
Chiến dịch Mỹ truy lùng người bí mật mua nhà sang này được mở, vì sự quan ngại dòng tiền bất chính được nhà giàu nước ngoài dùng để mua nhà ở đắt tiền tại Mỹ.
![]() |
Nhà sang rao bán ở Miami-Dale County |
Người nước ngoài giấu tên mua nhà để giấu tiền bất chính
–Người giàu ở Hà Nội tìm đường sang Mỹ
-Luke Bùi/Người Việt
HÀ NỘI (NV) – Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản.
Sự chênh lệch giàu nghèo thể hiện rõ trên đường phố Hà Nội
như trong hình một người buôn gánh bán bưng đi ngang qua
cửa hàng thời trang nổi tiếng thế giới Louis Vuitton. (Hình: Getty Images)
* Hào nhoáng và bất an
Có mặt tại Hà Nội trong những ngày này, người ta không khó để bắt gặp những chiếc xe BMW, Bentley, Roll-Royce bóng lộn, trị giá cả vài trăm ngàn đô la xuất hiện ngạo nghễ trên những con phố chật hẹp. Nhưng trong tầm mắt của du khách cũng có cả những người buôn thúng, bán bưng chật vật với chuyện kiếm được dăm ba chục ngàn đồng mỗi ngày. Quang cảnh khiến người ta nhớ đến khái niệm “phồn vinh giả tạo” mà một nhà thơ đã dùng để miêu tả thời thế.
Con đường dẫn vào khu Ciputra ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, khiến tôi có cảm giác như mình mới lạc vào một vương quốc của người giàu. Những chiếc xe hơi hạng sang như Roll Royce đậu trước mỗi nhà. Được biết mỗi khu là một tập thể nhà giàu có cùng điểm chung: cùng là “soái Nga” (từng làm ăn lớn ở Nga) hoặc dân Mộc Châu-Lạng Sơn, hoặc cùng ngành công an, thuế vụ…
An ninh của khu này được bảo đảm với những vòng bảo vệ nghiêm ngặt nên không có chuyện xe sang để ngoài đường bị bẻ kính chiếu hậu, ăn cắp vặt.
Người bạn dẫn đường là thổ địa tiết lộ, giá nhà biệt thự ở đây bét nhất từ 45 tỷ đồng, tức hơn $2 triệu/căn. Chuyện một cư dân Ciputra sở hữu cùng lúc ba, bốn căn biệt thự, chưa kể một, hai căn nhà ở phố cổ trị giá triệu Mỹ kim là việc hết sức bình thường.
Mà Hà Nội bây giờ không chỉ có mình Ciputra, người ta có thể kể thêm một loạt những The Manor, Indochina, Pacific Palace, Golden West Lake… như là minh chứng về đẳng cấp của giới thượng lưu tại thủ đô.
Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng ấy có khi là tâm thế bất an trước thời cuộc. Rất kín kẽ khi đề cập đến chuyện làm ăn, nhưng một nhà giàu mà tôi có dịp tiếp xúc bộc lộ mối quan ngại về rủi ro mà nguyên văn lời ông ta là “báo động đỏ.”
“Nói thật với chú, tôi có nhiều tiền mà chẳng biết làm gì cho hết, tiền nhà cho thuê tại các con phố trung tâm lại dùng để mua đất và tích lũy. Hai đứa con đi học ở Canada, vợ chồng tôi có đi du lịch Châu Âu mỗi năm vài ba chuyến cũng chẳng hết tiền,” vị này nói.
Tôi tin là ông ta nói thật, chứ không khoe mẽ như một số vị đại gia nửa mùa khoe khoang ảnh ăn tiệc cá anh vũ với giá 3 triệu đồng, tức $150/kg trên mạng xã hội để chứng tỏ đẳng cấp hơn người.
Vấn đề cấp bách của vị doanh nhân này cũng như nhiều đại gia kín kẽ khác tại Hà Nội là tìm hiểu cách thức chuyển tiền qua Thụy Sĩ và có thẻ xanh vào Mỹ, cũng như bảo toàn khối tài sản của họ.
Người đàn ông ở tuổi trung niên này bày tỏ rằng ông không tin vào hệ thống ngân hàng trong nước, những cuốn sổ tiết kiệm với dãy số hàng chục con số không có nguy cơ trở thành tờ giấy lộn kể cả bất động sản cũng thành bã trong tình hình này.
