Sáu năm bốn tháng – Em còn sống, hay em đã đi?


-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hôm Nay Sinh Nhật Lê Trí Tuệ

Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động…

Cách đây chưa lâu, qua một bài viết ngắn (Chuyện Cũ Chép Lại) tôi nhận được lời nhắn của một vị độc giả – như sau:

“Bình an says:
Bác Tưởng Năng Tiến ơi,
Bác đã đọc bài “Xóm bốc vác nữ ven đô” (http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Xom-boc-vac-nu-ven-do/78140) chưa? Nếu chưa, bác đọc đi, có lẽ vừa đọc vừa khóc đó.
Theo lời khuyên chí tình này, tôi tìm đọc xong viết (thượng dẫn) của nhà báo Kỳ Quan – trên Báo Lao Động , số ra ngày 10 tháng 3 năm 2012. Xin ghi lại đây một vài đoạn chính:
Xóm ven đô ấy có hàng chục nhà máy xay xát, mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa, gạo chuyển từ xe tải xuống nhà máy và ngược lại. ‘Máy’ chuyển lúa gạo lên xuống xe là… những đôi vai nhỏ của phụ nữ. Các dì, các chị làm nghề bốc vác từ lúc tóc hãy còn xanh, nay nhiều người đầu đã bạc. Họ bốc vác bất kể ngày đêm, mặc cho các chứng bệnh do tuổi tác và do nghề nghiệp hành hạ. Họ chỉ lo sợ một ngày nào đó người ta sắm máy bốc xếp, băng chuyền lúa gạo, khi ấy họ không biết sống bằng nghề gì!”
“Theo hướng chỉ tay, tôi tìm tới ngôi nhà tường còn nguyên màu ximăng, không sơn phết gì. Thật may cho tôi, vợ chồng ông Tám Cẩm đang có nhà. Càng may hơn khi ông Cẩm (54 tuổi) rất nhiệt tình và hiếu khách. Khi biết tôi là nhà báo muốn viết về chuyện lao động nặng nhọc của phụ nữ, ông nói ngay: ‘Ôi tưởng chuyện gì, chứ cái đó thì ở đây hằng hà, tha hồ chú viết’, rồi ông sai vợ pha trà mời tôi vừa uống vừa nói chuyện. ‘Nội gia đình tui là chú viết được khối chuyện. Đó, bả cũng đi bốc vác, con gái, con dâu tui cũng bốc vác…’ Nhìn bà Hoa (vợ ông Cẩm) ở độ tuổi ngoài 50 mà vẫn rắn rỏi, nhanh nhẹn, tôi khen: “Chắc nhờ bốc vác nên chị Tám lớn tuổi mà vẫn khỏe mạnh”. Bà Hoa trả lời: ‘Khỏe gì chú ơi, bệnh muốn chết nè, nhưng hổng làm lấy gì sống. Hổm rày hai đầu gối bị nhức, vác lúa hổng nổi, tui phải chuyển qua làm sấy lúa’. Ông Cẩm cho biết, dân ở đây không có đất sản xuất, trong khi có nhiều nhà máy xay xát, nên khi lớn lên không biết làm gì ngoài nghề bốc vác. Tính ra vợ chồng ông đã có thâm niên 37 năm bốc vác.”
“Tôi hỏi ông Tám Cẩm: ‘Có khi nào anh và các chị nghĩ tới chuyện thành lập nghiệp đoàn để có chỗ dựa, để được bảo vệ, thậm chí để sau này có chế độ hưu?’ Ông Cẩm tròn xoe đôi mắt: ‘Ủa, có chuyện đó thiệt sao?’ Đó là điều lần đầu tiên sau gần 40 năm đi bốc vác ông Cẩm mới nghe nói tới. Ông không dám tin, không dám nghĩ tới điều gì lớn lao, mà chỉ gửi gấm tới nhà báo điều đơn giản: ‘Tội cho mấy bả lắm, nếu giúp được cho mấy bả trị cho dứt bệnh rồi đi bốc vác trở lại, chắc mấy bả mừng lắm!
Kỳ Quan
Cái ông nhà báo Kỳ Quan này thiệt là kỳ cục. Sao lại làm cho những bà, những cô bốc vác (ở xóm ven đô) bị một phen… mừng hụt như vậy – cha nội?  Ở Việt Nam thì “chuyện thành lập nghiệp đoàn để có chỗ dựa, để được bảo vệ…” đều là chuyện còn rất xa vời. Nói chơi cho đã miệng thì được chớ tính làm thiệt là lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi lớn!
Trước đó, trên báo Người Lao Động, đọc được vào hôm 9 tháng 6 năm 2011, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã có “chỉ thị” rất rõ:
Nếu muốn làm điều này thì trước tiên phải hủy bỏ điều 10 Hiến pháp quy định tổ chức CĐ là đại diện hợp pháp duy nhất của giai cấp công nhân và CNVC-LĐ Việt Nam. Mà điều này cũng tương tự như việc làm của các thế lực thù địch trước đây đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một nhận thức hết sức nguy hiểm.”


