ngưng giải ngân vốn ODA sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Sẽ là một sức ép rất là lớn bởi vì Nhật Bản là nước cấp vốn ODA song phương lớn nhất đối với Việt Nam và nếu như nguồn vốn đó tạm ngưng thì sẽ có tác động rất rõ rệt đến cái việc giải ngân và đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở Việt Nam bởi vì vốn ODA Nhật Bản tập trung vào việc tài trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng, thí dụ như là cầu, cầu đường sắt và các công trình tương tự như vậy.
VOA: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, bị tác động từ tình hình căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì liệu quyết định của Nhật Bản có gây tác động thêm nữa, xấu hơn nữa lên nền kinh tế Việt Nam không, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Như tôi đã nói, tôi thấy đây là một quyết định sẽ gây tác động khá là mạnh mẽ đối với Việt Nam cả về mặt vật chất lẫn về mặt tâm lý, bởi vì Việt Nam hiện nay đang chịu tác động rất nhiều bởi quan hệ với Trung Quốc và tình hình đang còn diễn biến phức tạp. Phía Trung Quốc đang tỏ rõ là họ sẵn sàng tiếp tục leo thang và có những bước nguy hiểm nữa để tiếp tục hành vi độc chiếm biển Đông và xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam vì vậy cho nên Nhật Bản là một nước đã có bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam nhưng nay vì một lý do khác, tức là chống tham nhũng lại phải tạm ngưng việc giải ngân vốn ODA, theo tôi, điều này sẽ tác động, khá mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
VOA: Ngoài tác động về mặt kinh tế, thì rõ ràng nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau trong khi đương đầu với Trung Quốc. Ông nhận định ra sao?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tuyên bố rất là mạnh mẽ ở Diễn đàn Shangri-La, và điều đó đã được người dân Việt Nam hết sức là hoan nghênh, nhưng việc ngừng giải ngân này lại là một bước khác, được tác động bởi các lý do khác, mà người dân Việt Nam thì có thể cảm thông đối với lại cái quyết định đó của Nhật Bản nhưng nó sẽ là một tác động khá mạnh mẽ và nặng nề đối với kinh tế Việt Nam.
Tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có phản ứng tích cực để tiến hành việc chống tham nhũng để lại sớm có thể giải ngân được các vốn ODA của Nhật Bản bởi vì vốn ODA Nhật Bản liên quan rất nhiều tới kết cấu hạ tầng và đến những dự án quan trọng khác đối với nền kinh tế Việt Nam.
–Nhật Bản quay lưng, rút dần đầu tư khỏi Trung Quốc
Một Thế Giới – 06:31 03-06-2014
Trong lúc căng thẳng biển Đông leo thang do Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam, báo chí Trung Quốc vừa phải thừa nhận một đòn đau từ Nhật. Chính tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc phải lên tiếng thừa nhận: “Đầu tư từ Nhật vào Trung Quốc giảm ồ ạt”.
>> Mỹ đã chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc từ 20 năm qua
>> Thủ tướng Nhật Abe sang châu Âu kêu gọi G7 lên án Trung Quốc
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cuối tháng 5 cho thấy đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thống kê cho thấy, năm ngoái các công ty Nhật Bản đầu tư 9 tỉ USD vào Trung Quốc, giảm 33% so với năm trước nữa.
Ding Yibing, giáo sư trường kinh tế của Đại học Cát Lâm, cho biết đầu tư của Nhật vào Trung Quốc suy giảm là một xu hướng trong suốt 3 năm qua. Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC), cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung – Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
Chi phí nhân công Trung Quốc ngày càng đắt đỏ
“Nhật Bản chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại”, ông Li chua chát nói.
Các nhà đầu tư Nhật Bản đã từng bị thu hút bởi quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng một sự thay đổi lớn chuyển hướng xuống Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đã hình thành, ông Minoru Arahata, Giám đốc chi nhánh Đại Liên của JETRO cho biết.
Số liệu thống kê của tổ chức cho biết, các công ty Nhật Bản đầu tư 22,8 tỉ USD vào Việt Nam và các nước ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines trong năm ngoái, cao gần gấp 3 lần với đầu tư vào Trung Quốc dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Nhật hợp tác ngày càng chặt chẽ với ASEAN
Ông Arahata nói với Tân Hoa Xã rằng chi phí đất đai và lao động ngày càng tăng của Trung Quốc đã dẫn đến sự quay lưng của các công ty Nhật Bản. Do đó, dòng đầu tư của Nhật chuyển hướng xuống phía Nam với các nước Đông Nam Á, nơi chi phí lao động tiết kiệm hơn nhiều.
Masahito Tasuda, giám đốc điều hành JETRO, cho biết đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản đã thay đổi cấu trúc không chỉ vì chi phí lao động ở Trung Quốc mà còn do những bất đồng giữa 2 nước trong vấn đề biển đảo.
Rõ ràng, người Nhật không thể ưa thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển như hiện giờ. Đầu tư cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ rồi gây hấn với Nhật không phải là điều người Nhật mong muốn. Thà Nhật đầu tư xuống phía Nam để giúp các đồng minh trong khu vực mạnh mẽ và đảm bảo an ninh trong khu vực còn tốt hơn.
>> Ngư dân VN vạch trần bịa đặt của TQ trên CNN
>> Cần kết thúc sự mập mờ của Trung Quốc về “đường 9 đoạn”
>> Thủ tướng Nhật Abe sang châu Âu kêu gọi G7 lên án Trung Quốc
>> Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?
>> “Không thể bỏ trứng vào chung một giỏ”
>> Mỹ đã chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc từ 20 năm qua
>> Trung Quốc đề nghị ‘đi đêm’, Mỹ cắt ngắn cuộc họp
Yêu cầu Trung Quốc “trả lời” gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam
– 17:00 03-06-2014
–
–Petrotimes đăng bài này theo báo Xinhua của TC–Đường dây nóng nghề cá Việt – Trung bắt đầu hoạt động– Không hiểu tin của VN ở chỗ nào (Cục Kiểm ngư Việt Nam)?
-(Petrotimes) – Mới đây, Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam đã khai thông kỹ thuật đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất hoạt động nghề cá trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
-Đường dây nóng sẽ giúp các vụ việc phát sinh đột xuất trong hoạt động nghề cá trên biển
Trước đó, hồi tháng 6/2013, Bộ NN&PTNT và Bộ Nông nghiệp (Trung Quốc) ký thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất trong nghề cá trên biển, có hiệu lực trong 3 năm từ ngày ký. Đến tháng 8/2013, hai phía tiến đến ký kết quy định về sử dụng đường dây nóng đó đồng thời giao 2 cơ quan làm đầu mối mỗi nước: Cục Kiểm ngư Việt Nam và Cục Ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc thực hiện.
Minh Châu (theo Xinhua)–
Filed under: CHÍNH TRỊ, TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG | Tagged: HS-TS, Quan hệ VN-TQ |
Các nước khác càng viện trợ nhiều cho chính phủ cộng sản Việt nam thì người dân càng gánh nợ nhiều bấy nhiêu. Mầm mống (phát -xít -sản Việt nam) càng phát triển, dân tộc Việt nam càng bị nhiều nguy cơ diệt vong. Mong sao các nước phải giúp cho dân tộc Việt nam có được nền dân chủ với đúng nghĩa của nó thì dân ta mới mong tồn tại, phát triển để sánh vai được với thế giới van minh hiện nay.