* Công ty môi giới định cư ăn nên làm ra
Tuy đề nghị không nêu tên thật trên mặt báo nhưng một chuyên gia báo chí làm việc tại đại sứ quán một nước phương Tây ở Hà Nội thẳng thắn cho biết, “Chưa bao giờ khoảng cách giàu nghèo tại Hà Nội trở nên rõ rệt như lúc này. Điều này dễ dàng nhận thấy qua nhà đất, ăn uống và y tế. Người giàu ở nhà to đẹp, có bảo vệ, mỗi mét vuông tính bằng ngàn Mỹ kim. Họ ăn thực phẩm sạch hoặc dùng hàng nhập cảng. Họ đi chữa bệnh ở các bệnh viện quốc tế hoặc ra nước ngoài điều trị.”
“Những người giàu nhờ có chức vụ cao trong chính quyền hoặc tham gia buôn bán chính sách thường cho cho con cái đi học ở nước ngoài chứ không làm thẻ xanh đi Mỹ vì họ phải tỏ ra trung thành với chính quyền.”
Theo chuyên gia nêu trên, những người giàu do làm ăn buôn bán tại Hà Nội có thể chia làm hai nhóm: Một tin rằng các điều kiện ở Việt Nam vẫn tốt và Đảng Cộng Sản sẽ còn tồn tại lâu dài. Nhóm còn lại thì bi quan trước thực tại nên tìm cách lo cho cả gia đình ra nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư định cư.
Chơi golf là một trong những thú tiêu khiển mới của người giàu có ở Hà Nội. (Hình: Getty Images)
Bản thân vị chuyên gia này cũng tin rằng nhóm thứ hai mới là nhóm đa số. Bởi trong bối cảnh mỗi ngày mở báo ra đọc là thấy tin chém giết, thực phẩm bẩn, hối lộ, tham nhũng tràn lan, người ta thật khó để bình tĩnh và lạc quan về tương lai của con em mình, nhất là khi họ có điều kiện tài chính để chọn lựa cơ hội đổi đời.
Vị chuyên gia báo chí cũng cho rằng một khi không còn kỳ vọng về sự thay đổi tốt đẹp hơn tại Việt Nam, sẽ ngày càng có nhiều người muốn có cơ hội lấy thẻ xanh vào Mỹ hoặc Canada, nên những công ty môi giới định cư sẽ phát đạt.
* Mỹ là miền đất hứa
Điều này được minh chứng trong thực tế. Gần đây, các buổi hội thảo giới thiệu chương trình đầu tư định cư EB-5 lấy thẻ xanh Mỹ được tổ chức dồn dập ngay tại thủ đô Hà Nội và thường không còn một chỗ trống.
Bình quân sau mỗi buổi hội thảo, công ty định cư làm thủ tục cho hàng chục khách hàng với phí dịch vụ khoảng hơn $40,000/trường hợp.
Tuy vậy, theo một doanh nhân làm lĩnh vực môi giới định cư cho biết thách thức lớn nhất đối với công ty ông và các luật sư đối tác là chứng minh nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Thực tế, trong số những người giàu nứt đố đổ vách tại Hà Nội hoặc được tôn vinh trong danh sách doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam hàng năm, sẽ thật khó tìm một nhân vật tay trắng làm nên hoặc làm giàu một cách minh bạch, đóng thuế đầy đủ. Những yếu tố này khiến họ không thể minh bạch nguồn gốc tài sản và nguồn tiền trong quá trình làm thủ tục đầu tư định cư.
Cái khó ló cái khôn, trước khi chính danh tham gia chương trình EB-5 để lấy thẻ xanh tại Mỹ, các đại gia Hà Nội đang được những công ty môi giới định cư mách nước cho chiêu thức đảm bảo tài sản bằng cách tham gia đầu tư sang nước ngoài, chẳng hạn Singapore, Hồng Kông…
Tại thời điểm này, thị trường môi giới định cư đang nở rộ, các công ty làm dịch vụ này phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng. Do vậy, thị phần khách Hà Nội được xem là béo bở tuy không dễ nuốt vì vấn đề “họ giàu thì quá giàu nhưng khó có thể biết nguồn tiền họ kiếm được ở đâu ra.”
* Khi dân Hà Nội không “chịu” dân Hà Nội
Giám đốc một công ty môi giới dịch vụ định cư ở Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn tiết lộ, khách hàng tại Hà Nội của ông thường không chịu nhân viên người Hà Nội làm tại chi nhánh ở thủ đô tư vấn với lý do, “Nhìn mặt và nghe giọng không đáng tin cậy!”