Biếm họa của Babui
Phải chi ông Mai Đức Chính nói (mẹ) như vậy sớm hơn vài năm thì đã … cứu được một con người rồi. Kẻ bị oan mạng, hay biệt tích, có tên là Lê Trí Tuệ. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2006, nhân vật này đã gửi đến tất cả những cơ quan, cũng như mọi giới chức có thẩm quyển ở Việt Nam một lá đơn tường trình và tố cáo dài 1438 chữ. Phần đầu – và cũng là phần chính, gồm 444 chữ  – xin được trích dẫn nguyên văn:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
Đơn Tường Trình và Tố Cáo
V/v Công An TP. Hồ Chí Minh, liên tục đàn áp, thẩm vấn, tạm giữ người tại cơ quan công an quận 4, TP. Hồ Chí Minh chỉ vì tôi thực thi những nhân quyền cơ bản của mình.
Tôi tên là: Lê Trí Tuệ
Sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng.
Đăng ký Hộ khẩu thường trú: 942 Tôn Đức Thắng – Sở Dầu – Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.
Điện thoại: 0982.152.619, 0912.530.615
Chức vụ:
 Hội Viên Hội cựu chiến binh Việt Nam
 Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ Phần Trí Tuệ.
 Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Kính thưa các quý vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước,
 Căn cứ vào Tuyên Ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp quốc năm 1948
 Căn cứ vào Tuyên Ngôn Nguyên tắc Tổng Liên Đoàn Lao Công Thế Giới [Tuyên ngôn này đã được chấp thuận chung, trong Đại hội kỳ thứ 16 của Tổng liên đoàn lao động Thế Giới ILO (International Labor Organizations), họp tại Luxembourg, từ ngày 1 đến 04 tháng 10 năm 1968].
 Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Điều 53 và điều 69.
Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ:
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.”
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào những viện dẫn trên đây, làm cơ sở pháp lý dẫn tới sự ra đời và cơ sở Thành Lập công Đoàn Độc Lập Việt Nam, tuyên bố thành lập vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội.
Hiện nay chúng tôi đang làm thủ tục đăng ký, để từng bước hợp Hiến và hợp pháp theo quy định. Nhưng đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải bị triệu tập lên cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh để làm việc,bị cản trở quyền tự do đi lại của công dân, cản trở hoạt động khiếu nại tố cáo, ngăn cấm hoạt động xã hội, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam.

