“Tham nhũng trở thành nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong chế độ”


Thông điệp ĐH12: ‘Không thể không cải cách!’
TS. Vũ Cao PhanHội nghị TW lần thứ 14 của Đảng kết thúc, không ít người nói rằng họ đã thở phào nhẹ nhõm.

Người viết những dòng này không có được cảm giác vậy, mà với một đêm ít nhiều trằn trọc.

Đâu thật sự là vấn đề khiến dư luận dành nhiều quan tâm đến các Hội nghị TW cũng như Đại hội 12 của Đảng?

Mà đất nước này cần ai. Cần người thật lòng quả cảm, thực trí thực tài, toàn tâm toàn ý vì nhân dân, vì Tổ quốc. Không thấy. Chưa thấy.TS. Vũ Cao Phan

Dường như là vấn đề nhân sự, dường như là vấn đề ai sẽ đứng đầu Đảng? Đúng , mà không phải – nó chỉ phải về mặt hình thức.

Tôi đã không chỉ một lần nói rằng ở đất nước mình bây giờ, ai làm Tổng Bí thư, ai làm người đứng đầu Đảng – nghĩa là người thực chất đứng đầu quốc gia theo Điều 4 của Hiến pháp – cũng được.

Là bởi vì không có khuôn mặt nào thực sự nổi bật trong số những người đang xếp hàng hay cố gắng chen lên.
Đất nước cần ai?

Việt Nam cần ‘cải cách hơn nữa’ và ‘thay đổi triệt để’, tự làm ‘cách mạng’ với bản thân nếu muốn chống tham nhũng thực sự, theo tác giả.

Mà đất nước này cần ai. Cần người thật lòng quả cảm, thực trí thực tài, toàn tâm toàn ý vì nhân dân, vì Tổ quốc. Không thấy. Chưa thấy.

Có một vấn nạn làm đau lòng đất nước, và choán nhiều tâm trí của Đảng suốt nhiều năm qua thì như là bỗng nhiên, đã không dành được mấy sự chú ý của dư luận, ngay ở các Hội nghị TW của Đảng gần đây: câu chuyện tham nhũng và chống tham nhũng.

Vẻ như người ta thối chí rồi. Càng chống, tham nhũng càng dày lên, càng được bao bọc chặt chẽ.

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể là một người thật lòng muốn triệt để chống tham nhũng bởi vì ông biết, con trùng này sẽ phá nát Đảng từ bên trong mà không thể biện hộ (đó mới chính là kiểu “tự diễn biến” nguy hiểm nhất).TS. Vũ Cao Phan

Tám vụ án điểm được bày ra vẫn chỉ nhắm vào chuột, chưa thấy đâu cầy cáo, nói chi đến báo hùm.

Trong tinh thần ấy, hai thành phố lớn nhất, nhiều vấn đề nhất đất nước tự ra thông báo rằng nơi họ không hề có tham nhũng trong suốt cả năm 2015.Vấn đề không phải là biết tin ai mà là không thể làm được gì.

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể là một người thật lòng muốn triệt để chống tham nhũng bởi vì ông biết, con trùng này sẽ phá nát Đảng từ bên trong mà không thể biện hộ (đó mới chính là kiểu “tự diễn biến” nguy hiểm nhất).

Ông Trọng từng có một Hội nghị TW 4 và nhiều lời nói thể hiện sự quyết tâm của mình (ít nhất cũng gấp mươi lần người tiền nhiệm).

Nhưng cũng chỉ dừng lại như vậy, ông cũng chưa thể làm được gì. Ông vướng cơ chế, ông vướng thể chế, ông vướng chính đồng chí của ông.

Và ông loay hoay tiến thoái lưỡng nan “sợ làm vỡ bình” (bình nào vậy?).
Thông điệp khách quan
I
Tham nhũng chính là một hình thức của ‘tự diễn biến’ trong Đảng, và cuộc chiến chống tham nhũng của ĐCSVN đã đang gặp bế tắc lâu nay, theo tác giả.

Thì đây, cái thông điệp khách quan nhất được rút ra từ những cuộc bỏ phiếu (bỏ phiếu ở các Hội nghị TW và “bỏ phiếu” bởi dư luận) chính là:

Phải cải cách hơn nữa, phải có sự thay đổi triệt để, phải mạnh dạn làm cách mạng chính mình nếu muốn chống được tham nhũng.

Bài học từ những năm tháng đổi mới vừa qua (mà Đảng đang chuẩn bị kỷ niệm) đã chỉ rõ:

Người viết không kêu gọi một cuộc đổi tên Đảng, tên nước, cũng không kêu gọi bỏ rơi mục tiêu XHCN nếu những điều này vẫn còn có ích (theo một cách nào đó); nhưng không thể không đòi hỏi phải cải cách, phải đổi mới hơn nữa, phải có một thể chế đủ đảm bảo tuyệt đối: luật pháp đứng trên tất cảTS. Vũ Cao Phan

Rất nhiều những tín điều mà chúng ta từng tin sái cổ đã bị hiện thực bác bỏ, đã bị đánh bật không còn chỗ ẩn nấp, vậy thì tại sao chúng ta không thể đổi mới triệt để hơn nữa, kiên quyết hơn nữa?

Một thể chế mà đụng chỗ nào tham nhũng chỗ ấy; chỉ một việc không lớn là minh bạch hóa tài sản (một cách thực chất) cũng không làm nổi; chỉ một việc ai cũng mười mươi biết là ở bất cứ nơi nào trên đất nước này người ta cũng phải bỏ vài trăm triệu cho một xuất gõ đầu trẻ.

Biết mà không thể chỉ ra khiến tham nhũng cười ngạo nghễ… thì xin hỏi, có nên tồn tại?

Người viết không kêu gọi một cuộc đổi tên Đảng, tên nước, cũng không kêu gọi bỏ rơi mục tiêu Xã hội chủ nghĩa nếu những điều này vẫn còn có ích (theo một cách nào đó);

Nhưng không thể không đòi hỏi phải cải cách, phải đổi mới hơn nữa, phải có một thể chế đủ đảm bảo tuyệt đối: luật pháp đứng trên tất cả.




