Miền Trung biểu tình chống Formosa


Miễn và hoàn thuế hơn 10.000 tỷ đồng cho Formosa Hà Tĩnh (NĐT 10-8-16)Tổng cục Thuế đề nghị miễn và không truy thu thuế Formosa với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng, theo tờ trình về hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do sự kiện ngày 13.5.2014.

Theo dự thảo Tổng cục Thuế vừa gửi Bộ Tài Chính về một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại do sự kiện ngày 13.5.2014 (xô xát của người dân, công nhân một số khu công nghiệp tại một số địa phương sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam), Formosa Hà Tĩnh được đề nghị miễn và không truy thu thuế với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng.Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay, sau sự kiện trên, cả nước ghi nhận 778 DN được đánh giá có bị ảnh hưởng, với tổng thiệt hại là 9.900 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Bình Dương thiệt hại nặng nhất với 537 DN, Đồng Nai 171, TP HCM 33 và Hà Tĩnh có 1 DN là Formosa. Formosa Hà Tĩnh khai báo chịu thiệt hại lên đến 5.533 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua rà soát, số thiệt hại của các DN trên cả nước chỉ là 4.523 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Riêng thiệt hại của Formosa là 4,77 tỷ đồng, các nhà thầu làm cho Formosa là 68,32 tỷ đồng. Ngoài nhà máy của Formosa chịu ảnh hưởng trực tiếp, 16 nhà thầu chính (chủ yếu là DN đến từ Trung Quốc) đang thi công các hạng mục cho dự án Formosa cũng bị ảnh hưởng.

Để hỗ trợ, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp thuế cho nhiều DN. Ngoài ra còn thực hiện cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh (hoàn trước kiểm sau cho 408 hồ sơ đề nghị, với tổng số tiền hơn 15.200 tỷ đồng).

Hà Tĩnh đã hoàn cho Formosa kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4/2014 cho đến nay số tiền 10.173 tỷ đồng, trong đó 1.185 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu ghi chi.

Khu Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: AFP.

Formosa còn được Bộ Tài Chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt trước khi xảy ra sự kiện 13.5.2014 số tiền trị giá 71,6 tỷ đồng. Đây là số tiền miễn giảm và hoàn lại khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền (trong đó thuế tài nguyên là 49,2 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 22,75 tỷ đồng).

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng không truy thu thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành số tiền 176,3 tỷ đồng; không truy thu số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế 32,88 tỷ đồng, miễn phạt vi phạm chính về thuế số tiền 1,26 tỷ đồng.

Tuy vậy, tờ trình của Tổng cục Thuế cũng chỉ rõ, qua rà soát, kiểm tra, cơ quan thuế và hải quan phát hiện nhiều sai phạm của Công ty Formosa như: Hải quan đã truy thu 5,5 tỷ đồng của Formosa vì công ty kê khai, áp mã HS chưa đúng với quy định hiện hành, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp với mặt hàng kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng.

Formosa còn bị cơ quan thuế phạt vi phạm hành chính 225 tỷ đồng do kê khai, hồ sơ hoàn thuế sai quy định.

Cụ thể, trước đó, Formosa đã gửi hồ sơ yêu cầu Chi cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh hoàn cho họ 1.554 tỷ đồng từ gần 19.500 hoá đơn, chứng từ hoàn thuế. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế đã phát hiện doanh nghiệp sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định, và do vậy không thể hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ kết thúc hỗ trợ Formosa Hà Tĩnh trước ngày 1.9.2016.

Kiều Vui

Theo Zing

» Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Phải điều tra và hoàn tất ‘hồ sơ Formosa’ làm cơ sở xử lý thảm họa

» Quảng Bình mùa thiếu biển

» Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng: Cần lấy lại niềm tin từ minh bạch thông tin

» Thảm hoạ Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại

 –Formosa đã được hoàn thuế 10.174 tỉ đồng (TBKTSG 10-8-16) Gần 500 triệu USD! –
– Chính phủ đã rất khẩn trương đền bù cho các doanh nghiệp FDI bị thiệt hại hồi tháng 5-2014 do một số vụ đập phá sau việc Trung Quốc kéo dàn khoan 891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Riêng trường hợp Formosa ở Hà Tĩnh, mức thiệt hại của Formosa chỉ vào khoảng gần 4,8 tỉ đồng, và của các nhà thầu cho Formosa là hơn 68 tỉ đồng; nhưng tập đoàn này đã được tỉnh Hà Tĩnh hoàn thuế gần 10.174 tỉ đồng.