nh Lê Trí Tuệ (April 2007) khi vừa sang đến Campuchia. Nguồn: BBC
Hai ngày sau, sau khi đơn tường trình được gửi đi, Lê Trí Tuệ đã bị công an VN bắt giữ (từ 22/10/2006 đến 26/10/2006) để tra hỏi về việc ông đã tham gia Ban Vận Động Thành Lập Công Đoàn Tự Do ở Việt Nam.
Đến ngày 07/12/2006, trong khi Lê Trí Tuệ còn đang bị lưu giữ tại trụ sở công an Quận IV (Sài Gòn) nhân viên an ninh đã lục lọi đồ đạc, và kiểm tra máy vi tính của ông tại nhà trọ.
Sau đó – vào ngày 14/03/2007 – ông Lê Trí Tuệ đã bị một số công an mặc thường phục đánh đập dã man, ngoài đường phố.
Cuối cùng, trong hai ngày ngày 29 và 30 tháng 03 năm 2007, ông Lê Trí Tuệ lại bị bắt giữ và ép buộc tuyên bố công khai giải tán Công Đoàn Độc Lập, và làm một bản cam kết sẽ từ bỏ tất cả những hoạt động bị nhà đương cuộc Việt Nam cáo buộc là phản động …
Cuối cùng – sau nhiều lần bị giam giữ, tra vấn, hành hung và khủng bố như – Lê Trí Tuệ đã trốn khỏi Việt Nam – theo như tin loan của BBC, nghe được hôm 13 tháng 4 năm 2007: “Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam vừa lánh nạn sang Campuchia … ông cho biết ông bị nhà chức trách tại TP HCM chuẩn bị đưa ra xét sử.”
Cũng như hàng nhiều triệu người dân khác – trong thập niên 1980 – Lê Trí Tuệ đã trốn chạy ra khỏi Việt Nam, sau khi đã bị dồn đến bước đường cùng! Vào thời điểm đó, những kẻ đi lánh nạn đều bị nhà nước CHXHCNVN tới tấp ném theo nhiều điều vu cáo (rất) hàm hồ cùng những lời rủa xả (vô cùng) tàn tệ. Trường hợp của Lê Trí Tuệ, tất nhiên, cũng không thể  khác.
Báo Công An Nhân Dân – số ra ngày 16 tháng 5 năm 2007 – mô tả Lê Trí Tuệ là “kẻ đang bị  truy nã “ vì  “có hành vi lừa đảo,” và “làm tay sai cho một số đối tượng chống đối Nhà nước.”  Cùng lúc, gần như tất cả những cơ quan truyền thông khác ở Việt Nam cũng đều có những bài viết với nội dung tương tự.
Báo An Ninh Thế Giới Ngày 16/05/07
Câu chuyện của Lê Trí Tuệ, nếu chấm dứt ở đây, cũng đã đủ não lòng. Sự việc, tiếc thay, đã tiếp tục diễn ra một cách tồi tệ hơn như thế. Chỉ vài tháng sau, ông đột nhiên biến mất. Bản tin của VOA, phát đi ngày ngày 17 tháng 5 năm 2007, có đoạn: ”Một giới chức của Cơ Quan Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam đang được Liên Hiếp quốc bảo trợ ở Campuchia, ông Lê Trí Tuệ, đã bị mất tích…Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã đề nghị chính phủ Campuchia tìm kiếm ông Tuệ và họ vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, Thượng tướng Khieu Sopheak nói rằng ông có biết về vụ việc nhưng ông không thể cung cấp thêm thông tin về vụ mất tích hay liệu bộ nội vụ có tiến hành điều tra hay không. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Trịnh Bá Cầm cũng nói rằng ông không có thông tin gì về ông Lê Trí Tuệ.”
Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng : ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.”
Lê Trí Tuệ sinh ngày 26 tháng 7 năm 1979. Ông biến mất vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. Gần năm năm qua, nhiều đêm, tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: giữa chuyện bị sát hại và bị giấu kín (trong hệ thống trại giam của chế độ hiện hành) không hiểu điều nào “đáng mong” hơn cho người thanh niên Việt Nam trí tuệ, dũng cảm và chả may này?
26/07/2012


-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến : Sáu năm bốn tháng – Em còn sống, hay em đã đi?

“Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động…” – Đoàn Huy Chương aka Nguyễn Tấn Hoành

Khi buộc phải rời xa Cựu Kim Sơn, nhiều người đã nghêu ngao (nghe) buồn thảm thiết: I left my heart in San FranciscoTôi, may mắn, không dở hơi đến thế.