Họ đòi nhân viên từ Sài Gòn, nói giọng miền Nam gọi điện ra hoặc họ bay vào Sài Gòn tư vấn trực tiếp. Mặt khác, khi nhân viên tư vấn hỏi về nguồn tiền, câu trả lời quen thuộc của khách hàng tại Hà Nội là, “Tiền do ông bà để lại” hoặc “Hồi trước, tôi đi Nga về.”
Vẫn theo vị giám đốc này, “cách hành xử, thái độ trịch thượng của khách hàng Hà Nội cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến tầng lớp trưởng giả Trung Quốc hiện nay.”
–GIAO DỊCH TÌNH NGHI RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM NĂM 2012 LÊN TỚI HÀNG TỶ ĐÔ LATin Hà Nội – Ngân hàng nhà nước Cộng sản Việt Nam hôm nay nói tổng trị giá các giao dịch tình nghi rửa tiền trong năm 2012 lên tới trên 51 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 2.4 tỷ đô-la. Tân Hoa xã cho biết Ngân hàng nhà nước đã cung cấp hàng trăm báo cáo cho công an và thanh tra nhờ điều tra. Ngược lại, Ngân hàng nhà nước cũng nhận được 50 yêu cầu từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát hàng chục trường hợp tình nghi và các hoạt động của tội phạm trong các vụ án hình sự. Tháng trước, Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin chống rửa tiền với Thái Lan. Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã ký kết các thỏa thuận tương tự với 6 cơ quan tình báo tài chính nước ngoài trong nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này.
–Nợ Công VN Đã Tới 100% GDP, Cán Bộ Giấu Tiền Ra Hải Ngoại; Nợ Xấu Tăng Đều Mỗi Năm: 10 ngân hàng có nợ xấu 720 triệu đôla (08/26/2013)
Đặc biệt, các cán bộ đaị gia vay tiền ngân hàng để kinh doanh nhưng nhiều người lấy cớ đầu tư ra hải ngoại và hô biến thành nợ xấu khó đòi.
Điều quan ngại là, hiện nay “Nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng tăng mạnh,” theo một bản tin trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn.
Bản tin ghi rằng theo báo cáo tài chính bán niên năm 2013 của 10 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của các ngân hàng này đã tăng đến 33% trong sáu tháng đầu năm.
Tổng nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng này tính đến cuối tháng 6-2013 là 15.315 tỉ đồng (tương đương 720 triệu đôla Mỹ), tăng 33% so với mức 11.525 tỉ đồng (tương đương 542 triệu đôla Mỹ) cuối năm 2012.
Bản tin TBKTSG cho biết, nhóm mười ngân hàng này là Á Châu (ACB), Nam Việt (NVB), Phương Nam (PNB), BIDV, Eximbank (EIB), Sacombank (STB), Vietcombank (VCB), Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Quân đội (MBB), Techcombank (TCB).
Trong khi đó, bài viết tựa đề “Quyền lực và chuyển đổi kinh tế” của Linda Yueh trên BBC ghi nhận rằng nợ công của chính phủ VN đang tăng tốc, thực tế tới 100% GDP:
“…Với Việt Nam thì việc cải tổ có vẻ như sa lầy do sự bất tài của những người điều hành các công ty nhà nước trong việc tư hữu hóa công ty ít nhất là từng phần, nếu không phải là toàn phần.
Nói cách khác, những người vốn được hưởng lợi từ việc thị trường hóa nền kinh tế nay đang kẹt trong các công ty làm ăn kém hiệu quả của mình, tạo gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
Nợ chính phủ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 50% GDP, và đáng nói là có khoảng 37% là nợ nước ngoài.
Rồi khi các khoản nợ của các công ty nhà nước được cộng vào thì tổng nợ tăng gấp đôi, lên mức 100%. Đó là những con số thống kê làm gióng lên những hồi chuông báo động về nguy cơ khủng hoảng.
Để tránh khủng hoảng, Việt Nam cần phải cắt bỏ gánh nặng từ các công ty nhà nước, đồng thời cần đẩy nhanh việc tư hữu hóa.
Mà để làm được những điều đó, người ta cần đối phó với những nhóm lợi ích thủ cựu…”
Tuy nhiên, cắt bỏ khối u nợ xấu có dễ không?