“Tham nhũng trở thành nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong chế độ”
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ; xói mòn các giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội…

Thu hồi tài sản tham nhũng – chỉ được 10%?
Ngày 24/12, UBND TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng
Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, công tác phòng, chống tham nhũng tại thành phố trong 10 năm qua (từ 2006 – 2015) đã có chuyển biến tích cực và đạt một số kết quả. Nhưng ông cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình phòng, chống tham nhũng, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu.
“Trên thực tế tham nhũng ngày một tinh vi, được che chắn, tiềm ẩn dưới nhiều hình thức lợi ích nhóm hoặc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Trong những vụ việc phát hiện tham nhũng có biểu hiện của lợi ích nhóm rất tinh vi, thậm chí cấu kết chặt chẽ tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho một số người có chức vụ, quyền hạn”, ông Phong nói.
Theo báo cáo của UBND TP, từ năm 2006 – 2015, Công an TP đã thụ lý, điều tra 152 vụ án tham nhũng, chức vụ với tổng số 463 bị can. Tổng giá trị tài sản thiệt hại, phạm tội trên 600 tỷ đồng và 136.000 USD. Đến nay, quá trình khởi tố, điều tra, kết luận không có trường hợp  nào oan sai phải bồi thường thiệt hại.
Viện KSND TPHCM đã thụ lý 151 vụ với 396 bị can; truy tố tội phạm tham nhũng 140 vụ với 323 bị can. TAND TP (2 cấp) đã thụ lý 199 vụ án (với 636 bị cáo) liên quan đến tham nhũng và giải quyết 198 vụ. Trong đó, trả hồ sơ 68 vụ, xét xử 129 vụ, đình chỉ 1 vụ. Trong các loại tội phạm về tham nhũng thì số bị cáo bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” chiếm tỷ lệ cao nhất (118/199 vụ, đạt tỷ lệ gần 60%).
TAND TP đã tuyên tịch thu số tiền từ các vụ án liên quan đến tham nhũng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện các hành vi phạm tội, các bị cáo đã rất tinh vi trong việc chuyển giao tài sản cho người khác nên công tác tịch thu, thu hồi tài sản gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng năm 2013 chỉ đạt 10%. Trong khi đó, năm 2014, chỉ thu hồi được khoảng 1.500 tỷ đồng trên tổng số 6.740 tỷ đồng thiệt hại từ các vụ án tham nhũng, đạt tỷ lệ 22%.
Theo UBND TP, công tác thu hồi tài sản tham nhũng được xem là vấn đề quan trọng, cũng là vấn đề bất cập lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc chứng minh, truy tìm, thu giữ, quản lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có, được cho là vấn đề khó khăn nhất hiện nay xuất phát từ việc sử dụng tiền mặt. Chính sách pháp luật trong những năm qua cũng chưa thực sự đảm bảo sự ổn định cần thiết, dẫn đến nhiều tài sản chưa chứng minh được nguồn gốc.
Bên cạnh đó, một số vụ việc không thể xử lý tội phạm tham nhũng mà chỉ có thể xử lý tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tội phạm khác. Điều này khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng không thể thực hiện được.
Kiểm soát chi đầu tư, tiêu dùng đối với cán bộ
Để xử lý tình trạng tham nhũng triệt để hơn, UBND TP kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng. Trong đó, UBND TP kiến nghị trong thời gian tới cần có quy định tham nhũng trong khu vực tư (khu vực ngoài nhà nước).
Trên thực tế, khu vực tư cũng có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của tập thể, cá nhân và các hành vi đó ngày càng phổ biến. Tham nhũng khu vực tư làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sức cạnh tranh. Việc chưa quy định tham nhũng trong khu vực tư đã vô hình trung loại bỏ những hành vi tham nhũng tại các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước.
Ngoài ra, UBND TP còn đề xuất cần có quy định kiểm soát thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn ở địa phương từ Phó Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên, ở Trung ương từ Phó Vụ trưởng trở lên.
Các giải pháp cụ thể như bắt buộc việc chi trả qua tài khoản ngân hàng đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho người có chức vụ, quyền hạn; quy định nghĩa vụ kê khai các khoản chi đầu tư và tiêu dùng có giá trị lớn của người có chức vụ, quyền hạn với mục chi và giá trị cụ thể nhằm đối chiếu tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Tham nhũng trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn vong chế độ
Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải thẳng thắn thừa nhận rằng công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay trên cả nước cũng như TPHCM  chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.
Theo Phó Thủ tướng, cũng như các địa phương, khả năng tự phát hiện tham nhũng của TPHCM còn yếu và cần được khắc phục. Một bộ phận cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tiêu cực; một số đơn vị vẫn lỏng lẻo trong công tác quản lý hành chính và cán bộ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ; xói mòn giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội và cản trở đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tham nhũng để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gây thiệt hại cho người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm, không chỉ riêng TPHCM mà trên phạm vi cả nước việc thu hồi tài sản tham nhũng còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, những năm qua tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được nâng lên đáng kể. Trong năm 2013 tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt khoảng 20%, năm 2014 thu hồi đạt gần 29% và năm 2015 tăng lên trên 50%.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của TPHCM về các cơ chế chính sách, quy định về phòng, chống tham nhũng một cách thỏa đáng, đúng mức để kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.


Chống tham nhũng: Vẫn còn nặng hình thức
07:02 | 21/04/2015

Năm 2014, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố bảng xếp hạng “Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2014” của 175 quốc gia. Việt Nam xếp thứ 119 với số điểm không đổi trong 3 năm

