Bi kịch hôn nhân của nhà báo Hoàng Hùng


imgTin liên quan: Mở rộng điều tra vụ nhà báo Hoàng Hùng

Bi kịch hôn nhân của nhà báo Hoàng Hùng

Vì sao Lê Hoàng Hùng, một người chồng hết mực yêu vợ, thương con, cả cuộc đời hầu như không có lỗi lầm gì đáng kể đối với vợ, cuối cùng lại nhận lấy cái chết thảm thương do chính vợ mình gây nên?

Chúng tôi đã đến TP.Tân An nơi anh sinh sống và qua đời, đến huyện Thủ Thừa – nơi anh trải qua thời thơ ấu cùng gia đình, gặp những người từng gắn bó lâu dài với anh để dựng lại vở thảm kịch mà kết cục của nó đang làm xôn xao dư luận cả nước, làm bàng hoàng những người quan tâm đến hạnh phúc gia đình!Cuộc hôn nhân đầuMột buổi sáng cuối năm 1987, trên QL1A ngang qua địa phận xã Nhị Thành – huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An có một đám đón dâu. Những người đi đường lấy làm lạ khi đoàn nhà trai đến đón dâu cứ đứng bên đường hàng chục phút mà không được nhà gái mời vào nhà để làm thủ tục “rước dâu”. Chú rể là nhà báo Hoàng Hùng (phóng viên báo Long An) trong bộ complet rộng thùng thình và chiếc cà vạt thắt không thật khéo bắt đầu nóng ruột, mồ hôi nhễ nhại. Trong lúc ấy cha dượng và chú của Hoàng Hùng đang ở trong nhà của cô dâu để thuyết phục nhà gái cho vào đón dâu.

Nguyên nhân của sự cố là do đàng trai đến đón dâu trễ hơn giờ qui định, nhà gái không chịu cho vào. Thế nhưng, theo những người am hiểu tình hình thì việc “làm khó làm dễ” nói trên xuất phát từ nguyên nhân cuộc hôn nhân không được “môn đăng hộ đối” – gia đình cô dâu quá giàu, còn gia đình Hoàng Hùng quá nghèo! Cuối cùng rồi lễ đón dâu cũng được tiến hành, cô dâu rời khỏi ngôi biệt thự xinh xắn ven đường quốc lộ theo chồng về quê nghèo giữa đồng sâu.

Xe hơi không thể chạy trên bờ ruộng vào nhà chú rể, đoàn nhà gái phải xuống xe đi bộ. Khi vào đến ngôi nhà lá thấp bé, nghèo nàn, bên cạnh là khoảnh sân được che rạp tạm bợ làm chỗ đãi tiệc cưới, nhiều người đi đưa dâu miễn cưỡng bước vào. Chứng kiến từ đầu tới cuối lễ đón dâu, một người bạn của Hoàng Hùng cho biết, lúc đó anh thấy tự ái và chạnh lòng, thấy thương gia đình Hoàng Hùng, và buồn cho sự phân biệt hèn sang.

Và rồi cuộc hôn nhân giữa một bên là cô thư ký xinh đẹp của một công ty giàu có, lại con nhà giàu và một bên là anh chàng phóng viên tài hoa nhưng “nghèo rớt mùng tơi” chỉ kéo dài được hơn nửa năm, khi cả hai đã thấm thía chuyện “cơm áo gạo tiền” mới là thực tế, còn cảm giác yêu đương lãng mạn buổi ban đầu chỉ là phù du!

Nhà nghèo

Hoàng Hùng sinh ra ở xã Lương Hòa Lạc – huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang. Anh sinh ra đúng vào năm cả miền Nam làm cuộc Đồng Khởi (1960). Như bao người trai khác trong vùng, cha của anh cũng rời xa gia đình băng mình vào lửa đạn chiến tranh, đi giải phóng đất nước. Khi Hoàng Hùng lên 6 tuổi, mẹ anh nhận được giấy báo tử của chồng.

Người góa phụ và 3 đứa con nhỏ (Hoàng Hùng lớn nhất) đã trải qua những năm tháng cơ cực trong cảnh nghèo và trong sự kỳ thị, phân biệt đối xử của chính quyền Sài Gòn ở địa phương. Năm 1970, mẹ anh tái giá và rời Lương Hòa Lạc về sống quê chồng  xã Nhị Thành – huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An và sinh tiếp 3 người con.

Dù nhà nghèo, đông con, nhưng người cha dượng rất yêu thương đứa con riêng của vợ tên Hoàng Hùng, nhờ vậy mà anh được tiếp tục đi học lên cao, chứ không nghỉ giữa chừng như mấy đứa em. Để có tiền đi học, anh phải vừa học vừa đi làm mướn khi mới 10 tuổi đầu, có lẽ nhờ vậy mà anh sớm biết lo toan, luôn bao biện công việc cho người thân suốt cuộc đời sau này.

Sau ngày đất nước thống nhất, anh tiếp tục học hết THPT, không có điều kiện học tiếp, nên đi làm cán bộ VHTT xã, rồi được rút về Đài Truyền thanh huyện. Từ những bài viết cộng tác cho báo Long An, bộc lộ năng khiếu báo chí bẩm sinh, anh được rút về làm phóng viên cho báo này vào năm 1980.

Thế nhưng, khi đã khẳng định được tên tuổi với vị trí phóng viên chủ lực của báo, thì bất ngờ anh được cho đi nghĩa vụ quân sự. Gần 3 năm trong quân ngũ anh vẫn gián tiếp gắn bó với nghề báo bằng những bài viết nóng hổi gửi về từ biên giới Tây Nam. Xuất ngũ, anh trở về cơ quan cũ, tiếp tục xông xáo trong nghề báo. Nhờ nghề báo mà anh quen với cô thư ký riêng xinh đẹp của 1 vị giám đốc đầy quyền lực của 1 công ty giàu có nhất tỉnh Long An thời đó và đi đến cuộc hôn nhân ngắn ngủi như đã kể ở trên.

Cuộc hôn nhân thứ hai

Anh cưới vợ lần thứ hai (năm 1990) cũng nhờ nghề báo mà nên. Dạo ấy trên báo Long An lần đầu tiên xuất hiện bài phóng sự điều tra kéo dài gần 10 kỳ nói về những mặt trái, những tê nạn ở thị xã Tân An lúc đêm về. Bài điều tra có tên “Thị xã về khuya” của tác giả Hoàng Hùng. Bài phóng sự thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, trong đó có ông Trần Văn Mến và chị Trần Thúy Nga – cha và chị của Trần Thúy Liễu, vợ của Hoàng Hùng sau này.