Bài viết tựa đề “Những kẻ Xây Tổ Xứ Người” của tác giả Bùi Văn Bồng trên blog riêng của tác giả này cho biết chính các đại gia VN vay tiền ngân hàng từ VN và tẩu tán ra nước ngoài.
Bài viết trích như sau:
“…Với động cơ, chủ đích làm giàu, họ phải chạy cho ra tiền để mua chức trọng quyền cao, có vậy mới đủ điều kiện tham nhũng. Vì bài toán “thời đại và cơ chế”cho phép, có chức có quyền mới vơ tiền nhanh và dễ dàng. Khi họ đã mua được chức, quyền thì phải khôn ngoan và khéo léo hành động ngay khi mới yên vị, tức là tìm mọi cách mua lòng cấp trên, xây dựng niềm tin của lãnh đạo, từng bước thò bàn tay tham nhũng, ăn hối lộ, làm cò mồi cho những vụ việc/dự án của cơ quan để vừa bù cho khoản đã bỏ ra mua chức quyền, vừa thực hiện giấc mơ giàu sang phú quý…
…Vì thế, cái mưu kế phải nảy sinh. Họ vơ vét tiền trong nước, đổi ra ngoại tệ, vàng, kim loại quý, đá quý, đưa ra nước ngoài (phải là nước tư bản giàu có) để đầu tư, mở công ty, mua biệt thự, lâu dài, xe hơi “xây tổ” lâu dài. Những tài sản đó nằm lù lù như thế thì che giấu vào đâu…
…Chiêu thức hiện đại của những đại gia, đại quan có quyền chức trong tay không từ bất cứ thủ đoạn nào moi tiền nhà nước, làm rồng ngân khổ quốc gia để tuồn ra nước ngoài “xây tổ” lâu dài đã không còn tính con số chục được nữa. Có những “siêu doanh nghiệp” đã mở những công ty ở nước ngoài dưới nhiều hình thức. Theo Vinacorp: Một Công ty loại vừa, kém bề thế như Diệu Hiền (Thủy sản Bình An – Bianfishco) mà có tới 8 dự án đầu tư xây dựng tại San Francisco, New Jersey, Los Angeles (LA), Honolulu (Hawai), New Orian, New York (Boston), Miami và Chicago (Xem thêm ở đây), trong khi doanh nghiệp lại nợ tiền mua cá của nông dân và ‘nợ xấu’ các ngân hàng trên 2.000 tỉ đồng (!?).
Nhưng điều dáng nói là vốn, tài sản không phải của họ mà lại rút ruột từ các ngân hàng nhà nước. Không ít những khoản đắp vào việc “lót ổ, xây tổ” này đã dính đến nợ xấu khó đòi. Cái chiêu “Cướp tiền ngân hàng/ Nhanh tẩu ngoại bang” đã quá rõ như: Dương Chí Dũng, Giang Kim Đạt, Hồ Ngọc Tùng, Diệu Hiền… vẫn còn sờ sờ ra đấy! Những “phi vụ” hoành tráng và béo ngậy này, đảng cầm quyền đang phải đau đầu, và bó tay!”
– Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn: tiền chảy ra nước ngoài (SGTT).
Ngay cả khu vực xuất khẩu, khả năng hấp thụ vốn cũng kém. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ. Trong ảnh: công nhân chế biến cao su xuất khẩu. Ảnh: M.T
|
– Những lãi suất không tưởng nhưng có thật ở Việt Nam (Tầm nhìn). – Bức tranh lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm (ĐTCK). – Giằng co lãi suất giữa Bộ Tài chính và NHTM (ĐTCK). – Mỹ sẽ kiểm tra gắt gao thực phẩm nhập khẩu (PLTP).
– Doanh nghiệp nhà nước ’quản’ lúa gạo, nông dân nghèo hoàn nghèo (PN Today).– Cấp bách tái cấu trúc ngành nông nghiệp ĐBSCL (SGGP). – Cấp bách tái cấu trúc ngành nông nghiệp để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tầm nhìn).
– Thống đốc Nguyễn Văn Bình hứa khoanh nợ cho cá tra (TP). – Gắn chíp điện tử quản lý cá tra bố mẹ chọn giống (DV).
– Nhập lậu cá trắm vào Việt Nam: Người nuôi thủy sản thêm khó (DV). – Cá trắm nhập lậu từ Trung Quốc về Hà Nội như thế nào? (DV).