Tôi có thể bỏ lại (vĩnh viễn) quả tim mình ở Quảng Bình, Vĩnh Bình, Ninh Bình, Hòa Bình hay Thái Bình… gì đó – những nơi tôi chưa được đặt chân đến bao giờ – nhưng Cựu Kim Sơn thì không, nhất định là không. Bụt chùa nhà không thiêng. Tôi ở ngay cạnh San Francisco nên tôi ớn nó muốn chết.
Những năm gần đây, tôi lại càng thêm ớn (chè đậu) cái thành phố mắc dịch này. Từ khi nhà nước Việt Nam mở cửa, cho người dân được phép đi ra đi vô thoải mái – hàng tháng, có khi mỗi tuần – tôi đều phải đưa vài vị đồng hương “đi San Francisco chơi cho biết”.
Chơi cái con mẹ gì ở đó, hả Trời?
Thế nào cũng phải ghé Chinatown. Một nơi ồn ào, đông đúc, và chật chội nhất trên hành tinh này. Vì thiếu đất nên S.F phải phát triển theo chiều cao. Cái lối kiến trúc dọc này, cùng với cái tính hay bày biện lộn xộn và hay chưng hoa kết đèn (đỏ loè đỏ loẹt) của người Trung Hoa khiến cho đôi mắt của du khách phải điều tiết thường trực tới chóng mặt luôn.
Đã thế, trong phạm vi chỉ có hai mươi bốn lốc đường mà phố Tầu chứa lúc nhúc đến bốn chục ngàn người – mật độ cao nhất thế giới – lúc nào cũng lớn tiếng xí xa xí xồ (cứ y như là họ đang cãi nhau, và sắp sửa ẩu đả đến nơi) khiến cho ai lạc vào cái đám đông này cũng phải cảm thấy rất nhức đầu.
Sau đó, tất nhiên, là đến mục “tham quan” Golden Gate. Bất kể điều kiện thời tiết ra sao, tôi vẫn được nhắc nhở một cách rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng cương quyết:
– Chụp cho vợ chồng em mấy tấm ảnh nhá.
– Sương mù dầy đặc thế này có thấy gì đâu mà…
– Hình nhoà cũng được bác ạ, chứ chả nhẽ đã đến được tận đây mà lại không có cái hình mình đứng (xớ rớ) trên cầu Golden Gate thì nói ai tin.
Khổ thật chứ chả bỡn đâu, Giời ạ! Nghe tôi cứ than thở hoài mấy đứa con cũng trở nên nổi cáu:
– Bố không thích thì cứ từ chối thẳng. Nói với họ là tôi có thể đưa quý vị đến chân trời góc biển nào cũng được nhưng S.F thì miễn. Mất lòng trước được lòng sau. Như thế có phải đỡ phiền hơn không?
Lũ trẻ sinh ra và trưởng thành ở Cali. Chúng đâu biết là khách của bố đều đến từ bên trong bức màn sắt. Họ đã bị giam hãm suốt đời nay mới vừa được sổ lòng. Ai mà lại nỡ chối từ một yêu cầu (nhỏ nhoi) như thế: được chụp một cái hình đứng trước cảnh trí nổi tiếng ở nước ngoài.
Bởi thế, dù với ít nhiều miễn cưởng, tôi vẫn luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn viên (bất đắc dĩ) của mình. Đây cũng là một cách để tôi (thầm) biểu dương và biểu lộ thiện cảm của mình đối với chính sách thông thoáng, cởi mở của giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay.
Mối thiện cảm (chứa chan) này, tiếc thay, mới vừa bị vuột mất – sau khi tôi tình cờ nghe được “tâm sự” của thạc sĩ Trần Kiên:
“Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank. Luật doanh nghiệp thống nhất với việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân mà nhà nước thiết lập cũng là một điều kiện khác do tư bản áp đặt. Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957.” 
Về sự kiện (rất) đáng phàn nàn này blogger Nguyễn Vạn Phú cũng đã có đôi lời (mai mỉa) rằng: “…điều mỉa mai là Việt Nam phải trông chờ vào một hiệp định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây sức ép buộc Việt Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột quá đáng!” 
Cái gì chớ “mỉa mai” hay “chì chiết” hoặc “đay nghiến” thì bữa nay tôi không dám đâu nha. Đúng vào hôm ăn chay nên tôi không chỉ kiêng cữ cá thịt mà còn kiêng cả những lời lẽ “đắng cay” hay “chua chát” có thể gây ra khẩu nghiệp hay bút nghiệp.
Tôi hứa (danh dự) sẽ không nói nặng nói nhẹ gì ai mà chỉ xin nhắc lại tên tuổi cũng như những hoạt động (liên quan đến quyền lập hội) của vài ba người bạn trẻ:

Cách đây chưa lâu, vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, một công dân Việt Nam, công nhân Đoàn Huy Chương aka Nguyễn Tấn Hoành – cùng với vài người bạn đồng nghiệp – đã gửi đến Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “nỗi niềm khóc hận thương tâm” của họ với “8 điểm đề nghị”. Xin trích dẫn một đoạn, ngăn ngắn thôi:
“Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động…” 
Kết quả, hay hậu quả, của những đề nghị “thương tâm” này có thể tìm thấy trên báo Công an Nhân dân:
“Sáng 26/10/2010, TAND tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh với tội danh ‘phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự…

Trước vành móng ngựa, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh đã thành khẩn nhìn nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời xin được khoan hồng. 

Cuối giờ chiều cùng ngày, tòa đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.” 
Lê Trí Tuệ

Tổng cộng là hai mươi ba năm tù. Một thời gian rất dài nhưng vẫn không đáng sợ, ít nhất thì cũng chưa đáng sợ bằng trường hợp rất khuất tất (và mờ ám) của một công dân Việt Nam khác, ông Lê Trí Tuệ.

Vào ngày 20 tháng 11 năm 2006, nhân vật này đã gửi đến tất cả những cơ quan, cũng như mọi giới chức có thẩm quyển ở Việt Nam một lá đơn (Tường trình và tố cáo) dài 1438 chữ. Phần đầu – và cũng là phần chính, gồm 444 chữ xin được trích dẫn nguyên văn:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Đơn tường trình và tố cáo 

V/v Công an TP. Hồ Chí Minh, liên tục đàn áp, thẩm vấn, tạm giữ người tại cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh chỉ vì tôi thực thi những nhân quyền cơ bản của mình. 

Tôi tên là: Lê Trí Tuệ. 
Sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng. 
Đăng ký hộ khẩu thường trú: 942 Tôn Đức Thắng – Sở Dầu – Hồng Bàng – TP. Hải Phòng. 
Điện thoại: 0982.152.619, 0912.530.615 

Chức vụ: 
Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam 
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Trí Tuệ 
Phó Chủ tịch Công đoàn Độc lập Việt Nam. 

Kính thưa các quý vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước, 

Căn cứ vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948; 

Căn cứ vào Tuyên ngôn Nguyên tắc Tổng Liên đoàn Lao công Thế giới [Tuyên ngôn này đã được chấp thuận chung, trong Đại hội kỳ thứ 16 của Tổng Liên đoàn Lao động Thế giới ILO (International Labor Organizations), họp tại Luxembourg, từ ngày 1 đến 04 tháng 10 năm 1968]; 

Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Điều 53 và điều 69 

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ: 

“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.” 

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” 

Căn cứ vào những viện dẫn trên đây, làm cơ sở pháp lý dẫn tới sự ra đời và cơ sở thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam, tuyên bố thành lập vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội. 