Năng lượng Mới số 415
Ông Vũ Mão, một cựu quan chức Quốc hội nhận xét: Việc các tổ chức quốc tế đánh giá công tác chống tham nhũng của chúng ta không cao cũng nên suy nghĩ. Dư luận trong nước và thế giới đánh giá chống tham nhũng của chúng ta vẫn nặng về hình thức là có cơ sở, không sai lắm. Trong năm qua, nhiều cấp triển khai lấy ý kiến nhân dân đóng góp sáng kiến chống tham nhũng. Nhiều địa phương còn đưa ra mức thưởng tiền nóng để khuyến khích người dân đứng lên tố cáo. Nhưng số người dám đứng lên tố cáo thì không nhiều.
Điều này trùng hợp với kết quả khảo sát năm 2014 về “Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh” (PAPI), do Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tình trạng tham nhũng, hối lộ trong nhiều lĩnh vực: Giáo dục, y tế, quản lý đất đai… vẫn rất nghiêm trọng ở cấp chính quyền địa phương.
Vẫn còn nặng hình thức
Xét xử một vụ án tham nhũng
Được biết, chương trình khảo sát năm 2014 được thực hiện qua việc lấy ý kiến của 61.000 người dân tại 414 xã, phường, thị trấn bằng phỏng vấn. Về tình trạng tham nhũng trong khu vực công, phần lớn ý kiến người dân cho rằng, hiệu quả kiểm soát tham nhũng của các cấp chính quyền trong năm qua vẫn ít có chuyển biến tích cực. Thậm chí, trong một số lĩnh vực, mức độ vòi vĩnh, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức Nhà nước có xu hướng gia tăng.
Nhiều người dân cũng cho rằng, tham nhũng và hối lộ tồn tại nhiều ở cấp chính quyền địa phương và trong một số dịch vụ hành chính công, dịch vụ công căn bản đang tăng. Ông Jairo Acuna Alffaro nhận xét, qua khảo sát, hiện tượng phải có lót tay để xin được việc làm trong cơ quan Nhà nước dường như nổi cộm nhất, bởi có gần 50% số người được hỏi cho rằng, có hiện tượng đó ở địa phương họ sinh sống.
Các kết quả khảo sát cụ thể về hành vi hối lộ của cán bộ, công chức trong khi thực hiện dịch vụ công như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, y tế, giáo dục tiểu học… cũng cho thấy hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp cơ sở chưa cao.
Ông Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, theo kết quả khảo sát, 26% số người được hỏi cho rằng, người dân phải hối lộ khi xin cấp phép xây dựng; 33% ý kiến nói họ phải chi lót tay để có kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2014. Để được phục vụ tốt hơn trong bệnh viện công lập tuyến huyện, 12% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã phải chi bồi dưỡng cho cán bộ y tế. Ở cấp tiểu học, 30% số phụ huynh phải bồi dưỡng thêm cho giáo viên qua học thêm.
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của người dân về mức độ công khai, minh bạch của các cơ quan Nhà nước cấp địa phương không mấy tích cực. Ví dụ, chỉ có 16,2% số người được hỏi nói họ có biết kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 20% trong các năm 2011-2013. Đáng lo ngại là chỉ có 5% người dân cho biết họ được góp ý cho kế hoạch sử dụng đất năm 2014 và có tới 24% các hộ bị thu hồi đất nói họ không được bồi thường khi bị thu hồi đất. Điều này khiến khiếu kiện về đất đai chiếm 90% các cuộc khiếu kiện kéo dài và đông người trong năm 2014.
Cuộc khảo sát cho thấy nhiều người dân biết việc công chức địa phương đã dùng công quỹ vào mục đích cá nhân và chính quyền địa phương không muốn chống tham nhũng.
Lần khảo sát này có nhiều câu phỏng vấn liên quan đến tham nhũng của chính quyền và công chức cơ sở. Trong năm qua, báo chí phát hiện hàng loạt vụ tham nhũng trắng trợn của chính quyền xã ngang nhiên “ăn chặn” cả những con gà giống, nhím giống xóa đói của các hộ nghèo. Lại có vụ cán bộ cấp xã tiếp tay cho cấp trên tham nhũng dê giống giảm nghèo của nông dân. Thế nhưng, việc xử lý các công chức “nhúng chàm” rất hình thức và có các biểu hiện bênh che rõ rệt đúng như kết quả khảo sát. Ít nơi làm được như huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khi xử lý cán bộ xã Quế An để gà đi lạc chuồng vào… nhà mình.
Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn Lê Tấn Trung đã ký 6 quyết định thi hành kỷ luật đối với các cán bộ xã Quế An. Cụ thể như sau: Chủ tịch và Phó chủ tịch xã bị kỷ luật “Cảnh cáo”. Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và cán bộ tài chính – kế toán của xã Quế An bị hình thức kỷ luật “Khiển trách”.
Theo kết luận của huyện Quế Sơn, lãnh đạo xã Quế An có những sai sót nghiêm trọng như phương án chăn nuôi gà thả vườn chậm được triển khai thực hiện, không công khai để người dân biết tham gia. Thay vì cấp cho 6 hộ nông dân đã được đào tạo nghề chăn nuôi để xây dựng mô hình nhằm nhân rộng thì UBND xã lại cấp cho 23 cán bộ xã và 1 người thân của cán bộ xã, mỗi hộ 50 con. Chủ tịch xã đã chỉ đạo cán bộ kế toán khai man chứng từ để lập thủ tục rút tiền hỗ trợ thức ăn cho gà từ ngân sách Nhà nước với số tiền 22,68 triệu đồng lập quỹ đen.
Cán bộ chủ chốt của xã đồng tình với việc làm sai trái của Chủ tịch xã không ngăn chặn để xảy ra việc cấp gà giống sai đối tượng.
Nhận thức được sai trái của mình, Chủ tịch xã Quế An đã xin từ chức và địa phương đang xem xét việc có tái bổ nhiệm các cán bộ “tham nhũng vặt” này trong thời gian tới hay không.
Lần khảo sát này có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề kinh tế – xã hội, mối lo ngại lớn nhất của người dân. Kết quả cho thấy 1/4 người được hỏi đều trả lời rằng, tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng nhất. Khoảng 20% ý kiến lại quan ngại về chất lượng khám chữa bệnh, phòng trừ dịch bệnh..
Điểm sáng nhất trong kết quả khảo sát này là đa số người được khảo sát đều cho rằng, kinh tế gia đình của họ khá hơn so với 5 năm trước và hơn 65% cho rằng, điều kiện kinh tế hộ gia đình họ sẽ tốt hơn trong những năm tới.
Tại lễ công bố, cuộc khảo sát, nhiều ý kiến khẳng định đây là một chương trình khảo sát xã hội học có quy mô lớn nhất, cung cấp nhiều dữ liệu về hiện trạng dịch vụ công của Việt Nam.
Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Giáp đánh giá: “Việc khảo sát, lấy ý kiến người dân trên nhiều chỉ số về độ công khai, minh bạch; thủ tục hành chính, dịch vụ công, mức độ tham gia của người dân… trên quy mô lớn có tính đại diện cao như vậy là cơ sở dữ liệu có giá trị để nhiều địa phương tự nhìn nhận và xây dựng chính sách.
Bà Pratobha Mehta, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, cho biết: “Tôi rất mừng khi hiện nay, đã có 16 tỉnh, thành phố thường xuyên tham chiếu số liệu qua chỉ số PAPI để ra các quyết định, văn bản điều hành và số liệu của PAPI cũng được nhiều cơ quan cấp Trung ương của Việt Nam sử dụng để rà soát chính sách, nhất là các chính sách về phòng, chống tham nhũng”.
Một số chuyên gia khác đánh giá kết quả PAPI năm nay càng cho thấy những dự án như lấp sông Đồng Nai hay đề án chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội là những việc làm trái nguyên tắc về quản trị hiện đại: Những quyết sách lớn phải được hỏi, tham vấn người dân khi chuẩn bị thực hiện.
Đáng chú ý là đại biểu một số địa phương ghi nhận các chỉ số PAPI rất cần thiết cho chính quyền địa phương khi thực hiên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chấn chỉnh tác phong phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức.
Thọ Vinh