–VIỆT NAM BUỘC CÁN BỘ KÊ KHAI TÀI SẢN Ở NGOẠI QUỐC
VIỆT NAM – Nhà cầm quyền Việt Nam vừa ban hành một nghị định buộc chín nhóm công chức các cấp, các ngành kê khai tài sản, đặc biệt là ở ngoại quốc. Tầng lớp được gọi là đại biểu Quốc Hội, hội đồng nhân dân cũng không nằm ngoài danh sách này. Theo báo mạng VietNamNet, các loại tài sản bị buộc phải liệt kê bao gồm: nhà cửa, đất đai; tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có giá trị từ 50 triệu đồng, tương đương 2,500 đôla trở lên, các loại xe cộ, tàu thuyền,… trị giá từ 2,500 đôla trở lên. Cũng theo nghị định này, công chức nhà nước phải kê khai mỗi cuối năm một lần. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5 tháng 9, 2013.Tuy nhiên, chỉ mới đây thôi, ông Jairo Acuna Alfaro, cố vấn cao cấp của tổ chức UNDP Việt Nam của Liên Hiệp Quốc cho rằng, việc kê khai tài sản ở Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ là một biện pháp hình thức. Theo ông Jairo Acuna Alfaro, nếu việc kê khai diễn ra dưới hình thức buộc họ viết vào một tờ giấy liệt kê chi tiết rồi nộp lại thì chẳng có nghĩa lý gì. Chủ trương buộc công chức kê khai càng không có tác dụng nếu mọi việc chấm hết ở đó, ông Jairo Acuna Alfaro cho biết. Ông Jairo Acuna Alfaro nói rằng cần minh bạch hóa việc kê khai, bằng cách cho phép bất kỳ ai muốn thì có quyền tiếp cận những thông tin kê khai tài sản ấy. Ông Jairo Acuna Alfaro còn khuyến cáo nhà nước Cộng sản Việt Nam nên để cho người dân và xã hội giám sát thì chắc chắn việc kê khai sẽ hữu hiệu và chặt chẽ.
–VIỆT NAM BUỘC CÁN BỘ KÊ KHAI TÀI SẢN Ở NGOẠI QUỐC
—PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TẠI VIỆT NAM: CÓ DẤU HIỆU GIỚI TƯ BẢN ĐỎ TRONG NƯỚC THÁO CHẠY VỚI TÀI SẢN
-sbtn.net-Tin từ giới ngân hàng và đầu tư quốc tế cho biết suốt mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận một luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Số tiền này nhiều và liên tục, không rõ nguồn gốc đến mức các lãnh tụ phe đối lập Úc còn giật mình đòi nhà cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước.
Báo chí chính thống và các nhà quản lý thì chỉ dám mon men phân tích chỉ số, niềm tin. Một sự thật hiển hiện nhưng khó nói đó là đã xuất hiện làn sóng nhà giàu, đại gia tư bản đỏ cuốn gói và tháo chạy, bằng cách này hay cách khác mang lượng tiền vốn khổng lồ ra nước ngoài, khiến kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ. Kinh tế Việt Nam đầy những lời ca ngợi tô hồng không thực tế. Hiện tại người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa cho bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi để lấy lại chút vốn.
Một đại gia khác, Quốc Cường Gia Lai, cũng vừa bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng giới tư bản đỏ đang rơi vào giai đoạn kiệt quệ. Đó là chuyện có một vài người có máu mặt trong nước. Danh sách thật sự đang ngày càng dài, và càng lúc càng thê thảm hơn. Không chỉ ở Úc và Canada, ngay tại Hoa Kỳ, giới tư bản đỏ, cán bộ quan chức Cộng sản Việt Nam đang tìm cách đặt một chân vào, tìm một chỗ đáp an toàn cho mình. Rất nhiều người trong số đó miệng thì luôn hô to các khẩu hiệu và thề sống chết với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng quay ra thì gom góp tiền bạc, đưa con cái đi trước, mua nhà và tìm gặp các luật sư để hỏi han cách thức định cư ở quốc gia mà suốt đời họ lên tiếng chửi rủa và tìm cách tiêu diệt.