Hiện nay chúng tôi đang làm thủ tục đăng ký, để từng bước hợp hiến và hợp pháp theo quy định. Nhưng đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải bị triệu tập lên cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh để làm việc, bị cản trở quyền tự do đi lại của công dân, cản trở hoạt động khiếu nại tố cáo, ngăn cấm hoạt động xã hội, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam. 
Hai ngày sau, sau khi đơn tường trình được gửi đi, Lê Trí Tuệ đã bị công an Việt Nam bắt giữ (từ 22/10/2006 đến 26/10/2006) để tra hỏi về việc ông đã tham gia Ban Vận động Thành lập Công đoàn Tự do ở Việt Nam.
Đến ngày 07/12/2006, trong khi Lê Trí Tuệ còn đang bị lưu giữ tại trụ sở công an quận IV (Sài Gòn) nhân viên an ninh đã lục lọi đồ đạc, và kiểm tra máy vi tính của ông tại nhà trọ.
Sau đó – vào ngày 14/03/2007 – ông Lê Trí Tuệ đã bị một số công an mặc thường phục đánh đập dã man, ngoài đường phố.
Trong hai ngày ngày 29 và 30 tháng 03 năm 2007, ông Lê Trí Tuệ lại bị bắt giữ và ép buộc tuyên bố công khai giải tán Công đoàn Độc lập, và làm một bản cam kết sẽ từ bỏ tất cả những hoạt động bị nhà đương cuộc Việt Nam cáo buộc là phản động…
Cuối cùng – sau nhiều lần bị giam giữ, tra vấn, hành hung và khủng bố – Lê Trí Tuệ đã trốn khỏi Việt Nam – theo như tin loan của BBC, nghe được hôm 13 tháng 4 năm 2007: “Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam vừa lánh nạn sang Campuchia… ông cho biết ông bị nhà chức trách tại TP HCM chuẩn bị đưa ra xét xử.” 
Cũng như hàng nhiều triệu người dân khác – trong suốt thập niên 1980 – Lê Trí Tuệ đã trốn chạy ra khỏi Việt Nam, sau khi đã bị dồn đến bước đường cùng! Vào thời điểm đó, những kẻ đi lánh nạn đều bị nhà nước CHXHCNVN tới tấp ném theo nhiều điều vu cáo (rất) hàm hồ cùng những lời rủa xả (vô cùng) tàn tệ. Trường hợp của Lê Trí Tuệ, tất nhiên, cũng không thể khác.
Báo Công an Nhân dân – số ra ngày 16 tháng 5 năm 2007 – mô tả Lê Trí Tuệ là “kẻ đang bị truy nã “ vì “có hành vi lừa đảo,” và “làm tay sai cho một số đối tượng chống đối Nhà nước.” Cùng lúc, gần như tất cả những cơ quan truyền thông khác ở Việt Nam cũng đều có những bài viết với nội dung (đáng tởm) tương tự.
Câu chuyện của Lê Trí Tuệ, nếu chấm dứt ở đây, cũng đã đủ não lòng. Sự việc, tiếc thay, đã tiếp tục diễn ra một cách tồi tệ hơn như thế. Chỉ vài tháng sau, ông đột nhiên biến mất. Bản tin của VOA, phát đi ngày ngày 17 tháng 5 năm 2007, có đoạn: ”Một giới chức của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam đang được Liên Hiệp Quốc bảo trợ ở Campuchia, ông Lê Trí Tuệ, đã bị mất tích… Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã đề nghị chính phủ Campuchia tìm kiếm ông Tuệ và họ vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, Thượng tướng Khieu Sopheak nói rằng ông có biết về vụ việc nhưng ông không thể cung cấp thêm thông tin về vụ mất tích hay liệu Bộ Nội vụ có tiến hành điều tra hay không. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Trịnh Bá Cầm, cũng nói rằng ông không có thông tin gì về ông Lê Trí Tuệ.”
Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng: ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.” 
Báo An ninh Thế giới, số ra ngày 16 tháng 5 năm 2007, đã có bài viết tựa là “Lê Trí Tuệ đã lừa đảo người lao động như thế nào?” Hôm nay, nhân chuyện “Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội nếu muốn tham gia TPT” tôi xin được ghi lại câu hỏi này để rộng đường dư luận.

Kêu cứu cho em bị mất tích bí ẩn

http://www.rfa.org-Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.

Nghe bài này

Câu chuyện anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007 một cách bí ẩn sau khi được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) phỏng vấn và cấp giấy cần được quan tâm đang được thân nhân của anh là bà Lê Thị Hồng Phương kêu gọi sự chú ý trở lại của UNHCR tại Thái Lan

Mặc Lâm: Thưa bà, xin bà cho biết chi tiết về trường hợp của em bà là anh Lê Trí Tuệ đã mất tích trong trường hợp nào?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Dạ, em của tôi là Lê Trí Tuệ, sau ba năm quân ngũ thì em tôi được đào tạo một khóa học do nhà nước tổ chức và được cấp bằng trong lĩnh vực kinh doanh vể đào tạo lại cho người lao động đi xuất khẩu cũng như cho các cơ quan, đoàn thể và các công ty cần thiết lao động.