Hầu hết doanh nghiệp đã ổn định sản xuất
Một nguồn tin cho TBKTSG Online biết, hàng loạt các đoàn công tác của Chính phủ đã đến các địa phương khảo sát trực tiếp, hàng loạt các chính sách về thuế, bảo hiểm đã được đưa ra để giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả.

Một báo cáo từ cơ quan thẩm quyền – được soạn thảo để chuẩn bị cho việc đánh giá tổng kết việc đền bù cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bị thiệt hại trong vụ việc – cho biết, có 778 doanh nghiệp báo cáo là có ảnh hưởng, trong đó 537 doanh nghiệp ở Bình Dương, 171 ở Đồng Nai, 33 ở TPHCM và 1 ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chỉ có 687 doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ.

Mặc dù vậy, đại đa số trong số 687 doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ đã khắc phục và tiếp tục sản xuất kinh doanh trước tháng 7-2014, và chỉ có 3 doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau tháng 7-2014.

Các doanh nghiệp tự khai báo tổng mức thiệt hại là gần 10.000 tỉ đồng; tuy nhiên tổng thiệt hại do cơ quan chức năng và bảo hiểm tính vào khoảng hơn 4.600 tỉ đồng.

Đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường cho 462 doanh nghiệp số tiền gần 748 tỉ đồng. Trong số này, Đài Loan có 377 doanh nghiệp với số tiền gần 657 tỉ đồng, Hồng Kông có 6 doanh nghiệp với số tiền gần 97 tỉ đồng, Singapore 7 doanh nghiệp với số tiền 139 tỉ đồng, và 72 doanh nghiệp của Anh, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Thụy Sỹ, Việt Nam, Trung Quốc với tổng số tiền 18 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, ngành Hải Quan đã miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,… với số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng. Đồng thời, ngành thuế đã miễn giảm thuế, hoàn thuế nhanh số tiền tới 15.200 tỉ đồng cho các doanh nghiệp trên.

Formosa trở thành tên nổi bật

Trong báo cáo của cơ quan chức năng, Formosa trở thành cái tên nổi bật do được nhắc đến thường xuyên nhất.

Formosa khai báo mức thiệt hại lên tới 5.533 tỉ đồng do ước tính cả những thiệt hại trong tương lai. Tuy nhiên, các cơ quan bảo hiểm (cả trong và ngoài nước) và cơ quan chức năng ước tính, mức thiệt hại của Formosa chỉ vào khoảng gần 4,8 tỉ đồng, và của các nhà thầu cho Formosa là hơn 68 tỉ đồng.

Formosa cũng đã được tỉnh Hà Tĩnh hoàn thuế gần 10.174 tỉ đồng từ tháng 4-2014 đến nay

Ngoài ra, Formosa còn được Bộ Tài chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt cho Formosa trước khi xảy ra sự kiện tháng 5-2014 tổng cộng gần 72 tỉ đồng. Đây là số tiền liên quan đến thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường từ hoạt động hút cát san nền.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã không truy thu thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu số tiền hơn 176 tỉ đồng; đồng thời không truy thu số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế gần 33 tỉ đồng.

Đặc biệt, ngoài các đề xuất miễn thuế, hoàn thuế và không truy thu thuế đối với Formosa, qua quá trình kiểm tra, cơ quan thuế, hải quan đã phát hiện nhiều sai phạm của Formosa và đề nghị Bộ Tài chính truy thu và thu nhiều khoản tiền vi phạm.