Tham nhũng đất đai, tiêu cực của chính quyền là… rất đau lòng!
(Dân trí) — “Tham nhũng trong quản lý đất đai, tiêu cực của chính quyền là việc đau lòng ở địa phương. Khi chưa có những thay đổi đầy đủ về cơ chế ngăn ngừa cũng không thể ngồi chờ mà cần chủ động hơn để chống tham nhũng”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Đại diện các nhà tài trợ tham dự các kỳ đối thoại PCTN.
Đại diện các nhà tài trợ tham dự các kỳ đối thoại PCTN.
Hôm nay, 6/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Đối thoại Phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương – Thực trạng và giải pháp” do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về PCTN phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức.
Đại sứ Vương quốc Anh Antony Stokes đánh giá, năm 2011, tình hình PCTN chưa chuyển biến nhiều, Việt Nam vẫn xếp thứ 112 về cảm nhận tham nhũng. Tuy nhiên trong năm 2012, tình hình có những tiến triển như đã có những sửa đổi luật pháp để công tác PCTN được hiệu quả hơn.
 “Điều quan trọng nhất là cần phải cải cách thể chế, cần phải có hệ thống tư pháp độc lập cùng với hệ thống báo chí truyền thông phải được tự do hơn trong hoạt động” – Ông Stokes nói. Ông Stokes cũng kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ hơn nữa cho Việt Nam trong công tác  phòng chống tham nhũng.
Giám đốc quốc gia của LHQ tại Việt Nam cho rằng, pháp luật về PCTN tại Việt Nam cần phải được quan tâm chú ý hơn. Điều tra thực tế, khi người dân cần cung cấp dịch vụ hành chính công hoặc chăm sóc y tế vẫn phải hối lộ, 17% người dân cũng nói rằng để trẻ em được chăm sóc tốt hơn ở trường thì phụ huynh phải “lo lót” hoặc 16% số người được hỏi nói muốn xin được giấy phép xây dựng cũng cần chi phí “bôi trơn”.
GĐ quốc gia của Ngân hàng thế giới WB Victoria Kwakwa nhận định, việc hối lộ đã giảm xuống còn 40%, tình trạng quan liêu cũng giảm đáng kể. Cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhưng đại diện WB cũng đặt câu hỏi, làm thế nào để sớm trình Quốc hội luật tiếp cận thông tin, tiếp tục thực hiện đề án 30 về cải cách hành chính như thế nào, luật đấu thầu sẽ được sửa theo hướng nào… ?
Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thanh Long khẳng định, dự luật Tiếp cận thông tin sẽ trình Quốc hội vào năm 2014.
Một câu chuyện quốc tế được giới thiệu trong phiên đối thoại sáng nay là dự án “thành phố minh bạch” thực hiện tại Martin, thành phố lớn thứ 8 của Slovakia (dự án từng được giải thưởng dịch vụ công của LHQ năm 2011).
Thị trưởng thành phố này đã tự mạnh dạn khởi xướng thực hiện dự án trên, áp dụng một loạt biện pháp cụ thể nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu các nguy cơ tham nhũng trong các hoạt động hành chính công của thành phố.
Martin công bố một lịch tiếp dân thường kỳ để người dân có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với Thị trưởng về mọi thắc mắc liên quan hành chính công.
Bên cạnh đó, chủ động tạo một hệ thống dữ liệu mở để người dân truy cập và giám sát các khâu tuyển chọn công chức, phân bổ nhà ở xã hội, hoạch định chính sách và bầu các ủy viên hội đồng thành phố. Ngoài ra, các gói thầu thi công từ ngân sách trị giá trên 3.000 euro (tương đương 80 triệu đồng) đều phải thực hiện qua đấu thầu điện tử công khai.
Xây dựng quy tắc ứng xử và bầu ra ủy viên đạo đức của thành phố, tổ chức các chiến dịch truyền thông để thông báo rộng rãi đến người dân những biện pháp trên và khuyến khích người dân tham gia…
Tổng kinh phí thực hiện dự án này của Thị trưởng hết 23.300 euro (tương đương 600 triệu đồng) và chỉ thực hiện trong 3 tháng. Kết quả họ đã tiết kiệm được ít nhất 740.200 euro (tương đương gần 20 tỷ đồng) nhờ đấu thầu công qua điện tử, lòng tin của người dân đối với chính quyền ngày càng tăng….
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên Đối thoại.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên Đối thoại.
Theo dõi phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện các bộ ngành đã trả lời câu hỏi các nhà tài trợ đưa ra. Phía Thanh tra Chính phủ, đã báo cáo cụ thể kết quả công tác PCTN 1 năm qua (từ lần đối thoại thứ 10, cuối tháng 11/2011 tới nay). Việc tổng kết đã làm rõ bức tranh tổng thể về tình hình tham nhũng tại Việt Nam, kết quả cuộc đấu tranh cũng như chính sách cho thời gian tới để sớm cải thiện được chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam trong bảng xếp hạng các quốc gia mà Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố hàng năm.
Nhấn mạnh nỗ lực hoàn thiện thể chế, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến 2 văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội thông qua. Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật PCTN với điểm nổi bật là yêu cầu nâng cao trách nhiệm giải trình của quan chức – xu hướng thế giới đang hướng tới.
Nghị định về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các lãnh đạo hàng đầu ở cả cấp TƯ và địa phương cũng đặt ra yêu cầu rất cao về năng lực thực hiện nhiệm vụ cũng như trách nhiệm giải trình đối với các quyết định của mình. “Tất nhiên cán bộ lãnh đạo ở cấp nào mà liên quan đến tham nhũng cũng sẽ không được tiến nhiệm. Việc này sẽ tiến hành ngay vào tháng 5/2013” – ông Phúc nhấn mạnh.
Đề cao hướng đối thoại về công tác PCTN ở địa phương – nội dung lần đầu tiên được chọn để thảo luận, Phó Thủ tướng xác nhận, ở Việt Nam, lãnh đạo tỉnh thành có vai trò rất lớn, trực tiếp quản lý đất đai, các nguồn lực để phát triển, quản lý ngân sách, phân bổ đầu tư và quyết định công tác cán bộ, nhân sự ở tỉnh mình. Quyền lực tại địa phương như vậy là rất lớn trong khi vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo nhiều cơ hội phát sinh tham nhũng.
Đánh giá cao bài học kinh nghiệm đến từ dự án “thành phố minh bạch” Martin của Slovakia mà các nhà tài trợ mang tới đối thoại lần này, Phó Thủ tướng đề nghị mời Thị trưởng thành phố này tới để chia sẻ thêm cho Việt Nam những kinh nghiệm quản lý để “chặn nguồn” tham nhũng.
Ông Phúc cũng tỏ ý băn khoăn vì tại Việt Nam, bên cạnh những địa phương là điểm nóng, phức tạp về tình trạng tham nhũng, quản lý đất đai nhưng vẫn có những địa phương làm tốt việc này. “Tham nhũng trong quản lý đất đai, tiêu cực của chính quyền là vấn đề rất đau lòng ở các địa phương. Trong khi chưa có những thay đổi đầu đủ về cơ chế để ngăn ngừa tham nhũng, vẫn cần tích cực nghiên cứu kinh nghiệm ở những nơi đã thành công để xây dựng, nhân rộng những mô hình tích cực như vậy” – ông Phúc nói.