Năm 2006 em tôi đã cùng thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam và tới năm 2007, trong cả thời gian dài như vậy em tôi đã bị quy tội là chống đối nhà nước và thường bị sách nhiễu. Em tôi bị đối xử không công bằng nên … phải trốn khỏi VN để sang Campuchia tỵ nạn

Bà Lê Thị Hồng Phương

Thế nhưng trong thời gian làm việc đó thì chính bản thân của em tôi cũng giống như các đồng nghiệp và nhiều người lao động khác không nhận được chế độ đặc biệt và công bằng trong lao động vì vậy trong năm 2006 em tôi đã cùng thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam và tới năm 2007, trong cả thời gian dài như vậy em tôi đã bị quy tội là chống đối nhà nước và thường bị sách nhiễu. Em tôi bị đối xử không công bằng nên không còn con đường sống nào khác phải trốn khỏi Việt Nam để sang Campuchia tỵ nạn.

Mặc Lâm: Lần cuối cùng gia đình bà còn liên lạc được với anh Lê Trí Tuệ là khi nào?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Vào tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007 trong gần một tháng lần cuối cùng thì Tuệ gọi điện về gia đình và nói rằng ngày mai thì em sẽ rời khỏi Campuchia để đi Thái Lan và cũng từ hôm đó em tôi mất tích, không có thêm một tin tức gì nữa.

Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.

Ngay ngày hôm sau tờ báo Công an Nhân dân Việt Nam đã phát đơn truy nã em tôi. Cả một thời gian dài trong nhiều năm qua gia đình tôi cũng luôn nghe ngóng theo dõi tìm hiểu tin tức về Tuệ nhưng không hề có manh mối nào cả.

Vào tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007 trong gần một tháng lần cuối cùng thì Tuệ gọi điện về gia đình và nói rằng ngày mai thì em sẽ rời khỏi Campuchia để đi Thái Lan và cũng từ hôm đó em tôi mất tích

Bà Lê Thị Hồng Phương

Mặc Lâm: Anh Tuệ bị mất tích tại Phnom Penh, Campuchia vì vậy bà có nghĩ rằng khi đến Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc Thái Lan kêu cứu thì người ta có thể từ chối đơn kêu cứu của bà hay không?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc trước kia có trụ sở ở Campuchia, Phnom Penh nhưng sau đó đã chuyển sang Thái Lan cho nên tôi cũng lặn lội đến đây vì tôi biết hồ sơ em tôi còn có nguồn gốc tại Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Thái Lan. Tôi tha thiết nguyện vọng xin Cao Ủy theo dõi về trường hợp mất tích của em tôi và sớm cho gia đình chúng tôi có sự trả lời

Mặc Lâm: Từ Châu Âu xa xôi bà lặn lội đến Thái Lan để nộp đơn kêu cứu tới Cao Ủy, xin bà cho biết nội dung trong đơn có chi tiết gì đặc biệt khiến cho họ phải chú ý hay không?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Dạ, vì trường hợp của Lê Trí Tuệ được Cao Ủy Liên hiệp quốc biết rất rõ về hoàn cảnh, điều kiện và đã cấp cho Tuệ một quy chế tỵ nạn giống như một trường hợp được bảo vệ đặc biệt đối với Tuệ. Trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ tôi thấy có điều gì đó còn uẩn khúc vì Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc tại Campuchia đã có đầy đủ thông tin hồ sơ của Tuệ rồi và hiện bây giờ tôi tin là đã chuyển về Thái Lan và bên Phnom Penh không còn nữa. Vì vậy tôi đã lặn lội qua Thái Lan yêu cầu giống như để kêu cứu các đoàn thể quốc tế cũng như Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp quốc quan tâm tới trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ.

Mặc Lâm: Từ năm 2007 tới nay đã 7 năm trôi qua, với khoảng thời gian dài như vậy điều gì khiến bà tin rằng anh Lê Trí Tuệ vẫn còn sống để mà lặn lội đi kêu cứu cho em như vậy? Bà có manh mối hay bằng chứng gì về tung tích của anh Tuệ hay không, ngay cả lời đồn đãi?