Cơ quan thuế đã phạt vi phạm hành chính số tiền 225 tỉ đồng sau khi bị kiểm tra gần 19.500 hóa đơn trị giá 1.500 tỉ đồng.

Miền Trung biểu tình chống Formosa
-Nhiều cuộc xuống đường với khẩu hiệu về vấn đề môi trường biển và công ty Formosa đã diễn ra tại khu vực Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh hôm Chủ nhật 7/8.

Tại Giáo xứ Xuân Hòa, Quảng Bình, hình ảnh cho thấy người dân làm vệ sinh khu vực gần nơi sinh sống và biểu tình với khẩu hiệu “biển chết, tương lai chết”, “biển cần hồi sinh sự sống”, Formosa cút khỏi Việt Nam, chúng tôi yêu tôm cá”.

Tại Giáo xứ Yên Hòa, Nghệ An, nhiều người cũng tham gia cuộc tuần hành mang theo khẩu hiệu “Yêu cầu chính phủ Việt Nam lập tức đóng cửa Formosa”.

Trả lời BBC Tiếng Việt từ Giáo phận Vinh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về cuộc xuống đường ngày 7/8: “Người dân nhân ngày môi trường thì họ đi dọn và làm lại đẹp hơn giáo xứ, môi trường, làm sạch mương, quét rác rưởi.”

“Sau đó thì một số nơi ở vùng biển họ phản đối cái thảm họa môi trường và đặc biệt là công ty Formosa. Chính nhà nước cũng đã công nhận công ty Formosa là thủ phạm của thảm họa môi trường.”

“Trước đây khi chúng tôi có đưa ra thông tin đó và đặt câu hỏi thì đài truyền hình nhà nước nói đó là thông tin không đúng sự thật, là bịa đặt.Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEOImage captionHình ảnh từ cuộc biểu tình hôm cuối tuần tại một số tỉnh miền Trung

“Nhưng hôm nay thì chính cơ quan đó đã công nhận chuyện đó từ lãnh đạo cao cấp nhất thì dân chúng họ phản đối.

“Họ nghĩ rằng bao lâu còn Formosa thì vùng biển miền Trung không trở lại yên bình,” Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về cuộc xuống đường diễn ra tại Nghệ An và Quảng Bình.
‘Không thể tin tưởng’

Một số hình ảnh từ trang Tin Mừng cho Người Nghèo của Dòng Chúa Cứu thế từ Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lực lượng cảnh sát cơ động cũng đã có mặt ở trước cửa công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong ngày biểu tình.

Hồi cuối tháng 6/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh thừa nhận gây ra vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam và đồng ý bồi thường 500 triệu đôla Mỹ cho chính phủ Việt Nam.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về việc biểu tình: “Chúng tôi nghĩ rằng để biển miền Trung trở lại an bình, để trả lại môi trường sạch của miền Trung thì Formosa cần phải đóng cửa, đó cũng là ý kiến của chúng tôi. Những gì Formosa làm thì không thể tin tưởng được, đã thải nước ra còn liên hệ với những quan chức để chôn chất thải dưới lòng đất. Làm sao mà tin được một công ty với các lãnh đạo như vậy.”Image copyrightFACEBOOK ANTHANH LINHGIANGImage captionNhững khẩu hiệu có nội dung về nhà máy của Formosa được đưa ra tại buổi xuống đường

“Cá hầu như cũng không còn để đánh bắt. Tôi đã đi thăm rất nhiều nơi thuộc vùng miền biển và rất thê thảm. Chúng tôi làm sao để có thể hỗ trợ cho con em ở những vùng đó, mà mùa tựu trường sắp đến nữa. Nếu nhà nước muốn bồi thường thì hỏi nhân dân, phải đến kiểm tra xem dân thiệt hại bao nhiêu,”

Về việc người dân địa phương và khoản bồi thường 500 triệu đôla Mỹ mà Formosa sẽ trả cho Việt Nam, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nhận định: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay người ta không thể công nhận việc đó được.”