Vì mến mộ tài năng tác giả, chị Thúy Nga đã tìm cách mai mối Hoàng Hùng cho đứa em gái Thúy Liễu mới lớn. Ông Mến và nhà báo Hoàng Hùng đã thường xuyên có những buổi đàm đạo về chuyện báo chí, chuyện đời, họ tỏ ra rất tâm đầu ý hợp. Mãi cho tới khi Hoàng Hùng bị đốt chết, ông Mến vẫn luôn yêu quý anh như con ruột.

Khi quen Hoàng Hùng, Thúy Liễu là cô gái mới lớn, nghỉ học sớm (chưa hết cấp 2), không nghề nghiệp. Hoàng Hùng đã xin cho vị hôn thê vào làm công nhân Xí nghiệp Chế biến thủy sản Long An. Thúy Liễu trắng trẻo, cao ráo, xinh đẹp, làm việc chăm chỉ, từng là công nhân giỏi trong xí nghiệp. Sau khi Hoàng Hùng và Thúy Liễu cưới nhau, người vợ nghỉ đi làm vì “vợ nhà báo ai làm công nhân”.

Thế nhưng do Thúy Liễu ít học, không thể xin đi làm việc gì khác đàng hoàng hơn, vì vậy mà ở nhà sống nhờ vào chồng. Họ vẫn sống trong căn phòng tập thể chật hẹp, che chắn tạm bợ trên lầu 1 của trụ sở báo Long An, nơi Hoàng Hùng từng sống với cuộc hôn nhân đầu.

Người đàn ông điểm 10

Mãi sau này các cơ quan, ban ngành tỉnh Long An mới có cuộc vận động chấm điểm “người đàn ông điểm 10” dành cho những người chồng luôn lo toan chuyện gia đình, yêu thương vợ con, không thói hư tật xấu…So với những tiêu chí “điểm 10” ấy thì Hoàng Hùng chẳng những đạt mà còn vượt xa. Anh không rượu chè (hi hữu lắm mới uống chút rượu), không hút thuốc, không “gái gú”, xong công việc là về nhà với vợ con, gần như toàn bộ thu nhập anh đều mang về nhà…

Tuổi thơ nghèo khó và những nhọc nhằn từ nhỏ đã giúp anh có những đức tính đó. Sau này, khi đã có con, rồi cha vợ cho vợ chồng anh miếng đất cất nhà cấp 4, anh càng quan tâm chăm chút mái ấm của mình. Với người chồng “điểm 10” ấy, Thúy Liễu gần như không phải làm việc gì nặng nhọc, ngoài 2 lần “vượt cạn” vào các năm 1993 và 1998.

Ngay cả khi phải rời khỏi báo Long An vào năm 1993 để đi “đánh thuê” ở Bà Rịa – Vũng Tàu và các báo ở TP.HCM, hàng tuần Hoàng Hùng đều vượt hàng trăm cây số để về bên vợ con. Sau này, khi là phóng viên báo Người Lao Động thường trú tại Long An – Tiền Giang – Bến Tre, anh thường xuyên có mặt ở nhà, càng trở nên “giỏi việc nước đảm việc nhà”.

Nhưng trớ trêu thay, anh càng giỏi giang bao nhiêu thì người vợ trẻ xinh đẹp của anh càng được “giải phóng” khỏi công việc nhà bấy nhiêu. Là người làm báo lâu năm, thông thạo nhiều triết lý, điển tích, thế nhưng anh lại quên mất một điều khá đơn giản mà người xưa đã đúc kết, đó là: “Nhàn cư vi bất thiện”.

Mua xe đi casino

Trong khi nhiều đồng nghiệp của anh còn nhà cửa tạm bợ, thì anh nhờ tính chăm chỉ, chắt chiu, đã sớm có nhà cửa đàng hoàng. Có đất nằm trong dự án khu dân cư, anh được vài nền “tái định cư”, cùng với tích lũy nhiều năm làm báo, cuối năm 2009 anh đã cất nhà “khủng” có giá trị xây dựng trên 1 tỉ đồng. Từ nhà cấp 4 chuyển qua nhà lầu “4 tấm”, Thúy Liễu từ người vợ “vô công rồi nghề” trở thành “mệnh phụ phu nhân”.

Để đủ tiền cất nhà, vợ chồng anh có vay nợ chút ít, nhưng bù lại cũng còn vài lô đất chờ được giá mới bán. Nói chung, sau khi cất nhà, tình hình tài chánh gia đình anh vẫn “trong sạch”, không có gì quá khó khăn. Thậm chí, vào khoảng tháng 4/2010, anh đã mủi lòng khi Thúy Liễu nói: “Nhà như vầy phải đi xe SH mới xứng”. Anh đã đem về nhà cho vợ chiếc SH giá 130 triệu đồng mua chịu của người bạn là bác sĩ bệnh viện ĐK Long An.

Thế nhưng, chỉ mấy ngày sau vợ chồng anh đổi ý, đem xe đi trả vì tính chuyện làm ăn qua casino bên đất Campuchia: Mua xe hơi để bà Liễu đưa người đi đánh bạc, kết hợp kinh doanh khăn lạnh. Trong khi chờ vay mượn tiền hoặc bán đất để mua xe, vợ anh đã lân la qua casino và mọi chuyện trở nên tồi tệ từ đó. Những khoản nợ phát sinh sau những lần Thúy Liễu trở về từ casino cùng với những mâu thuẩn âm ỉ, chất chứa từ nhiều năm đã xô đẩy gia đình Hoàng Hùng đến bờ vực thảm hỏa. Mâu thuẫn đó là gì?

Căn bệnh khó nói

Vào năm 2003, trong 1 lần thử máu, Hoàng Hùng cùng lúc phát hiện mình mắc 2 chứng bệnh “nhà giàu”: guot và tiểu đường. Đã có lúc bệnh guot làm anh đi lại không được, chỉ ngồi khóc, Thúy Liễu phải cõng anh đi lại sinh hoạt trong nhà. Để trị bệnh guot, anh phải dùng thường xuyên một lượng lớn thuốc đặc trị, hậu quả là “bản lĩnh đàn ông” của anh ngày càng giảm, rồi gần như tắt hẳn.

Cũng kể từ đó, người ta thấy Thúy Liễu có những người bạn trai “trên mức tình cảm”. Đã trên 1 lần anh “bắt tại trận” vợ anh và người bạn trai của vợ ở những nơi “nhạy cảm”. Thế nhưng, với sự trầm tĩnh vốn có, anh chỉ yêu cầu họ “rút kinh nghiệm, đừng phá chuyện gia đình”, chứ không làm gì ầm ĩ.