Kết lại nội dung trao đổi, Phó Thủ tướng lưu ý, tham nhũng hiện là thách thức với toàn cầu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào, nhất là trong môi trường kinh tế mở, liên thông sẽ càng tạo ra nhiều hình thức tham nhũng tinh vi, phức tạp. Cuộc đấu tranh với tham nhũng cũng sẽ lâu dài. Việt Nam khẳng định quyết tâm PCTN mạnh mẽ bằng những hành động ngay lập tức. Có thể luật pháp chưa đầy đủ, đồng bộ nhưng không thể ngồi chờ mà cần chủ động triển khai nhiều hoạt động, phương thức để chống tham nhũng. …
Tham nhũng có xu hướng liên hệ với tội phạm có tổ chức (Petrotimes). – Sáng nay (6/12), tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh và Đại diện Bộ phát triển Anh quốc tại Việt Nam đã tổ chức buổi Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương – Thực trạng và giải pháp”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu tại buổi Đối thoại 11.
Tới dự buổi đối thoại có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Antony Stokes – đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam cũng đại diện các Bộ, ban ngành của Chính phủ, đại diện cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan Tư pháp Trung ương cùng đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, ông Nguyễn Đình Phách – Chánh Văn Phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN cho biết, trước khi cuộc Đối thoại diễn ra, trong tháng 10 và tháng 11/2012, các cơ quan đồng chủ trì đã phối hợp với các địa phương tổ chức thành công 3 Hội thảo trước đối thoại theo khu vực Bắc, Trung, Nam có sự tham gia của đại diện 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đồng thời, ông Nguyễn Đình Phách cũng nhấn mạnh rằng: Các Hội thảo trước đối thoại là cơ hội tốt để các tỉnh, thành phố trao đổi về vấn đề của chính mình, học tập kinh nghiệm tốt của địa phương ban, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và lắng nghe các bình luận, khuyến nghị của các chuyên gia, đối tác phát triển. Qua Hội thảo, các cơ quan chức năng Trung ương cũng có thêm những thông tin thực tiễn phục vụ cho quá trình xây dựng chính sách và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực mà cơ quan, bộ, ngành mình phụ trách.
Cũng tại buổi đối thoại, tiếp sau một loạt các kết quả điều tra phòng, chống tham nhũng được công bố trước đó, ông Ngô Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đánh giá: Kể từ Đối thoại PCTN lần thứ 10 đến nay, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan báo chí và nhất là vai trò quan trọng của nhân dân, công tác PCTN ở Việt Nam tiếp tục có những tiến triển tích cực.
Theo đó, ông Ngô Mạnh Hùng nhấn mạnh: Quyết tâm chính trị của Việt Nam trong PCTN tiếp tục được khẳng định qua sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có Kết luận về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác PCTN và thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu.
Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN và nhiều luật khác có liên quan đến công tác PCTN như Luật phòng, chống rửa tiền, Luật giám định tư pháp, Luật xử lý vi phạm hành chính; sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật luật sư, Luật xuất bản…
Đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế tham dự buổi Đối thoại.
Một thông tin cũng được các đại biểu tham dự buổi Đối thoại đặc biệt quan tâm là kết quả điều tra xã hội học về thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh trong công tác PCTN. Cuộc điều tra xã hội học được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2012 và triển khai ở 42 tỉnh và thành phố với 328 đại biểu Hội đồng Nhân dân và 174 đại biểu Mặt trận Tổ quốc, trong đó phỏng vấn sâu 24 đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại biểu Mặt trận Tổ quốc.
Cuộc điều tra cho thấy: Đã có 85% đại biểu Hội đồng Nhân dân tham gia hoạt động “xem xét báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền cung cấp liên quan đến công tác PCTN” và 77,2% số đại biểu tham gia hoạt động “xem xét văn bản qui phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp dưới trực tiếp liên quan đến công tác PCTN”.
Hoạt động giám sát bước đầu đã thu được một số kết quả cụ thể như sau: Có 53,6% đại biểu Hội đồng Nhân dân đã kiến nghị là đưa nội dung liên quan đến hoạt động PCTN vào chương trình giám sát hàng năm, có 75% đại biểu Hội đồng Nhân dân nhận được đơn thư, điện thoại hoặc yêu cầu khiếu nại của cử tri liên quan đến tham nhũng, v.v.
Còn đối với đối tượng khảo sát là Mặt trận Tổ quốc thì cuộc điều tra cho thấy, có 71,9% đại biểu Mặt trận Tổ quốc đã tham dự các cuộc nói chuyện đề cập đến vấn đề tham nhũng và phòng chống tham nhũng so với 61,7% đại biểu Hội đồng Nhân dân. Dựa trên kết quả tổng hợp các báo cáo của 13 cơ quan Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh cho thấy kết quả giám sát nhiệm kỳ hiện nay cao hơn nhiệm kỳ trước.
Đó có thể xem là những bước chuyển biến rất tích cực trong công tác PCTN ở nước ta và đây cũng là quan điểm của bà Victoria Kwakwa – Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khi cho rằng: Công tác PCTN ở Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch theo hướng đi sâu vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề từ thực tiễn, tính công khai, minh bạch cũng đã được tăng cường.
Tuy nhiên, bà Victoria Kwakwa cũng nhấn mạnh rằng: Kết quả của công tác PCTN ở Việt Nam lại còn rất hạn chế. Từ đó, bà đặt ra 2 câu hỏi: Thứ nhất, có thể đẩy nhanh việc xây dựng Dự thảo Luật công bố thông tin và quá trình nghiên cứu xây dựng, bổ sung Luật Đấu thầu hay không? Và liệu các Luật này có đi vào được cuộc sống, phát huy vai trò và tác dụng hay không?
Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cũng cho rằng, tuy công tác PCTN ở Việt Nam đã có chuyển biến tích cực nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng của các vụ việc tham nhũng lại không hề giảm. Điều này được vị đại diện Đại sứ quan Úc dẫn chứng bằng một kết quả điều tra xã hội học mới đây của Thanh tra Chính phủ khi có tới 45% số đối tượng khảo sát được hỏi cho rằng tham nhũng đang trở lên ngày càng nghiêm trọng.
Cùng bày tỏ quan điểm chia sẻ tại buổi Đối thoại, nhiều ý kiến của các đại biểu quốc tế cũng cho rằng, có nên tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác PCTN nữa hay không khi mà hệ thống các luật PCTN ở Việt Nam hiện đã khá hoàn chỉnh. Và theo vào đó, Việt Nam nên tập trung đi triển khai, áp dụng các Luật đó vào thực tiễn.
Ngoài ra, để hiệu quả của các buổi Đối thoại được tốt hơn, có ý nghĩa thực tế hơn, cũng có ý kiến cho rằng, trong lần Đối thoại tiếp theo cần có thêm thành phần là đại diện của khu vực tư nhân (tức là người dân và khối doanh nghiệp tư nhân).
Trả lời những thắc mắc của các đại biểu Quốc tế tham dự buổi Đối thoại, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định: Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết tâm cao nhất trong công tác PCTN. Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì quan điểm là vừa xây dựng, hoàn thiện các văn bản luật và vừa quyết liệt triển khai các nội dung vào thực tế.
Được biết, theo báo cáo Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương trong 5 năm qua (2007-2012) và một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, trong 5 năm, cả nước có 678 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Trong đó xử lý hình sự 101 trường hợp, xử lý kỷ luật 577 trường hợp.
Một số tỉnh, thành phố xử lý nhiều người đứng đầu là Quảng Nam (77 người), Bình Thuận (46 người), Bắc Giang (41 người), Đăk Lăk (38 người), Cao Bằng (31 người)…
Cũng trong 5 năm, toàn ngành thanh tra và các cấp, các ngành đã triển khai 62.994 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã kết thúc 52.671 cuộc. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trên các lĩnh vực; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.619 tập thể, 11.973 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc.
Về công tác điều tra, truy tố, xét xử, trong 5 năm, đã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo. Qua điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng đã thu hồi về ngân sách nhà nước 1.061,6 tỷ đồng, 218,8 ha đất.
Phát biểu tại buổi Đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Ngày nay, tham nhũng đã trở thành thách thức toàn cầu, không phân biệt khu vực địa lý, chế độ chính trị hay trình độ phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với đặc trưng nổi bật là sự chuyển dịch nhanh chóng của các dòng vốn, hàng hóa, dịch vụ và con người giữa các quốc gia đã làm phát sinh những tham nhũng mới, ngày càng tinh vi, phức tạp có xu hướng liên hệ với tội phạm có tổ chức và tội phạm rửa tiền. Vì thế, đấu tranh với tham nhũng là một cuộc chiến lâu dài và cần có sự hợp tác của tất cả các quốc gia.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển luôn ủng hộ và dành cho Việt Nam sự giúp đỡ hiệu quả trong công tác PCTN.