“Đáng ra khi xảy ra những thảm họa như vậy thì chính phủ cùng với người dân cùng giải quyết và nhà nước luôn luôn đứng về phía người dân. Trong trường hợp Việt Nam thì rất là buồn là hình như ngược lại.”
‘Tổ chức Việt Tân có mặt rất nhiều’

Hôm cuối tuần, báo VietnamNet dẫn lời Giám đốc công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu nói tại Hội đồng Nhân dân tỉnh hôm 4/8 rằng “tổ chức Việt Tân có mặt rất nhiều” ở Nghệ An.

Gần đây nhất, trong vụ Formosa bị buộc tội gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt, ông Cầu nói “Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá”.Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEOImage captionHình ảnh từ mạng xã hội cho thấy cảnh sát cơ động có mặt trước cửa nhà máy Formosa Hà Tĩnh

Ông cũng cho hay lực lượng công an cả ở trung ương và địa phương “đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt” để đối phó với Việt Tân, đồng thời khuyến cáo “cử tri tỉnh nhà và đại biểu HĐND hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp”.

Từ khi có tình trạng cá chết hàng loạt hồi tháng Tư, nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra tại một số thành phố ở Việt Nam, và công an cho rằng đảng Việt Tân đã “xúi giục, kích động” người dân tham gia.

Công ty Formosa nằm trong tâm điểm của các cuộc biểu tình diễn ra thường xuyên tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam sau đợt cá chết vào tháng 4 -5/2016.-

Nghệ An:’Không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo’
– Đại tá Nguyễn Hữu Cầu cảnh báo, ở Nghệ An tổ chức Việt Tân có mặt rất nhiều. Họ xác định Nghệ An là một trong 4 trọng điểm để làm quyết liệt. Sự kiện ô nhiễm môi trường cá chết hàng loạt ở miền Trung cũng bị lợi dụng, kích động.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh sáng nay, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an Nghệ An thông tin: “Đảng và Nhà nước đã vào cuộc rất quyết liệt, đầy đủ tài liệu chứng cứ để Formosa không chối cãi được trong sự cố môi trường. Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá.

Đề nghị cử tri tỉnh nhà và đại biểu HĐND hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả Bộ và tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt”.

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Ảnh: Quốc Huy

Cũng tại kỳ họp, Đại tá Cầu thông tin, tổ chức phản động người Mông ở nước ngoài lôi kéo, xúi giục thành lập vương quốc Mông ở biên giới Việt – Lào.

Vấn đề này hiện Bộ Công an VN đã phối hợp với công an nước bạn Lào để triển khai các phương án giải quyết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quảng Bình: Yêu cầu lấy mẫu kiểm tra chất lượng ruốc biển

Phóng viên bị đánh khi tác nghiệp ở nhà máy xử lý chất thải

Phó chủ tịch Hà Tĩnh: Tạm dừng chuyển chất thải khỏi Formosa

Bên cạnh đó, Đại tá Cầu cũng nhấn mạnh đến việc ma túy thẩm thấu qua đường biên giới, hình thành các nhóm có vũ trang đưa ma túy qua biên giới.

“Vừa rồi chúng tôi khám phá 4 vụ án về ma túy, thu được rất nhiều súng đạn” – Đại tá Cầu thông tin.

Toàn cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Quốc Huy

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu nhấn mạnh: “Ngoài vấn đề ma túy phức tạp, vấn đề phản động, dân tộc và tôn giáo ở miền núi Nghệ An phải đặc biệt quan tâm. Mặc dù các lực lượng Công an, Biên phòng và Hải quan quản lý cửa khẩu đã làm rất tốt, nhưng vấn đề biên giới cần phải quyết liệt hơn nữa”.

Bất cập giám định tội phạm tâm thần

Đại tá Cầu thông tin, một trong những vấn đề nóng hiện nay là một số vụ án của đối tượng hành động giết người mất khả năng kiểm soát, có biểu hiện thần kinh, gây án thương tâm với người trong gia đình. Điều tra những vụ án này, lực lượng công an gặp rất nhiều kho khăn so với quy định của pháp luật.