Đã 1 lần tan vỡ, giờ còn có 2 đứa con đang lớn, hơn ai hết Hoàng Hùng muốn níu kéo, không để chuyện gì xảy ra với gia đình mình. Thậm chí, Hoàng Hùng hầu như không bao giờ lớn tiếng với vợ, ngược lại, anh còn luôn bị vợ la mắng, có lần bị đuổi ra khỏi nhà. Đầu năm 2009, vợ anh làm mất chiếc xe máy mới mua gần 20 triệu đồng, anh mới càu nhàu “Đi xe không cẫn thận”, đã bị vợ quật lại “Ai muốn mất, ông có giỏi ở nhà giữ…”. Chỉ vài ngày sau anh đi mua chiếc xe khác về cho vợ.

Sức chịu đựng của Hoàng Hùng dù bền bỉ tới cỡ nào thì anh cũng không thể bình tĩnh trước những món nợ lớn mà vợ anh mang về từ casino. Những ngày trước khi xảy ra thảm họa, vợ chồng anh thường hay cãi vã. Có lẽ, lần đầu tiên trong đời Hoàng Hùng đã to tiếng, thậm chí mạt sát vợ.

Thúy Liễu chưa bao giờ nếm trải cảnh này, vốn ít học và hời hợt, cùng với nợ nần thúc ép (và có thể còn nguyên nhân khác mà chúng ta chưa được biết), cô đã nhắm mắt xô tuột gia đình mình xuống vực thẳm thảm họa! Những ngày trên giường bệnh, cả lúc biết mình khó qua khỏi, Hoàng Hùng chỉ lắc đầu, nước mắt chảy dài khi có ai hỏi về nguyên nhân anh bị đốt. Có lẽ anh không muốn tin, không chịu tin và không muốn ai biết điều khó tin ấy.

Mà cũng có lẽ anh ân hận về cái cách mà mình đã cưng chiều vợ, cái cách mà mình muốn nấn ná níu kéo một sự đổ vỡ khó tránh khỏi. Cũng có thể anh đau nỗi đau một cuộc đời chỉ biết làm việc, cung phụng mà hầu như không có gì gọi là hưởng thụ, để rồi sự hi sinh, cung phụng đó quay lại tàn hủy đời anh, xô đẩy các con anh về bến bờ vô vọng!

(Theo Người đưa tin)

Chữ trong thư gửi “người thứ ba” là của bà Liễu (bee 08/03/2011) Bà Trần Thúy Liễu , vợ cố nhà báo Hoàng Hùng, bước đầu đã khai nhận việc mình có mối “quan hệ mật thiết” với ông Tâm.

Giám định thư nghi của bà Liễu gửi người thứ ba (bee 05/03/2011)-

Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng, Công an Long An đã trưng cầu giám định chữ viết những bức thư nghi của bà Trần Thúy Liễu, vợ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng, gửi cho ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên Đội trưởng Đội QLTT số 5 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Long An.

TIN LIÊN QUAN

Báo NLĐ (ngày 5/3) cho biết, cơ quan công an cũng mời những người có liên quan đến việc trao đổi thư từ bà Liễu gửi cho nhà bà Nhiệm (em ông Tâm) để làm rõ.

Trước đó, ngày 2/3, trả lời PV báo Thanh niên, ông Tâm nói không biết gì về những lá thư của bà Liễu.

Những bức thư được cho là do bà Liễu viết gửi ông Nguyễn Văn Tâm Những bức thư được cho là do bà Liễu viết gửi ông Nguyễn Văn Tâm
Những bức thư được cho là do bà Liễu viết gửi ông Nguyễn Văn Tâm. Ảnh: NLĐ

Theo ông Tâm, “từ sau ngày đám tang ông Lê Hoàng Hùng, tôi không hề điện thoại, không gặp bà Liễu và cũng không nhận của bà Liễu bất cứ thứ gì”. Theo tường trình gia đình của bà Liễu thì hai người đã không dám liên lạc qua điện thoại nên đã tìm cách nói chuyện với nhau bằng “bút đàm”. Nhưng ông Tâm khẳng định mình chưa hề… biết nét chữ của bà Liễu. Khi PV đưa ra tờ giấy bà Liễu viết ghi nợ ông số tiền 150 triệu đồng, ông Tâm nói cũng không biết vì “tôi có đưa tiền cho bà Liễu mượn nhưng hoàn toàn không làm giấy tờ gì hết”!

Ngày hôm qua (4/3), Chi bộ Đảng Chi cục QLTT tỉnh Long An đã họp bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5, vì đã có hành vi đánh bạc và dư luận cho rằng ông Tâm có quan hệ tình cảm với bà Trần Thúy Liễu. Kết quả, có 12/38 phiếu đề nghị cách chức, 11/38 đề nghị khai trừ ông Tâm ra khỏi Đảng.

TH (Theo NLĐ, Thanh niên)

Ngày 4/3, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Long An công bố quyết định của chủ tịch UBND tỉnh về việc thôi chức chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Minh và điều ông này về Sở.

Trước mắt, ông Nguyễn Ngọc Long – Chi cục phó, tạm thời điều hành Chi cục QLTT tỉnh trong thời gian chờ UBND tỉnh Long An chính thức bổ nhiệm chi cục trưởng.

Cùng ngày, với sự tham dự của lãnh đạo Đảng ủy Sở Công thương, chi bộ Chi cục Quản lý Thị trường Long An họp kiểm điểm, đề ra hình thức kỷ luật đối với các cán bộ đi đánh bạc tại casino ở Campuchia, gồm ông Nguyễn Văn Tâm – đội trưởng Đội QLTT số 5; ông Nguyễn Vinh Sang – kiểm soát viên Đội QLTT số 2. Hai cán bộ còn lại là Nguyễn Văn Hữu – Đội trưởng Đội QLTT Cơ động và Đặng Trường Chinh – Đội phó Đội QLTT số 6, không bị kiểm điểm kỷ luật vì chưa đủ chứng cứ kết luận có đi đánh bạc ở các casino.

(Theo TTXVN)

Bà Trần Thúy Liễu khai… nhỏ giọt – Bà Trần Thuý Liễu khai báo về mối quan hệ tiền bạc với người đàn ông, mà hiện dư luận đồn đoán là “người thứ 3” trong chuyện vợ chồng của cố nhà báo Hoàng Hùng.

Công an nhận tài liệu do phóng viên cung cấp (TT)– Ngày 2-3, phóng viên báo Người Lao Động đã đến cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An cung cấp năm tờ giấy viết tay trên giấy tập học sinh được một số tờ báo cho là bút tích của bà Trần Thúy Liễu viết gửi cho ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng đội 5 Chi cục Quản lý thị trường Long An) trước khi ra tự thú ngày 20-2.