Trường hợp của Lê Trí Tuệ được Cao Ủy Liên hiệp quốc biết rất rõ về hoàn cảnh, điều kiện và đã cấp cho Tuệ một quy chế tỵ nạn giống như một trường hợp được bảo vệ đặc biệt đối với Tuệ. Trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ tôi thấy có điều gì đó còn uẩn khúc

Bà Lê Thị Hồng Phương

Bà Lê Thị Hồng Phương: Mặc dù đã bảy năm qua nhưng gia đình và bản thân tôi chưa lúc nào ngơi nghe ngóng tìm hiểu tin tức của em tôi hiện giờ ra sao. Về vấn đề tâm linh thì tôi vẫn có niềm tin đối với những người đã khuất trong gia đình nói là em tôi vẫn còn sống và hiện giờ đang bị giam giữ trong một điêu kiện rất là nghiêm ngặt và khắc nghiệt. Thế cho nên tôi vẫn tin như thầy Trí Lực những năm qua thầy cũng từng mất tích và bằng một phép mầu nhiệm nào đó mà thầy vẫn còn sống và trở về. Tôi hy vọng rằng em của tôi cùng nằm trong trường hợp như vậy

Mặc Lâm: Trong tình hình ngân sách khó khăn hiện nay chúng tôi nghĩ thật khó cho Cao Ủy tại Thái Lan điều tra một trường hợp như vậy, nếu vì lý do gì đó mà họ trì hoãn thì bước kế tiếp của bà là làm gì?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Thưa quý vị vì trường hợp của em tôi thì Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc cũng giống như cộng đồng quốc tế hầu như ai cũng đều biết tới trường hợp mất tích của Tuệ. Trường hợp mất tích đó theo tôi nghĩ thì không bình thường vì vậy bằng mọi giá tôi phải tìm em tôi cho tới khi có kết quả. Nếu như ở Thái Lan Cao Ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc không thể trả lời được thì chúng tôi sẽ đi tiếp ở Genève Thụy Sĩ đê nộp đơn tiếp tục.

Mặc Lâm: Xin cám ơn và chúc bà may mắn.

**************
Nhìn qua Trung Quốc, kỷ niệm 1 năm trận động đất ở Tứ Xuyên. Dưới sức ép của công chúng cho rằng chính quyền đã lờ đi hậu quả của trận động đất này. Ít nhất đã có 1 câu trả lời, tuy rằng ttngbt cảm thấy chưa thỏa đáng …. Giống như vụ bô xít… Quốc hội đang cố tình lảng tránh…

Số liệu chính thức được đưa ra trong trận động đất tại Tứ Xuyên TQ tháng năm năm ngoái, là 5335 trẻ em đã chết và mất tích, khoảng 546 đã bị thương tật.
Tính tổng cộng 70000 người đã chết vào ngày 12/05/ và 18000 người mất tích và được coi là đã chết.
7000 lớp học đã sập, và thêm 14000 lớp bị hư hại. Cho dù đã hứa điều tra nhưng chưa hề có kết quả tại sao các trường học bị hư hại mà những tòa nhà xung quanh vẫn không bị ảnh hưởng.
Trên 5 triệu người đã trở thành vô gia cư cho dù chính quyền nói rằng họ đang sống trong những căn nhà tạm.
————————
XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN NHÀ DÂN CHỦ TRẺ LÊ TRÍ TUỆ
Trí Lực
Kính thưa quý vị độc giả trong và ngoài nước.
Kính thưa quý diễn đàn của người Việt đang đấu tranh giành lại tự do và dân chủ cho toàn dân Việt và quang phục quê hương.

Nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ
Đến nay, ngày 06 tháng 5 năm 2009, vừa tròn hai năm, kể từ ngày nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ bị công an mật vụ của chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt cóc tại thủ đô Nam Vang, Cambodge vào ngày 6 tháng 5 năm 2007, cho đến hôm nay, vẫn chưa có ai biết được số phận của nhà dân chủ trẻ này hiện ra sao?
———–

Bài tiếp về động đất – Chúng ta nên kỷ niệm này động đất 12/5 như thế nào??

Beijing News: How should we commemorate May 12th earthquake
http://www.chinaview.cn 2009-05-07 19:42:51
BEIJING, May 7 — Họ đã minh bạch các khoản chi tiêu từ tiền cứu trợ xã hội trong năm ngoái. (khoảng 1,5 tỷ USD cho đến tháng 3).– 70% được dùng trong các hoạt động xây dựng và cứu trợ. (Source: CRIENGLISH. com)

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)