Chính phủ cam kết chống tham nhũng(TBKTSG). – Chỉ kiên nhẫn không thể chống nổi tham nhũng (VNN). – Đại biểu dân cử chưa mặn mà với chống tham nhũng (TN).
Thanh tra Chính phủ công bố điều tra giám sát tham nhũngBáo Đất Việt
Đại biểu dân cử chưa mặn mà với chống tham nhũngThanh Niên

Phê bình chủ tịch huyện thiếu trách nhiệm
Tiền Phong Online
Ngày 6-12, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương có văn bản phê bình Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc Nguyễn Thanh Đạt do thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành. Cụ thể, ông Đạt đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính …

– LS Ngô Ngọc Trai: Bài toán khó về các nhóm lợi ích (BBC).
Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tụt 11 bậc.
5 năm, xử lý 678 người đứng đầu và cấp phó do để xảy ra tham nhũngHà Nội Mới

– Việt Nam đứng thứ 123/176 về mức độ minh bạch (VOV). -Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế, tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

Ngày 5/12/2012, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2012 (CPI 2012), xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Năm nay, Việt Nam đứng thứ 123/176 nước và vùng lãnh thổ, đạt 31/100 điểm(trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch). Việt Nam cũng nằm trong số hai phần ba các nước trong bảng chỉ số có điểm số dưới 50. Kết quả này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và các nỗ lực về phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam chưa chứng tỏ được sự thành công.
Kết quả CPI 2012 cũng một lần nữa khẳng định lại những đánh giá của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cảm nhận và trải nghiệm chung của người dân Việt Nam về tham nhũng. Nếu không có những hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và trừng trị các hành vi tham nhũng, tham nhũng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế đồng thời làm xói mòn niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị cũng như khả năng đẩy lùi tham nhũng của các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT)- cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực và cam kết của Đảng Cộng sản, Quốc Hội và Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh đấu tranh PCTN. Việc thông qua nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng Đảng, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN, cải cách mô hình Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN là những hành động cho thấy quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải cố gắng và hành động nhiều hơn nữa để cuộc đấu tranh này thu được những kết quả thiết thực và cụ thể, và để củng cố niềm tin của người dân vào các nỗ lực quốc gia về PCTN.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT)- cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam tin rằng nâng cao minh bạch trong hoạt động của khu vực công cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền và đội ngũ công chức ở cả cấp trung ương và địa phương là những giải pháp then chốt. Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng quyền tiếp cận thông tin, tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, của báo chí và khu vực tư nhân trong PCTN cũng như tăng cường các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Năm nay, CPI 2012 được xây dựng theo phương pháp luận cải tiến của TI, với thang điểm 0- 100, trên cơ sở 13 nguồn dữ liệu khảo sát của các tổ chức độc lập và có uy tín trên thế giới.