Phóng viên Minh Sơn (báo Người Lao Động), người cung cấp tài liệu trên cho cơ quan điều tra, cho biết nguồn gốc những tài liệu này là của người thân trong gia đình bà Liễu đưa ra. Trong số đó có ba tờ viết dưới dạng thư trao đổi, một biên nhận mượn nợ 150 triệu đồng của ông Nguyễn Văn Tâm, một tờ bà Liễu ghi trả bớt nợ 120 triệu đồng.

Quan sát cho thấy ba tờ giấy viết trong số này là dưới dạng thư trao đổi đều không ghi ngày tháng, không đầu đuôi, không chữ ký. Nội dung của những tờ giấy nói về việc người viết bị cơ quan điều tra hỏi trong quá trình thẩm vấn, chủ yếu là mối quan hệ tình cảm, chuyện tiền bạc giữa người viết và ai đó.

Chiều 2-3, một cán bộ có trách nhiệm của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An nói hiện cơ quan này chỉ mới tiếp nhận các tài liệu trên, chưa xem xét tính xác thực. Nhận xét về tài liệu này, một điều tra viên có kinh nghiệm ở Tiền Giang cho rằng có hai tuồng chữ khác nhau trong ba tờ giấy có nội dung thư trao đổi. Ngoài ra, hai chữ ký trong giấy mượn tiền và trả tiền cũng không giống nhau.

Cũng trong ngày 2-3, Chi cục Quản lý thị trường Long An bắt đầu tổ chức kiểm điểm ông Nguyễn Văn Tâm ở tổ đảng. Tại đây, ông Tâm vẫn thừa nhận có qua Campuchia đánh bạc 4-5 lần như đã khai với công an. Ông Nguyễn Văn Minh, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, cho biết việc kiểm điểm ông Tâm và các cán bộ khác từng qua Campuchia đánh bạc sẽ được tiến hành theo trình tự từ tổ đảng đến chi bộ và bỏ phiếu kín biểu quyết hình thức kỷ luật.

Thời gian qua, cơ quan điều tra cũng nhiều lần triệu tập ông Nguyễn Văn Tâm để làm rõ mối quan hệ tình cảm, tiền bạc giữa ông và bà Liễu.

* Ngày 2-3, thượng tá Phạm Văn Thành, phó Công an huyện Tân Phước (Tiền Giang), cho biết nghi phạm tạt xăng đốt anh Cao Trung Thảo ngày 28-2 (Tuổi Trẻ ngày 2-3) đã được xác định, công an đang tạm giữ hành chính ông này. Theo ông Thành, đối tượng bị tạm giữ và mẹ của anh Thảo có quan hệ tình cảm với nhau. Thảo biết chuyện đã ngăn cản.

V.TR. – N.HẬU

————————————

* Tin bài liên quan:

>> Vì sao bà Liễu đốt chồng?
>> Tạm đình chỉ công tác Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 5
>> Ông Hoàng Hùng có mua bảo hiểm cho vợ
>> Vợ nhà báo Hoàng Hùng đầu thú
>>
Vợ nhà báo Hoàng Hùng khai lý do giết chồng

Mẹ nhà báo sẽ đại diện cho con tại tòa(VNN)-Vụ nhà báo bị đốt: Còn nghi can khác ngoài bà Liễu(Bee)-Hiện nay ban chuyên án đã xác định có nhiều khả năng trong vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng ngoài bà Liễu, còn có nghi can khác.

Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Hé lộ nhiều tình tiết bất ngờNgười Lao Động

(NLĐO)- Báo Người Lao Động vừa nhận được một số thư tay được cho là do bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng, viết gửi một người tên Nguyễn Văn Tâm trước khi tự thú. CQĐT ngày 1-3 đã làm việc với ông Nguyễn Văn Tâm – nguyên đội trưởng đội QLTT số 5, tỉnh Long An.

Những ngày qua, trong lúc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An tiếp tục thẩm vấn bà Trần Thúy Liễu – vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng (Báo Người Lao Động) – để làm sáng tỏ cái chết của anh thì bất ngờ, Báo Người Lao Động nhận được một số bức thư tay được cho là do bà Liễu viết gửi một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Tâm.
Đáng chú ý, những bức thư tay này được bà Liễu viết và gửi đi trong những ngày trước thời điểm bà tự thú (trước ngày 20-2).
Thông cung?

Một trong những bức thư tay chúng tôi thu thập được có nội dung: “Nó điều tra A (anh – PV) sao rồi? Trả lời ghi giấy cho em biết. Anh không nói e (em – PV) cho vay ai hết nhe (…) Để nó điều tra hướng khác. Nó hỏi ngày em với anh điện thoại bao nhiêu lần? Nó đang nghi em thương anh mà hại Hùng đó. Em quá mệt mỏi, dù có gì em cũng không bỏ anh đâu. Điều tra em tới 8 giờ tối luôn. Anh mấy giờ? Hỏi em với anh có dính líu tình cảm, tiền? Em trả lời rồi, tôi không dính líu gì hết…”.