Từ năm 2013 trở về trước, những đối tượng nghi có biểu hiện tâm thần, Công an tỉnh chỉ làm giám định trong 5 ngày để hoàn tất các thủ tục. Tuy nhiên, bây giờ toàn bộ thủ tục giám định phải đưa về Trung ương trực tiếp làm, và phải mất 6 tháng mới làm xong.

”Thời gian dài đó chúng tôi không thể nào quản lý được. Cho nên đây là một bất cập trong quy định của pháp luật. Chúng tôi đang kiến nghị sửa đổi điều luật này” – Đại tá Cầu nói.

Quốc Huy-

TP.HCM: Xét xử nguyên cán bộ an ninh chỉ dẫn Việt Tân đánh bom khủng bố
Tối ngày 25/4, sau khi đi photo văn bản mật, Trung đã tự ý lấy 1 bản và mang về phòng rồi chụp lại, đăng lên facebook. Từ 23g02’ ngày 25/4 đến 01g08’ ngày 26/4 Trung đã gửi 5 hình chụp văn bản đến hai tài khoản facebook là Việt Tân và Hoàng Lương Lưu

Ngày 17/11 TAND TP.HCM  đã đưa ra xét xử vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đối với Phạm Thành Trung, 26 tuổi, ngụ TP.HCM. Trung nguyên là cán bộ Đội tham mưu công an quận Bình Thạnh. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt Trung 3 năm tù giam cho tội danh trên.
Bị cáo Trung tại phiên xử ngày 17/11.
Cáo trạng cho thấy vào ngày 26/4/2015 đội an ninh Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) phát hiện trên facebook “An Pham” có đăng tải văn bản “Tối mật” của Tiểu ban an ninh trật tự bảo vệ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước.
Qua điều tra công an xác định tài khoản facebook nói trên là của Phạm Thanh Trung – cán bộ Đội tham mưu (Công an quận Bình Thạnh) và chính Trung là người tải văn bản này lên. Lập tức cơ quan điều tra đã lập biên bản thu giữ một số thiết bị có liên quan đến vụ việc.
Kết quả kiểm tra máy tính xách tay sau đó cho thấy Trung có 6 tấm hình chụp văn bản nói trên và facebook An Pham phát hiện có bài viết chỉ dẫn tổ chức Việt Tân cách thức rải truyền đơn, đặt bom tại trụ sở chính quyền.
Xác minh chi tiết sau đó cho thấy Trung tốt nghiệp Trung học An ninh Nhân dân 2 vào năm 2010. Tháng 11/2014 Trung tự ý lấy điện thoại của bạn gái để đăng ký tạo tài khoản facebook An Pham và dùng tài khoản này tìm hiểu các trang facebook khác, trong đó có trang của tổ chức Việt Tân.
Tối ngày 25/4, sau khi đi photo văn bản mật, Trung đã tự ý lấy 1 bản và mang về phòng rồi chụp lại, đăng lên facebook. Từ 23g02’ ngày 25/4 đến 01g08’ ngày 26/4 Trung đã gửi 5 hình chụp văn bản đến hai tài khoản facebook là Việt Tân và Hoàng Lương Lưu.
Không chỉ có vậy, Trung còn viết một đoạn văn ngắn nội dung chỉ dẫn cách thức rải truyền đơn và đặt chất nổ trong những ngày kỷ niệm 30/4 cho tài khoản facebook Việt Tân và nhóm “Hoi Tu Bao Ve”.
Nội dung Trung viết có đoạn: “Quân đội đã điều công binh vào cuộc, lúc 19g tối nay đã về tới quân khu nhận lệnh, Công an điều trung đoàn cơ động tăng cường các tuyến trọng điểm vào quận 1 (…) nếu ai muốn gây tiếng vang đừng chú ý trung tâm mà các vùng ven là điểm thích hợp…”.
Khai nhận tại cơ quan điều tra, Trung cho biết sở dĩ có hành động như vậy là do bức xúc với Ban chỉ huy đội tham mưu công an quận Bình Thạnh trong việc chỉ đạo, bình xét thi đua mà Trung cho là không công bằng.