Mục đích của việc cải tiến phương pháp luận của chỉ số CPI là để cho phép các nước trong bảng chỉ số so sánh được điểm số CPI của nước mình theo thời gian. Điều này cũng có nghĩa là điểm số CPI 2012 sẽ không thể so sánh được với điểm số CPI 2011 và các năm trước đó. Việc so sánh điểm số giữa các năm chỉ có thể thực hiện được từ năm 2013. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, sử dụng CPI 2012 như 1 chỉ số tham chiếu cơ sở để đánh giá những tiến bộ đạt được trong PCTN từ năm 2013./.- Việt Nam đứng thứ 123/176 về mức độ minh bạch (VOV).
‘Cần ủng hộ một loại nhóm lợi ích’
Cú sốc bầu Kiên “đánh sập niềm tin nhà đầu tư” (DV).
Công ty của ông Đặng Thành Tâm thay Tổng giám đốc (VnEco).
Khởi tố nguyên lãnh đạo SeABank và chuyện “pháp nhân”, “thể nhân” (VnEco).
Ông Bí thư mất chức vì chống tham nhũng (KT). “Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức”
Phát động chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng
Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng
Làm rõ cái chết Giám đốc Đài truyền hình Long An (VTC).
Giám đốc đài truyền hình Long An tự vận vì con?
Nguoi Viet Online
Thêm một viên chức lãnh đạo ở Việt Nam tự tử, mà người ta nghi vì giận “con gái rượu.” Ông này đang là giám đốc đài phát thanh-truyền hình tỉnh Long An, được cho là đã treo cổ tự vận tại nhà riêng ở thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Thâm nhập những con tàu ‘ma’ vật vờ khắp nơi (VTC).
Có hay không việc mạnh tay khi thu đất của dân, nương nhẹ DN? (TN).  – Sốt ruột đất vàng hoang giữa thủ đô(VNN). – Chủ đầu tư không đủ năng lực sẽ trao đổi bằng thứ khác ? (ND).  – ‘Tôi hứa, ai bảo kê sai phạm đất đai sẽ bị xử nghiêm’ (VNE).  – “Tuýt còi” dự án cao ốc tại bến xe Lương Yên (VnEco).
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Hệ lụy từ những dự án thu hồi đất của dân bằng… “nước bọt” (NCT).

Đất hoang chậm thu hồi: “Cung cấp địa chỉ, tôi sẽ xử lý”
Tuổi Trẻ
TTO – Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định khi trả lời đại biểu về tình trạng đất hoang hóa chậm thu hồi trên địa bàn thành phố tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp HĐND TP Hà Nội sáng 5-12. >> Đừng để dân lo âu như… thủy …
‘Tôi hứa, ai bảo kê sai phạm đất đai sẽ bị xử nghiêm’VNExpress
“Sao lại quyết liệt thu hồi đất của dân rồi để đấy?”XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
WB: Dữ trữ ngoại tệ Việt Nam năm 2012 ước đạt 2,3 tháng nhập khẩu
Mức này được cho là thấp nhất trong tương quan với 10 nước khu vực Đông Á
.
WB thúc giục Việt Nam công bố nợ xấu chính thức (SGTT).  – Biết chính xác số nợ xấu mới mong giải quyết (VNN).  – “Việt Nam cần giải quyết triệt để nợ xấu” (VTV).
Chuyên gia: Cải cách chính sách để thúc đẩy kinh tế (TBKTSG).
Kinh tế Việt Nam 2013 dưới góc nhìn các “ông lớn” (VnEco).  – Doanh nghiệp cho rằng kinh tế chỉ phục hồi sau 2013 (TBKTSG).  – Khi các đầu tàu Bắc, Trung, Nam đều ảm đạm (VnEco).
11 tháng, EVN mua hơn 53% sản lượng điện (VOV).  – Năm 2012, EVN dự kiến sẽ chỉ lãi trên 100 tỷ đồng (TTXVN).  – TS Lê Đăng Doanh: “EVN nên đối xử sòng phẳng với người tiêu dùng” (GDVN).
Chốt phiên, vàng ghi nhận 1 ngày tăng giá (VOV).
Toàn cảnh kinh tế 5-12-2012: Đẹp mã  (VF).  – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 5-12-2012: gạn đục khơi trong?
Thanh khoản tăng mạnh, hai sàn tăng điểm tốt (TN).  – Vào chợ mỗi ngày TTCK 5-12-2012: Cố về đến chốn (VF).
Nguy cơ mắc bẫy tài chính khi vay tiền mua nhà (VNE). – Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Thách thức trong việc tái cấu trúc ngân hàng (RFA).  – Ngân hàng ngoại soi nợ xấu NH nội (Vef). – Nhiều ngân hàng lãi đậm (NLĐ).  – HSBC nhận định tích cực về kinh tế Việt Nam (SGGP). – Kiến nghị mạnh dạn hạ lãi suất thêm 1% (PLTP). – Đề xuất sãi suất cứu doanh nghiệp (DV).
Hơn 20 ngân hàng, DN xin kinh doanh vàng miếng (TP). – Ngân hàng “vô cảm” với nhiều doanh nghiệp (LĐ). – Cấm trả lãi suất vàng (SGGP).  – Thị trường vàng miếng còn lại “đại gia” nào? (TP). – Nắm giữ ngoại tệ không còn là ưu tiên của dân cư (TP).
Tiền đang “chảy” đi đâu? (ANTĐ). – Thị trường vốn tại diễn đàn doanh nghiệp: Vẫn những kiến nghị cũ (LĐ). – Các “ông lớn” bi quan về kinh tế năm tới (DT). – Hà Nội bàn giải pháp cứu doanh nghiệp (PLTP).
“Dọn dẹp” công ty chứng khoán (PLTP). – Blog chứng khoán: Tiền nội “máu lửa” (VnEconomy). – Chuyên gia Mỹ nói về “ngày đen tối” của chứng khoán Việt Nam 2012 (VnEco).
DN cạn tiền mặt, giám đốc ngồi trên lửa (VeF).
Khả năng sinh lợi của nhà khu trung tâm (TN). – Tăng giá đất ở một số vị trí, đường phố, khu vực (LĐ). – Thị trường bất động sản: Chờ cứu chi bằng… tự cứu (LĐ). – Thông qua khu giá đất Hà Nội 2013: Khám phá nơi đắt nhất, rẻ nhất (TP). – Đất tại khu dân cư nông thôn Hà Nội: Thấp nhất 350.000 đồng/m2 (DV). – Đến lúc mua nhà được tặng vàng (ĐV).
– Nỗi niềm doanh nghiệp chế biến tôm, cá “xuất ngoại” miền Tây: Chân đất lại về với… chân đất (!) (Kỳ 1) (Petrotimes).
Xuất khẩu gạo năm 2012 đạt 7,7 triệu tấn (TN). – Xuất khẩu hơn 7,6 triệu tấn gạo trong năm 2012 (SGTT). – Năm 2020 thu nhập của hộ nông dân tăng 2,5 lần (TN). – Xuất khẩu gạo năm 2013 lại gặp khó (SGGP). – Trắng tay với dưa hấu (TT).
Đặc sản bị thương mại hóa sẽ mất dần thương hiệu (LĐ).
Giá thành hàng Việt cao hơn các nước từ 2%-2,8% (NLĐ). – Giải pháp kích cầu điện máy cuối năm: Giảm giá! (SGTT).
Trường Hải thâu tóm toàn bộ công ty buôn bán ôtô (NDHMoney). – Đưa xăng vào diện hàng nộp thuế trước thông quan (TP).
Hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam ngày càng nhiều (PLTP).
– Vụ hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?: Vinacontrol và hải quan đều kết luận hàng Trung Quốc (TN). – Doanh thu bán lẻ Việt Nam vẫn còn thấp (PLTP). – Ngày hội “Tung hàng tết 2013” tại TP.HCM (SGTT). – Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 9: Hốt bạc nhờ hàng “độc” (TN).
Công ty Trung Quốc bị phạt ở Mỹ (NLĐ). – ‘Fiscal cliff,’ ngân sách và kinh tế Hoa Kỳ (Người Việt). – Vách đá tài khóa (fiscal clif) ảnh hưởng gì tới sự phục hồi kinh tế của Mỹ? (Sống Magazine).
Bom nổ ở Hy Lạp (VOA).
Kêu gọi cấm mại dâm trên toàn châu Âu (BBC).