Những bức thư được cho là do bà Liễu viết gửi một người đàn ông tên Nguyễn Văn Tâm
Trong thư, từ “nó” được hiểu là bà Liễu ám chỉ cơ quan điều tra hoặc điều tra viên ban chuyên án. Trong thời gian sau ngày an táng nhà báo Hoàng Hùng (31-1) đến trước khi bà Liễu ra tự thú, bà liên tục được cơ quan điều tra mời làm việc.
Cũng trong thời gian này, ông Tâm – người được bà Liễu viết thư gửi – cũng bị cơ quan điều tra thẩm vấn. Bà Liễu biết điều đó nên viết thư hỏi “Anh mấy giờ?”, ý là hỏi ông Tâm bị thẩm vấn đến mấy giờ… Những gì bà Liễu viết trong thư trên cho thấy bà và ông Tâm có quan hệ tình cảm “ngoài luồng” rất khắng khít.
Ngoài ra, bà Trần Thúy Liễu và ông Nguyễn Văn Tâm còn có những biểu hiện bất minh về tiền bạc, tài sản. Để tránh bị vỡ lỡ, hai người đã bàn bạc để thống nhất cách khai báo, đối phó trước cơ quan điều tra. Điều đó thể hiện qua nội dung trong thư tay do bà Liễu viết gửi ông Tâm: “… Còn phần đất, em chưa chia tiền cho Hùng, cho nên anh dấu (giấu – PV) luôn, nhe. Khai ra nhiều nó lôi kéo người này, người kia mệt lắm. Nay mai em tính đất khác cho anh. Lúc đó Hùng không chịu bán, em nghĩ cất nhà em bán đại, cho nên em kêu anh không có nói mua bán đất đai hay tiền gì hết. Anh an tâm đi (…) Anh trả lời ghi giấy, bỏ trong bao thư nhe, gửi trước 12 giờ để em biết…”.
Như vậy, bà Liễu đã qua mặt chồng để “giao dịch” với ông Tâm một phần đất nào đó và không loại trừ việc anh Hùng không đồng ý bán nhà (vừa xây ở khu dân cư Đại Dương, TP Tân An – tỉnh Long An) theo yêu cầu của bà Liễu có liên quan trực tiếp đến vụ anh bị sát hại.
Những giấy tờ được lập vội
Trong một bức thư tay khác, được cho là từ bà Trần Thúy Liễu gửi đi, có đoạn: “Em khai có mượn 150 nhưng trả bớt 120 rồi (…) Sao anh ác quá vậy, đã nghi ngờ em quen anh dữ lắm, còn khai tiền trong đó làm gì! Rắc rối vô cùng, anh an tâm đi, không mất mát đâu. Dữ (giữ – PV) giấy mượn tiền có gì đưa nó”.
Người nhận bức thư trên được chúng tôi xác định cũng là ông Nguyễn Văn Tâm bởi bức thư này có nội dung trùng khớp với 2 tờ giấy mượn – trả tiền chúng tôi thu thập được. Cả hai được viết trên giấy học trò, đều do bà Trần Thúy Liễu ký tên. Tờ thứ nhất ghi ngày 18-2-2009, bà Liễu mượn của ông Nguyễn Văn Tâm (không ghi chức vụ) 150 triệu đồng, thời gian 12 tháng, lãi suất 3%/tháng, bắt đầu từ ngày 18-2-2009. Tờ thứ hai có nội dung vào ngày 20-10-2009, có gửi bớt số tiền là 120 triệu đồng, còn lại 30 triệu đồng, lãi 3%/tháng. Qua quan sát cho thấy những tờ giấy mượn – trả tiền này có dấu hiệu được lập vội, mang tính sắp xếp, đối phó.
Trong một diễn biến khác, liên quan đến vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng, theo một nguồn tin từ Sở Công Thương tỉnh Long An, ngày 1-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã đến làm việc với ông Nguyễn Văn Tâm – nguyên đội trưởng đội QLTT số 5, tỉnh Long An – để làm rõ nội dung bà Trần Thúy Liễu khai có mượn của ông Tâm 150 triệu đồng.

Trước đó, Báo Người Lao Động số ra ngày 23-2 dẫn lời ông Đặng Văn Lớp, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, cho biết: Ông Nguyễn Văn Tâm đã thừa nhận nhiều lần cùng bà Trần Thúy Liễu đi đánh bạc ở Campuchia. Ông Tâm đã bị đình chỉ chức vụ và điều về Văn phòng Chi cục QLTT để tiến hành xác minh, xử lý sai phạm.

Chuyển cứ liệu cho cơ quan điều traChiều 1-3, Báo Người Lao Động đã liên lạc qua điện thoại với thượng tá Phạm Văn Tiến, Phó trưởng Ban chuyên án điều tra vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng, để báo cáo sơ bộ nội dung những bức thư tay và giấy mượn – trả tiền nói trên.

Toàn bộ những cứ liệu này cũng được chúng tôi chuyển qua email cho thượng tá Phạm Hữu Châu, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Long An, vào chiều cùng ngày.

Nhóm phóng viên

Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt: Tình nhân bà Liễu là chủ mưu?! Sài gòn Giải Phóng
Như Báo SGGP đưa tin, Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Long An đã khởi tố bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) về tội giết người. Trước đó, cơ quan này cũng đã triệu tập thẩm vấn nhiều đối tượng nghi vấn có liên quan đến cái
Vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại: “Người thứ 3” dần lộ mặtThanh Niên – Triệu tập ‘người thứ ba’ trong vụ nhà báo bị đốtZing News- cand.comVietNamNet–  –Những bức thư nghi của bà Liễu gửi cho “người thứ ba” (Bee)-Một lá thư viết: “E quá mệt mỏi, dù cái gì e cũng không bỏ anh đâu… ”. –Khởi tố bà Trần Thúy Liễu(Bee)-“Hiện cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ xem trong vụ án đốt nhà báo Lê Hoàng Hùng có đồng phạm hay không”.n-Vợ nhà báo Hoàng Hùng bị tạm giam 4 tháng VNExpress Sau hai lần gia hạn việc tạm giữ bà Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng), Viện KSND tỉnh Long An đã phê chuẩn lệnh tạm giam 4 tháng đối với người phụ nữ thừa nhận phóng hỏa đốt chồng. Chiều 1/3, ông Đinh Văn Sang – Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long Tiết lộ mới về vụ ‘nhà báo Hoàng Hùng bị đốt’Báo Đất Việt- Khởi tố bà Trần Thúy LiễuTuổi Trẻ – Đang làm rõ mối quan hệ giữa bà Liễu với ông TâmDân Trí- XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhậtThanh Niêncand.com

Vụ nhà báo bị đốt: Triệu tập “người thứ ba” (VNN)-Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Bộ Công an theo dõi rất sát

Cảm ơn bạn Binh Xuan đã báo tin 2011/02/25

Bà Trần Thúy Liễu khai trước khi sát hại nhà báo Hoàng Hùng, có người đến gặp bà đặt vấn đề mua căn nhà với giá 1 tỉ đồng và sẽ cho thêm vài trăm triệu đồng với điều kiện nói với chồng phải “im lặng”

Ngày 24-2, đại diện Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã có buổi làm việc với lãnh đạo Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an phía Nam) nhằm tìm hiểu tiến độ điều tra vụ án và cung cấp một số tình tiết quan trọng liên quan đến việc sát hại nhà báo Hoàng Hùng.

