Bùi Hải | 06/05/2015 08:53
Không ai bắt những cán bộ của đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam phải có những hành động anh hùng trong những ngày cả Nepal đổ nát và đau đớn vì động đất.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Phía bạn Nepal khuyên trở về (ĐV 4-5-15) – “khuyên trở về” hay “đuổi về”?
– Bài học từ bức ảnh ‘tự sướng’ trước thảm hoạ của thành viên hội Chữ Thập Đỏ (NĐT 4-5-15)

–Cán bộ hội chữ thập đỏ rút đơn yêu cầu luật sư bảo vệ ‘hình ảnh’ tại Nepal
Thứ Hai, ngày 4/5/2015–
(PLO) – Chị N.LH (ở TP Vinh) đã rút đơn đề nghị Văn phòng luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đời tư bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nepal.

–Bị tung ảnh ‘tự sướng’, cán bộ Hội Chữ thập đỏ mời luật sư11:18am, 04/05/2015
Sau khi bức ảnh tươi cười trước căn nhà đổ được cho là ở Nepal bị tung lên mạng khiến dư luận ‘dậy sóng’, vị cán bộ Hội Chữ Thập Đỏ đã mời luật sư bảo vệ
Những ngày qua, dư luận bức xúc tranh cãi về việc Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất.
Khi dư luận còn chưa kịp cảm thông vì Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học tập kinh nghiệm phòng ngừa, ứng phó thảm họa động đất thì lại bỏ về khi có động đất thật thì vừa qua, một bức ảnh với nhân vật nữ là thành viên Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười bên căn nhà đổ nát được cho là ở Nepal đã khiến dư luận một lần nữa dậy sóng.