World Briefing | Asia: Chinese Lingerie Factory Fire Kills 14 in Guangdong
NYT -A local Guangzhou reported that a worker had started the fire as part of a pay dispute, but there was no government confirmation of that.
Trung Quốc: nhà máy may bị phóng hỏa, 14 người chết (TT).
Nền kinh tế thế giới phải đối mặt với hai mối nguy (TTXVN).
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ thành di sản UNESCO (VNN).
Hãng phim truyện VN làm đơn kêu cứu khẩn cấp (VNN).
Ngân vang một tiếng chuông đồng (TTCT).
Trầy trật phát hành phim Tết (PN).
Đi dép lê vào nhà hát, mặc nội y đi xem phim (VNN).
Người đàn ông “nghiện” lập kỷ lục Việt Nam (DT).
“Những người khốn khổ” dẫn đầu đề cử giải Satellite (VOV).
HLV Phan Thanh Hùng từ chức (TT).  – Phan Thanh Hùng từ chức sau thất bại ở AFF Cup (TTXVN).  – ‘Tuyển Việt Nam là nạn nhân từ cách làm của VFF’ (VNE). – Ứng dụng CNTT vào giáo dục, vừa mừng lại vừa lo (NĐT).   – Năm 2015: Dạy học phân hóa – tích hợp  (DV).
Học ngành năng lượng nguyên tử được miễn học phí (DV).
Trung tâm Đào tạo quốc tế SIBME: Phù phép để lừa học viên (PN).
Hương Phong – rạng danh đất học (PN).  – Cái học ở một làng xưa (Tin tức).
Trường học Đức thích ứng với kiểu chữ mới (VNN).
Cậu bé khuyết tật người Mông ham học (Tin tức).
4 kiểu phụ huynh làm thui chột khả năng của con (VNE).
Xé áo nữ sinh, quay clip rồi bỏ trốn? (VNN).
Đừng bắt nhà khoa học nhức đầu làm quyết toán (TT).
NASA khởi động con tàu thăm dò sao Hỏa thứ hai (TTXVN).
– Bắc Ninh: Nổ lớn kinh hoàng trong khu công nghiệp, hàng nghìn công nhân náo loạn (DT).  – Nổ lớn tại khu công nghiệp, 25 người bị thương (VNE).  – Hiện trường vụ nổ gas ở khu công nghiệp khiến 32 công nhân trọng thương(DT).  – Cận cảnh hình ảnh kinh hoàng vụ nổ gas trong nhà máy (NLĐ).  – Nổ khủng khiếp ở Bắc Ninh: Cách 2km vẫn bị áp lực (VTC).  – Bắc Ninh: Tin thêm về vụ nổ khí gas ở khu công nghiệp (VOV).  – Nổ gas trong nhà máy: Do tài xế chở gas dùng điện thoại? (NLĐ).
Tây Ninh: Gần 200 công nhân nhập viện sau bữa cơm trưa (VOV).
Khó đánh giá chất lượng bệnh viện hiện nay (TT).
Tàu Việt Nam cứu 39 người trôi dạt trên vùng biển Bangladesh (TN).
Những điều ít biết về TNGT – Bài 2: Chạy xe máy lại tưởng lái ô tô (PLTP).
Bộ Công an vào cuộc giải quyết nạn cướp giật ở TP HCM (VNE).  – Nạn nhân bị cướp chém đứt tay, công an rất ray rứt! (SGTT). – Hải Phòng: Bị truy đuổi, cướp đường phố nổ súng gây náo loạn (VNN).
Thu giữ 6 tấn quần áo ‘vô chủ’ tại chợ Đồng Xuân (Petrotimes).
Thiếu nữ 5 năm không ăn cơm (VNE).
Sống ở đáy khơi (TT).
Thừa Thiên Huế: Chòng chành những bến đò không phép (CP).
Về Kbang nghe chuyện gỗ sưa dùng làm…củi đốt (KT).
Phát hiện xe tải chở 18 con trăn không rõ nguồn gốc (TN).
Thấy người sắp bị tàu cán chết, hối hả …chụp hình! (NLĐ).

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)