Đại tá Nguyễn Tri Phương, Phó Cục trưởng Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội, cho biết ngay từ ngày đầu xảy ra vụ việc nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, Bộ Công an đã theo dõi sát sao và chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra kỹ các thông tin, diễn biến.
“Tổ công tác của chúng tôi xuống địa bàn đã nhận định chính xác về đối tượng gây án. Bước đầu, lời khai của bà Trần Thúy Liễu phù hợp với những gì xảy ra tại hiện trường.
Tuy nhiên, tất cả các lời khai, dù nhận tội hay chối tội đều phải được thẩm tra nghiêm túc. Bộ Công an đang tiếp tục đôn đốc triển khai các biện pháp để làm rõ mục đích, lý do, phương pháp và thủ đoạn gây án của thủ phạm” – ông Phương nói.
Theo nhận định của Báo Người Lao Động, các tài liệu và đề tài điều tra đang viết dang dở của nhà báo Hoàng Hùng có thể giúp xác định, làm rõ có hay không đồng phạm tổ chức giết người.
Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, thay mặt Ban Biên tập cảm ơn lực lượng chức năng của Bộ Công an và đề nghị sớm làm sáng tỏ vụ án, trừng trị kẻ phạm tội.
Theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, tại cơ quan điều tra, bà Trần Thúy Liễu khai trước khi sát hại nhà báo Hoàng Hùng, có người đến gặp bà đặt vấn đề mua căn nhà của gia đình nhà báo Hoàng Hùng đang ở với giá 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, sẽ cho thêm bà Liễu vài trăm triệu đồng với điều kiện là nói với chồng phải “im lặng”, không viết những vấn đề mà nhà báo Hoàng Hùng đang thu thập.
Trong một diễn biến khác, cháu Lê Hồng Nhung, con nhà báo Hoàng Hùng, cho biết trước khi bị sát hại, nhà báo Hoàng Hùng có nói với bà Liễu và cháu về việc đang điều tra một vụ án ly hôn kỳ lạ, có nhiều dấu hiệu khuất tất.
Theo cháu Nhung, hai ngày trước khi bà Liễu đi tự thú, ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên đội trưởng Đội 5 Chi cục QLTT Long An, đã nhiều lần kêu bà Liễu ra quán cà phê “nói chuyện” và yêu cầu viết giấy nợ ông 150 triệu đồng.
Quý Lâm – Minh Sơn

Tâm sự xót xa của 2 con gái bà Liễu (VNN)-Sự thật đau lòng vụ nhà báo bị đốt

Sự im lặng của nhà báo bị đốt… (VNN) ‘và mong tất cả cùng im lặng’

Chị gái bà Liễu: ‘Tôi sẽ công khai tất cả!’ (VNN)-
– Chiều 23/2, trao đổi với VietNamNet, bà Trần Thị Thúy Nga chia sẻ: “Lúc trước, chưa biết chắc em gái phạm tội nên cũng giữ kín chuyện riêng tư. Bây giờ, em thú tội thì tôi buộc phải công khai tất cả”.

Bà Nga khẳng định, giữa bà Trần Thuý Liễu và ông T. (một cán bộ tại địa phương) có mối quan hệ tình ái. Việc này, con gái lớn của nhà báo Hoàng Hùng và bà Trần Thuý Liễu cũng xác nhận rằng “con biết rõ mẹ yêu thương ông ấy”.

Bà Trần Thị Thuý Nga (người ngoài cùng, bên trái) mong mỏi cơ quan công an xem xét được tiếp xúc với bà Liễu, để khuyên em gái khai báo thành khẩn, khai đồng phạm nếu có.

Những người trong gia đình bà Liễu và chính bà Nga cũng khẳng định “cứ mỗi lần ông Hoàng Hùng đi công tác thì ông T. xuống nhà gặp bà Liễu. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng hay mưa, 2 người cũng phải gặp nhau mới được”.

Phản hồi đặc biệt cho bà Trần Thúy Liễu

“Tôi khuyên chị nên thành khẩn khai báo chi tiết với cơ quan điều tra, đó là cách tốt nhất để chị có thể chuộc được một phần lỗi lầm của mình. Đó là lời khuyên của người đồng cảnh ngộ”.

“Soi mói lại chuyện riêng tư, chuyện bi kịch gia đình, quan hệ ngoài vợ ngoài chồng trong giai đoạn lúc này thì đau đớn lắm!

Nhưng ông T. đã nói trên một số tờ báo để phủ nhận mối quan hệ với em tôi, thì buộc tôi phải lên tiếng” – chị gái bà Thúy Liễu nói.

Bà Nga chia sẻ, “cháu Nhung (tức cháu Lê Hồng Nhung, con gái lớn của nhà báo Hoàng Hùng – PV) đọc được những lời phát biển của ông T. mà bức xúc lắm! Cháu định mang tờ báo lên nhà gặp ông T. để nói chuyện cho rõ ràng rằng, nói như thế có xứng đáng hay không?”.

Bà Nga và cháu Nhung kể, nhiều lúc đi theo bà Liễu đã gặp ông T. trong lúc uống cà phê.

Những lần như thế, khi bà Liễu than vãn về chồng, ông T. đều thêm vào những lời dè bỉu, chê bai. Thậm chí, lúc trước bà Liễu xuống nhà các chị, trong đó có nhà bà Nga, ông T. cũng tìm xuống tận nơi để nhỏ to.

Bà Nga nói mình đã có ý kiến đề nghị cán bộ công an cho phép được vào tiếp xúc với em gái:

“Nếu được tiếp xúc, tôi sẽ khuyên răn em gái hợp tác với cơ quan công an, khai báo đồng phạm”.

  • Đàm Đệ

Nhà trường bảo vệ con nhà báo Hoàng Hùng

Sự sa ngã khó tin của Liễu “casino”

Mẹ nhà báo Hoàng Hùng giận con dâu nông nổi– Chắc anh Hùng nhìn thấy và biết tôi đốt… (Người LĐ).

Vụ nhà báo bị thiêu có những nghi vấn : – ai đã khám máy tính và USB,

Chưa phê chuẩn khởi tố bà Liễu (tt 23/02) ><-Khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thúy Liễu (Bee 23/02/2011)- Tình tiết giảm nhẹ tội cho vợ nhà báo(VNN)- Người được cho là có quan hệ tình cảm với bà Liễu nói gì?(VNN)

Khởi tố bị can Trần Thúy Liễu về tội giết người (Bee)-

Ngày hôm qua (22/2), ông Nguyễn Văn Tâm, cán bộ quản lý thị trường tỉnh Long An, đã trả lời về mối quan hệ với vợ nhà báo Hoàng Hùng: “Báo chí đưa tin và cơ quan điều tra cũng hỏi rất nhiều về mối quan hệ này. Tôi quen với hai vợ chồng Hoàng Hùng nhưng không dính dấp tình cảm với bà Liễu. Báo chí đăng, vợ tôi có hạch hỏi, tôi trả lời tôi với vợ chồng Hoàng Hùng chỉ là bạn bè bình thường, chỗ quen biết làm ăn”.

Bà Trần Thúy Liễu. Ảnh: Pháp luật TP.HCM
Bà Trần Thúy Liễu. Ảnh: Pháp luật TP.HC

Ông đã thừa nhận với cơ quan điều tra và Ban Giám đốc Sở Công Thương là có sang biên giới đánh bạc?