Báo chi trong nước luôn kêu ca rằng nền kinh tế Việt Nam đang thiếu vốn để sản xuất, nhưng thực chất hiện nay giới tư bản đỏ đang đua nhau bán cổ phiếu, ngưng đầu tư, gom tiền tươi để chuẩn bị cho một cuộc tháo chạy thầm lặng khỏi thiên đường Cộng sản. Trở lại với tình trạng các quốc gia tự do báo động nguồn tiền bí ẩn từ Việt Nam chảy ra ồ ạt mấy tháng nay, người ta dự đoán con số có thể lên đến hàng tỷ Mỹ kim. Có thể không ít trong số đó chính là tài nguyên quốc gia, mồ hôi nước mắt của đồng bào trong nước bị rút rỉa suốt mấy mươi năm nay.-PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TẠI VIỆT NAM: CÓ DẤU HIỆU GIỚI TƯ BẢN ĐỎ TRONG NƯỚC THÁO CHẠY VỚI TÀI SẢN
‘Ghế’ đại gia của ông Đặng Thành Tâm đã đổ (VTC 6-7-13) Sợ phá giá, giới đầu tư ngoại quốc rút tiền ra khỏi Việt Nam: Vietnam’s Bonds Drop as Funds Withdraw on Devaluation Concern (Businessweek 5-7-13)
—Hết thời hoành tráng: Đại gia vào thẳng đại lao (VEF 5-7-13) — Đại gia nhà đất, bỏ chạy hay bỏ mạng (VEF 5-7-13)
Ông Nguyễn Bá Thanh ra báo: Tạp chí Nội chính ra mắt số đầu tiên (ND 5-7-13) – Chưa “hốt” ai, ông ra báo cái đã!
Vận chuyển container bằng… phong bì (PLTP 5-7-13) — Từ năm 2005 đến nay, hải quan vẫn là một trong ba lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất ở Việt Nam. (Nói cho ngay, hải quan ở các nước đang phát triển luôn luôn là lãnh vực tham nhũng nhất. Ở Ấn Độ, chẳng hạn, những người tốt nghiệp hạng cao các trường hành chính thường xin bổ nhiệm về công tác ở hải quan!)
Chợ quê, những ngày buồn: Nợ nần và lệ thuộc (NNVN 5-7-13)
Lương công chức hiện tại tương đương năm… 1985?! (DT 5-7-13)
Người tiêu dùng bị móc túi hằng ngày vì nạn cân điêu (SM 5-7-13)
Chi 64 tỉ đồng làm đường cho 10 hộ dân! (NLĐ 4-7-13)
Công văn “lưu ý” quê lãnh đạo cao cấp để “hù dọa”? (KT 4-7-13)
–Công lý đâu? Không còn ai bảo vệ công lý? (BBC 5-7-13)– P/v TS Lê Đăng Doanh ◄
Tiền đâu? Xử lý nợ xấu bằng nguồn tiền nào? (TBKTSG 5-7-13) — P/v TS Lê Xuân Nghĩa
Tiền đâu? Kích cầu: Lấy tiền ở đâu, bơm vào chỗ nào (VEF 6-7-13)
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nông dân càng làm càng lỗ:Hậu quả của sai lầm chiến lược (PN Today 6-7-13)
Tăng tỉ giá: Đừng quá lạc quan! (NLĐ 6-7-13) — Bài TS Lê Đăng Doanh
Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu vàng cũng hết? (ĐV 6-7-13)
– Các tổ chức dân sự ở Việt Nam có là ủng hộ chế độ chuyên chế?Civic Organizations in Vietnam’s One-Party State: Supporters of Authoritarian Rule? (GIGA Working paper 7/2013) — Bài của tác giả Joerg Wischermann gửi cho viet-studies◄◄
Khi Hội Nông dân là công cụ của Đảng (RFA 5-7-13) ◄ Doanh nghiệp hại nông dân (NLĐ 5-7-13)
Bà Phạm Chi Lan chỉ rõ 3 điểm yếu cố hữu khiến DN Việt không thể lớn (GD 4-7-13)
Thế nào là hành vi khủng bố theo Luật Việt Nam? (DV 5-7-13)
Mỗi người Việt đã gánh 826 USD nợ công (ĐV 5-7-13)
– Từ 1/8, Hà Nội tăng gấp đôi viện phí (KP). – Hà Nội tăng giá viện phí, học phí (NLĐ).
– Người dân với nỗi lo viện phí, giá thuốc tăng (RFA).
– Người bệnh lại thêm nặng gánh vì viện phí tăng (SM). – Vacxin Quinvaxem bị cấm, ngành y tế ‘quên luôn’ việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ (PT).
– Bệnh nhi chết khó hiểu tại Buôn Ma Thuột: Bệnh viện đưa 100 triệu, “xin” không khiếu kiện!(TT).
Filed under: KINH TẾ | Tagged: kinh tế VN |
Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)