Đơn ủy quyền của bà N.L.H. gửi luật sư.
Theo đó, bà H. ghi rõ: ‘bằng đơn yêu cầu này, tôi ủy quyền cho luật sư thay mặt, gặp làm việc để giải quyết những vấn đề liên quan. Kính đề nghị các quý cơ quan giúp đỡ, phối hợp để luật sư hoàn thành nhiệm vụ.”
Tươi cười là do… nét mặt không phù hợp lọt vào camera?
Liên quan đến bức ảnh trên, trả lời một số tờ báo, ông Nguyễn Xuân Duy – Điều phối viên của Hội Chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam (thành viên Đoàn công tác) đã xác nhận người phụ nữ trong bức ảnh trên là chị Nguyễn L. H. – một thành viên trong đoàn.
Ông Duy cho biết: Sau khi rời khỏi khách sạn vì trận động đất, đoàn chúng tôi chia thành hai nhóm đi vòng quanh khu vực này để chụp ảnh tư liệu. Anh K., chị H. và những người khác đi một hướng, tôi và những người còn lại đi một hướng. Sau khi tập trung lại, tôi tổng hợp hết những ảnh tư liệu mà mọi người chụp được vào một folder riêng.
Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao.
Tuy nhiên, tôi khẳng định, chúng tôi không chụp ảnh “tự sướng” trên nỗi đau của người khác như một số ý kiến chỉ trích của cư dân mạng những ngày qua. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại tất cả ảnh tư liệu trong trận động đất này. Khi về đến sân bay, toàn bộ hình ảnh trong thư mục chúng tôi cung cấp cho một số anh chị em phóng viên, báo đài, nhưng không hiểu sao bức ảnh này lại bị lọt ra ngoài và được đăng trên một diễn đàn vào lúc 8h45 tối 1/5″.
Ông Duy chia sẻ: “Vừa thoát nạn trở về, lại tiếp tục bị lên án, chỉ trích, chúng tôi cũng căng thẳng vì những lời bình luận không thân thiện. Mọi người bình luận và suy diễn khá nhiều, phán xét theo cảm tính chủ quan mà không hiểu rằng, ngồi nhìn trên máy tính rất khác so với hiện thực”.
Ông cũng cho rằng, việc chị H. có hành vi không phù hợp khi mỉm cười chụp ảnh, ông cũng không ủng hộ nhưng mong mọi người bỏ qua vì chị H. thực sự là người có bản chất tốt và không hề có suy nghĩ cười trên nỗi đau của người dân Nepal. Có thể lúc đó chỉ là khoảnh khắc sơ suất.
“Thật sự lúc ấy mọi người rất sợ hãi, cố gắng động viên nhau, thỉnh thoảng trêu chọc nhau một chút cho bớt căng thẳng. Trong lúc chụp hình, có thể có một vài giây nét mặt không phù hợp lọt vào camera. Chị H. không phải là người có thể vui trước nỗi đau và mất mát của người khác thế đâu”, ông Duy giải thích.
Ông Duy nói thêm: “Thật sự chúng tôi không biết trận động đất lớn và thiệt hại như vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi mới ra ngoài xa xa một chút để xem tình hình như thế nào. Nhóm của K. và H. đi thì thấy một số nhà sập nhưng không thấy người cứu hộ nên họ đã chụp ảnh tư liệu lại, còn nhóm tôi đi vào Dubar square, thấy cảnh sát và đội ứng phó chuyên nghiệp đặt hàng rào bao quanh các chỗ nhà sập để đào bới, có rất đông người Nepal đứng ngoài xem, nhưng không ai được vào khu này”.
Đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và Hội chữ thập đỏ Nauy, toàn bộ ngân sách do Hội chữ thập đỏ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.
Trước đó, trên sóng truyền hình, ông Duy cho hay, Đoàn công tác sang Nepal là đoàn nhà nước, đi theo chương trình hỗ trợ trao đổi công tác của Hội chữ thập đỏ Nauy và Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô và không được trang bị những kỹ năng cũng như kiến thức về ngôn ngữ bản địa. Do không hiểu ngôn ngữ và tình hình địa bàn nên Hội Chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại.
–Ảnh ‘cười ở Nepal’ của cán bộ Hội Chữ thập đỏ bị mạng nước ngoài giễu nhại (VTC 3-5-15)
(VTC News) – Tấm ảnh ‘cười ở Nepal’ của thành viên đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bị một trang mạng nước ngoài lấy lại để giễu nhại.
Tấm ảnh bà N.L.H, thành viên đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal học hỏi kinh nghiệm ứng cứu động đất, đang đứng chỉ tay vào một căn nhà đổ và vẻ mặt được cho là đang tươi cười gây xôn xao mấy ngày qua. Dư luận cho rằng trong bối cảnh đổ nát và đau thương của trận động đất, thì đó là một nụ cười không hề phù hợp.
Sáng nay, 3/5, bức ảnh này đã được trang 9gag – website chuyên đăng tải nhưng hình ảnh, video hài hước, giễu nhại đăng lại. Không chỉ vậy, trang 9gag còn kèm thêm một tấm ảnh khác của các du khách nước ngoài đang nhiệt tình cứu hộ ở Nepal.
Hai tấm ảnh, dưới tên chung là Nepal Earthquake (Động đất Nepal) đã lần lượt được chú thích: “Other tourists” (Những du khách khác) và “A member of Redcross Vietnam” (Một thành viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Trong đó, từ Redcross được thể hiện bằng màu đỏ.
Và chú thích cho hai hình ảnh đối nghịch đó, 9gag viết: “Then she took the first flight back to Vietnam without helping anymore” (Sau đó bà ta bắt chuyến bay đầu tiên trở về Việt Nam mà không giúp đỡ gì thêm).
![]() |
Hình ảnh bà Nguyễn L.H “tự sướng ở Nepal” bị mang ra giễu nhại (ảnh đã được VTC News làm mờ mặt) |
Ông Nguyễn Xuân Duy, điều phối viên chương trình chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam xác nhận với VTC News, người phụ nữ mỉm cười chỉ tay lên ngôi nhà đổ nát do động đất tại Nepal được lan truyền trên mạng vừa qua là bà N.L.H, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ một tỉnh miền Trung.
Ông Duy cho biết, thời điểm trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal, đoàn chữ thập đỏ Việt Nam đang ở khách sạn Utse, nơi cách tâm trận trận động đất khoảng 70km.
Khu phố xung quanh khách sạn không có ngôi nhà nào bị sụp đổ. Thời điểm đó, đoàn cũng không biết trận động đất mạnh bao nhiêu độ, tâm chấn ở đâu và hậu quả thế nào.
Sáng hôm sau, đoàn chữ thập đỏ Việt Nam gồm 10 người đã chia làm 2 nhóm đi khảo sát một số khu vực lân cận, chụp ảnh làm tư liệu. Tại một ngôi nhà sụp đổ do động đất, ông Kiên, một thành viên của đoàn đã bảo bà H. tới đứng trước và chỉ tay lên ngôi nhà.
“Lần thứ nhất chụp ảnh bị mờ, lại có người đi qua phí sau nên anh Kiên bảo chụp lại kiểu thứ hai. Khi chuẩn bị chụp thì anh Kiên có nói đùa gì đó khiến chị H. mỉm cười. Có thể anh Kiên muốn chị H. bớt căng thẳng. Sau đó thì anh Kiên chụp luôn. Lúc tập hợp ảnh lại, tôi đã xóa bỏ hình ảnh bị mờ ban đầu và giữ lại ảnh chụp thứ 2 này” ông Duy cho hay.
Theo ông Duy, vì các lý do khách quan, tối 26/4, cả đoàn phải ra sân bay để về Việt Nam. Khi đoàn về tới sân bay trong nước, một phóng viên tới phỏng vấn và xin ảnh để làm tư liệu.
“Vì muốn phóng viên có ảnh làm tư liệu để thông tin ngay nên tôi đã vội vàng copy một số ảnh ghi lại cảnh đổ nát. Trong số ảnh này, có bức ảnh chị H. Nhưng tôi ngay từ đầu, tôi đã không để ý là khuôn mặt chị H. như thế nào. Vì chị chỉ đứng ở một góc nhỏ, hình ảnh chủ yếu là ngôi nhà đổ nát.
Mấy ngày sau thì tôi thấy hình ảnh này được đăng tải trên một diễn đàn, tôi thực sự bàng hoàng. Tôi khẳng định chị H. không chụp ảnh “tự sướng”, không cười trên nỗi đau của người khác như cộng đồng mạng bình luận thời gian qua.
Bản thân chị H. cùng đoàn chúng tôi cũng không bao giờ tự đăng bức ảnh này lên mạng. Khi ở nepal, chị H. nhận được tin là mẹ chị bị đột quỵ vì bệnh tim mà chị không thể về nước. Chính vì vậy, anh em trong đoàn đã bảo nhau không đưa bất cứ hình ảnh nào có mặt chị H. vì điều đó có thể khiến mẹ chị thêm lo lắng. Hiện tại mẹ chị H. vẫn đang nằm trong bệnh viện,” ông Duy cho hay.
Những ngày qua, thông tin đoàn công tác của Hội chữ thập đỏ Việt Nam trở về nước an toàn sau thảm họa động đất ở Nepal đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.
Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ sang Nepal từ ngày 19/4 và sự trùng hợp đã xảy ra, một trận động đất kinh hoàng đã biến đất nước Nepal thành đống đổ nát. Đoàn công tác đã bị kẹt lại ở Nepal, đến trưa 28/4, 10 người trong đoàn mới về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) an toàn.
–Then she took the first flight back to Vietnam without helping anyone!
Rank của trang này ở Alexa là: 225. Khá cao để phổ biến toàn thế giới.
@iiouipou0343: her name is Hong Luong Nguyen (Nguyễn Lương Hồng in vietnamese). FYI, there is total 10 members of REDCROSS Vietnam rushed back to Vietnam only 3 days after the quake, without helping anyone.
Giỡn chút nha:

Một hãng mỹ phẩm nổi tiếng đang mời chị Hồng làm đại sứ cho sản phẩm của họ

https://www.youtube.com/watch?v=7Kkb4nBiA_I
Thủ đô Hà Nội bất ngờ bị ..”dời” sang Trung Quốc

http://infonet.vn/vtv-doi-thu-do-ha-noi-sang-trung-quoc-dot-dia-ly-hay-cau-tha-post163544.infoInfonet xóa bài rùi
–‘Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về’–
Tại sao không ở lại xắn tay cùng người dân Nepal, giúp đỡ họ và qua đó học thêm kinh nghiệm? Nếu ở lại việc ăn ở có thể gây gánh nặng cho họ thì có thể liên hệ với bên nhà, và bản thân người làm công tác thiện nguyện thì phải biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong sinh hoạt ở vùng thảm họa chứ.. Và nếu không giúp đỡ được người dân Nepal, việc quan sát cách vận hành guồng máy cứu trợ, giúp đỡ người dân của các lực lượng tại Nepal cũng là những bài học trực quan sinh động rất quý giá hơn bất kỳ sự học hỏi nào. Thế vì sao lại không làm? Vì sao lại trở thành những người Việt đầu tiên rời thảm họa khi còn bao nhiêu đồng hương của mình kẹt lại?

Mệt mỏi sau chặng bay dài, anh Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam đang kể chuyện thoát chết trong gang tấc. Ảnh: Vnexpress
—
Filed under: VĂN HÓA XÃ HỘI | Tagged: Văn hóa XHCN |
Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)