Tôi qua bên ấy mục đích đi nắm tình hình, coi hàng hóa bên Campuchia buôn lậu sang Việt Nam theo ngõ nào chứ không nhằm mục đích đánh bạc. Nhưng thi thoảng cũng có vào casino đánh bạc chỉ 50.000-100.000 đồng Việt Nam. Vì tôi nghĩ cứ đi vòng vòng, không chơi tụi bảo vệ sẽ để ý.

Tôi đi vào những ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật nên không báo cáo. Còn chuyện vì sao tôi bị thay chức đội trưởng thì tôi không biết. Tôi đã làm bản giải trình gửi cơ quan, chờ cấp trên xem xét.
Việc ông hùn hạp làm ăn và có số tiền lớn cho bà Liễu vay, cụ thể ra sao?
Liễu rủ tôi bỏ mối khăn lạnh, lợi nhuận cùng chia. Việc mua bán khăn lạnh số lượng khoảng 10.000-12.000 cái/tháng. Mỗi lần có mối đặt, tôi gọi cho Liễu gửi hàng xuống,  các em của tôi đón lấy và đem đi bỏ mối ở một số nhà hàng, quán ăn ở các huyện. Nhưng từ cuối năm 2010, do giá khăn tăng cao tôi đã nghỉ bán.
Ngoài ra, vợ chồng tôi dành dụm được số tiền 150 triệu đồng. Con tôi đang học đại học, chi phí khá cao nên tôi bàn với vợ đem tiền cho vay lấy lãi đóng học phí cho con. Rồi tôi nói với Liễu: “Em cho vay, khi nào cần vốn nói anh biết, anh có một ít”. Liễu đã giúp tôi cho vay số tiền trên, lãi suất hằng tháng 3%. Tôi không nói với vợ là đưa tiền cho Liễu mà nói là đưa cho một người đàn ông khác vay.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Khởi tố bị can Trần Thúy Liễu về tội giết người
Chiều 22/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Trần Thúy Liễu (40 tuổi, ngụ P.6, TP Tân An, vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng) về tội giết người. Trước đó, sau khi ra tự thú vào đêm 20/2, bà Liễu đã bị cơ quan điều tra tạm giữ hình sự.

Cũng trong hôm qua, ông Nguyễn Văn Sữa (là anh rể bà Liễu, nhà chung vách với ông Hùng) tiếp tục được cơ quan điều tra triệu tập để lấy lời khai về các diễn biến chung quanh vụ ông Hùng bị phóng hỏa vào đêm 19/1.

Trong một diễn biến khác, liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội QLTT số 5 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Long An sang Campuchia đánh bạc, ông Đặng Văn Lớp, Giám đốc Sở Công thương Long An cho biết: “Trường hợp anh Tâm chúng tôi đã yêu cầu viết tường trình. Qua làm việc anh này cũng thừa nhận đã sang Campuchia chơi 5-6 lần.

Từ sai phạm này, Ban giám đốc sở đã có quyết định đình chỉ công tác và điều động anh về Chi cục QLTT để tiến hành kiểm điểm. Các trường hợp còn lại như anh Nguyễn Văn Hữu, Đội trưởng Đội QLTT cơ động; Đặng Trường Chinh, Đội phó Đội QLTT số 6 và Nguyễn Vinh Sang, kiểm soát viên Đội QLTT số 2, chúng tôi cũng yêu cầu làm tường trình. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật về những điều đảng viên, công chức không được làm. Đầu tuần này chúng tôi sẽ tiến hành họp để kiểm điểm”.

(Theo Thanh niên)

Lời khai ban đầu của vợ nhà báo bị đốt (22/02)-Mở rộng điều tra các mối quan hệ của vợ nhà báo Hoàng Hùng (22/02)

Sự “bất ngờ” nghiệt ngã (Bút Lông)-Hai vụ án gây chấn động dư luận ở Long An và Hạ Long vừa bộc lộ những sự thật rùng mình.

Trong vụ nhà báo bị thiêu ở Long An, người vợ đã lạnh lùng ra tay với người chồng “đầu gối tay ấp” mấy chục năm, lạnh lùng tạo hiện trường giả, chậm trễ cứu chữa và cũng lạnh lùng phủ nhận sự liên quan suốt một tháng trời. Thậm chí bà còn lái hướng điều tra khi đặt ra nghi vấn chồng tự sát, hoặc bị một thế lực nào đó trả thù. Cho nên việc bà tự thú, dù nhiều người đã đoán trước, nhưng vẫn bị bất ngờ!

Còn trong vụ chìm tàu du lịch ở Hạ Long khiến hàng chục du khách ngoại quốc thiệt mạng, khi trục vớt hoá ra con tàu Trường Hải 06 vẫn… nguyên vẹn, vỏ tàu không có vết thủng, vỡ như các thuyền viên khai nhận trước đó. Nguyên nhân gây ra vụ đắm tàu là do thuyền viên phớt lờ nguyên tắc, quy trình vận hành tàu (không đóng van thông sông); không có người trực đêm trên tàu để kịp phát hiện, cảnh báo nguy cơ sự cố. Hơn thế, một du khách thấy bất thường đã có cảnh báo song các thuyền viên tiếp tục… phớt lờ và khi tàu chìm, họ là những người đầu tiên thoát nạn!

Cho nên bất ngờ về sự thực vụ án một, thì bất ngờ về tình người, về những giá trị cốt lõi của gia đình, của tinh thần trách nhiệm với di sản… mười lần. Dĩ nhiên cuộc sống sẽ không tránh được các va chạm, mâu thuẫn hoặc cẩu thả, tắc trách. Thế nhưng có những khiếm khuyết không chỉ làm đau người trong cuộc mà hệ luỵ và sự lan toả của nó còn đè nặng lên vai nhiều người, day dứt lâu nguôi.

Vì thế nếu như sự mâu thuẫn gia đình (như thú nhận) được người vợ chọn cách xử lý khác thì bạn đọc đã không mất đi một nhà báo nhiệt thành, năng nổ và dấn thân; và nếu như những thuyền viên tàu Trường Hải 06 thực sự coi “khách hàng là ân nhân” thì danh tiếng ngành dịch vụ du lịch cũng như của di sản thiên nhiên Hạ Long không bị tổn hại nặng nề ở nhiều quốc gia văn minh khác.

Người phạm tội sẽ bị trừng trị, song lối nhỏ vào đời của những đứa trẻ kia vẫn đầy những khúc quanh; tấm lòng của hàng chục triệu người cổ vũ để Hạ Long trở thành kỳ quan thế giới vẫn bộn bề trăn trở.