 

Tại phiên tòa ngày 17/11 Trung thừa nhận hành vi phạm tội và tỏ ra hối hận. Trung cũng cho rằng mình tự ý gửi văn bản trên đến các tài khoản facebook mà không bị ai bắt ép, xúi giục. Trung cũng xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt.

Cựu công an đăng văn bản ‘tối mật’ lên facebook lãnh 3 năm tùThanh Tra
Ngày 17/11, TAND TPHCM tuyên phạt Phạm Thanh Trung (26 tuổi) – nguyên cán bộ đội tham mưu Công an quận Bình Thạnh – mức án 3 năm tù về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Cựu công an đăng văn bản ‘tối mật’ lên facebook lãnh 3 năm tù. Bị cáo Trung …
Cựu công an đăng văn bản “tối mật” lên Facebook lãnh ánBáo Dân Việt
Phạt tù cựu công an tung văn bản tối mật lên FacebookBáo Dân Sinh (lời tuyên bố phát cho các báo)
Tiết lộ tài liệu mật trên facebook, cựu công an lãnh án tùVTC News
Lao độngHà Nội Mới

Bà Nguyễn Thị Phi khẳng định chỉ vi phạm luật xuất nhập cảnh

Nguồn tin bà Nguyễn Thị Phi, tìm cách từ Thái Lan trở về Việt Nam, được loan trên facebook do chính bà đưa lên chiều hôm qua, nói rằng bà bị người đưa đường bỏ lại tại Cửa Khẩu Cầu Treo và đã bị công an biên phòng Hà Tĩnh giữ lại.

Trái với điều công an nói khi bắt giữ, bà Nguyễn Thị Phi cho hay máy tính, mà công an tịch thu của bà, không hề lưu trữ bất cứ tài liệu chống phá nhà nước, và trước mặt bà thì công an chỉ bảo bắt giữ bà vì bà vi phạm luật xuất nhập cảnh.

Bà Nguyễn Thị Phi cho hay bà đã chịu phạt và nộp tiền phạt nhưng công an vẫn bắt bà cầm bảng để chụp hình, nói rằng để lưu trữ nhằm phục vụ việc quản lý người vượt biên trái phép, thế nhưng sau đó lại đưa lên mạng rồi cáo buộc bà là tay sai của Việt Tân về Việt Nam để tuyên truyền.

Bản tin bà Nguyễn Thị Phi đưa ra còn nói bà đã trực tiếp gặp an ninh ở Hà Nội để phản đối việc làm tráo trở và những lời vu khống của công an biên phòng Hà Tĩnh.

Hiện bà Nguyễn Thị Phi vẫn còn chờ công an giải quyết chuyện này.

Đảng Việt Tân lên tiếng về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi

Việt Hà, phóng viên RFA 2015-10-21
Bà Phi không phải là đảng viên Việt Tân
Việt Nam mới đây lên tiếng cáo buộc nhà hoạt động xã hội, họa sĩ Nguyễn Thị Phi, người vừa bị bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh Việt Nam, có liên quan đến đảng Việt Tân ở hải ngoại và các đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Đại diện đảng Việt Tân đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Đảng Việt Tân hôm 21 tháng 10 lên tiếng chính thức phủ nhận những cáo buộc rằng đảng này có liên hệ với bà Nguyễn Thị Phi, người vừa bị công an Việt Nam bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên biên giới Việt Lào, tại tỉnh Hà Tĩnh.
Lên tiếng với ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Washington DC, ông Hoàng Tứ Duy cho biết:
“Bà Nguyễn Thị Phi không phải là đảng viên Việt Tân và không có dính líu gì đến các sinh hoạt của đảng Việt Tân cho nên chúng tôi không rõ bà ta đã có những tài liệu gì. Tuy nhiên việc bà ta mang tài liệu về Việt Nam là cái quyền của bà và trong những ngày tới thì chúng ta sẽ biết thêm về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi. Về phía đảng Việt Tân chúng tôi không biết bất cứ thông tin gì về sinh hoạt của bà ta.”
Bà Nguyễn Thị Phi, 56 tuổi, là một họa sĩ lấy bút hiệu Hồng Phi. Truyền thông nhà nước trích lời giới chức Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cho biết bà Phi bị bắt vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 17 tháng 10 tại trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cầu treo thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Lực lượng biên phòng cửa khẩu phát hiện bà Phi nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu.
Trang tin của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 20 tháng 10 cho biết phía cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện trong máy tính và ổ cứng mà bà Phi mang théo có chứa nhiều tài liệu liên quan đến mối quan hệ của bà với các đối tượng phản động trong và ngoài nước, tài liệu và bài viết nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân chống phá nhà nước.
Phản ứng trước cáo buộc mà Việt Nam có đối với các hoạt động của Việt Tân, đại diện đảng này, ông Hoàng Tứ Duy cho biết:
“Chủ trương của đảng Việt Tân là góp phần dân chủ hóa đất nước và chống độc tài và đảng Việt Tân chủ trương bất bạo động. Rất tiếc nhà nước cộng sản Việt Nam coi bất cứ hành động nào tích cực muốn thay đổi đất nước là hành động phản động hay chống phá nhà nước. Quan niệm của chúng tôi là tất cả những người Việt Nam có quyền góp phần cho vận mệnh đất nước và có quyền góp phần thay đổi đất nước.”
Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết bà Nguyễn Thị Phi đang thuộc diện cấm xuất cảnh do liên quan đến các tổ chức phản động trong và ngoài nước từ năm 2011. Tháng 1 năm 2014, bà Phi đã bị đồn biên phòng cửa khẩu cầu treo tạm giữ khi tìm cách xuất cảnh cùng các tài liệu. Phía Việt Nam cho biết tháng 3 năm 2014, bà Phi xuất cảnh trái phép qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây ninh qua Campuchia sang Thái Lan. Bà cho biết mục đích là để lấy tiền và tài sản còn lại ở Thái Lan.
Bà Phi đã từng bỏ trốn sang Thái lan hồi năm 2011 sau khi cáo buộc công an địa phương ở Hà Nội sách nhiễu, đánh đập bà. Nguyên nhân mà bà đưa ra là do bà viết những bài báo trên mạng chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam, và tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Trong một phỏng vấn với phóng viên Thanh Trúc của Đài Á châu Tự do ở Bangkok hồi năm 2011. Bà Phi nói:
“Chúng tôi cảm thấy sống trong nước không có nhân quyền, không có tự do thì chi bằng chúng tôi sống ở một nơi khác. Khó khăn vất vả về vật chất về điều kiện nơi ăn chốn ở nhưng đổi lại chúng tôi có quyền tự do nói lên chính kiến của mình, nói lên tiếng nói tự do…”
Bà Phi cũng cho biết việc bà phải bỏ nước ra đi là điều bất đắc dĩ vì thường có nhiều khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bà vẫn quyết định ra đi vì với bà tự do là điều quý nhất.





Bắt phụ nữ nhập cảnh mang tài liệu phản động
21/10/2015
BĐBP Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) vừa bắt giữ một đối tượng mang theo tài liệu phản động khi nhập cảnh.

ch-ng minh th- c-a Nguy-n Th- Phi
Đối tượng Nguyễn Thị Phi đã bị bắt giữ khi nhập cảnh trái phép
Theo tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Phi mang theo nhiều tài liệu phản động, nhập cảnh trái phép.
Được biết, khoảng 9h30′ ngày 17/10/2015, tại Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, qua công tác kiểm tra kiểm soát xuất nhập cảnh người và phương tiện, lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo (BĐBP Hà Tĩnh) phát hiện Nguyễn Thị Phi (SN 1959, hộ khẩu thường trú tại phường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp.
Qua kiểm tra hành lý, phát hiện đối tượng Phi mang theo máy tính và USB có chứa nhiều tài liệu liên quan đến các đối tượng phản động ở trong và ngoài nước. Nhiều tài liệu, bài viết nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2012 trở về trước.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra mở rộng.

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)