Mở rộng điều tra vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt (SGTT).

Vì sao bà Liễu đốt chồng? (TT)

TT – Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, sau một tháng kể từ ngày nhà báo Lê Hoàng Hùng (báo Người Lao Động) bị đốt dẫn đến tử vong, đêm 20-2, bà Trần Thúy Liễu (vợ ông Hoàng Hùng) đã đến công an thừa nhận hành vi giết chồng.

Bà Trần Thúy Liễu trong đám tang ông Hùng – Ảnh: CTV

Chiều 21-2, thượng tá Phạm Văn Tiến, trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự – xã hội Công an tỉnh Long An, cho biết sau khi bà Liễu ra tự thú, cơ quan điều tra đã quyết định tạm giữ hình sự để phục vụ điều tra.

Theo ông Tiến, bước đầu bà Liễu khai có hai nguyên nhân dẫn đến việc bà sát hại chồng. Một là, ông Hùng biết chuyện tình cảm của bà ở bên ngoài, hai là vấn đề kinh tế gia đình khó khăn. Về chuyện tình cảm, gần đây ông Hùng phát hiện vợ có quan hệ tình cảm với một vài người khác nên nảy sinh ghen tuông.

Bà Liễu khai ông Hùng có chửi mắng và đánh bà. Ngoài ra, cuối năm 2010, bà Liễu đã sang Campuchia đánh bạc, do thua bạc, thiếu nợ nên bà Liễu đề nghị ông Hùng bán căn nhà đang ở nhưng ông Hùng không đồng ý.

Theo đại tá Phan Chí Thanh – giám đốc Công an tỉnh Long An, ngay trong ngày xảy ra vụ việc nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh đã quyết định khởi tố vụ án hình sự và thành lập ban chuyên án tiến hành điều tra, trong đó tập trung vào đối tượng Trần Thúy Liễu. Sau hơn 20 ngày thẩm vấn, đến 22g ngày 20-2, bà Liễu đến cơ quan điều tra thú tội.

Báo cáo của Công an tỉnh Long An ngày 21-2 cho biết sáng 17-1, bà Liễu đi mua một đoạn dây dù và 20.000 đồng xăng chứa trong bịch nilông đem cất vào tủ. Trưa 17-1, khi không có ai ở nhà, bà Liễu lấy dây dù cột vào lan can nhà ở tầng 1, thắt nút các dây với dụng ý làm hiện trường giả rồi giấu vào góc khuất.

Khoảng 0g ngày 19-1, bà Liễu đi từ phòng ngủ ra lan can thả một đầu dây dù xuống đất, sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường ông Hùng đang nằm ngủ và châm lửa đốt. Thấy lửa đã cháy, bà Liễu đi về phòng nằm như không có chuyện gì xảy ra.

Khi ông Hùng bị phỏng tung cửa chạy ra kêu cứu, bà Liễu mới cùng hai con chạy ra dập lửa trên người ông Hùng và cùng kêu cứu. Báo cáo khẳng định lời khai của bà Liễu phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường vụ án và các tài liệu chứng cứ thu thập được. Công an đang xác định có hay không đối tượng đồng phạm với bà Liễu.

Sau khi dập được lửa, bà Liễu và những người hàng xóm đưa ông Hùng đến Bệnh viện Đa khoa Long An cấp cứu. Nhưng do vết phỏng quá nặng, ông Hùng tiếp tục được đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Đến 13g ngày 29-1, ông Hùng tử vong do “choáng nhiễm trùng, nhiễm độc do phỏng”.

Trong những ngày đầu xảy ra vụ án, bà Liễu một mực khẳng định mình không liên quan đến việc ông Hoàng Hùng bị đốt. Bà chỉ khai sang Campuchia để bán khăn lạnh chứ không đánh bạc. Tuy nhiên càng về sau lời khai của bà Liễu bộc lộ mâu thuẫn, đồng thời thừa nhận sang Campuchia đánh bạc hơn 20 lần, có thua tiền.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, bà Trần Thúy Nga (chị bà Liễu) cho biết liên tục từ ngày 1 đến 20-2, ngày nào cơ quan điều tra cũng triệu tập bà Liễu, kể cả những ngày tết. Chiều 20-2, sau khi trở về từ cơ quan điều tra, tâm trạng của bà Liễu rất buồn. “Nó khóc và đòi tự vẫn. Mấy chị em thắc mắc thì nó thừa nhận đã gây ra cái chết của chồng” – bà Nga kể. Cũng tối hôm đó, bà Liễu nhờ bà Nga cưu mang, nuôi nấng giùm hai con (con lớn đã nghỉ học, còn con út đang học lớp 7).

Theo lời bà Nga, khi nghe bà Liễu thừa nhận giết chồng, mọi người trong gia đình khuyên bà Liễu nên đi tự thú và khai hết sự thật để được pháp luật khoan hồng. Cuối cùng bà Liễu đồng ý để người nhà đưa đến cơ quan điều tra ngay trong đêm 20-2. Bà Nga cũng nói mấy chị em có hỏi vì sao lại giết chồng và có ai giúp sức không, nhưng bà Liễu chỉ khóc mà không trả lời.

VÂN TRƯỜNG – NGỌC HẬU

Vợ nhà báo Hoàng Hùng khai lý do giết chồng  (21/02)Tạm giữ hình sự vợ nhà báo Hoàng Hùng(VOV)-Bà Liễu đã đi mua dây dù với dụng ý làm hiện trường giả và tạt xăng vào giường ông Hùng rồi trở về phòng như không có chuyện gì xảy ra. –Nhà báo Hoàng Hùng đã bị đốt như thế nào?(Bee)-Bà Liễu từ lan can đã thả một đầu dây dù xuống đất, sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường ông Hùng đang nằm ngủ và châm lửa đốt.

Vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Những dự cảm đã thành sự thật (Người LĐ).  – Vợ ‘nhà báo bị thiêu’ ra đầu thú —  (BBC).

– LS Ngô Ngọc Trai: Vụ án nhà báo Hoàng Hùng – Một số vấn đề pháp lý (Lao động).

Vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt ngay trên giường ngủ nhà mình, nhiều nghi vấn thủ phạm chính là người thân trong gia đình. Là người công tác trong ngành luật tôi xin phân tích một số yếu tố pháp lý xung quanh vụ án giúp bạn đọc tham khảo.

Đây rõ ràng là tội ác đã được thủ phạm lên kế hoạch kỹ lưỡng, kẻ thủ ác cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý và những lời khai trước khi đối mặt với cơ quan điều tra. Do vậy đây thực sự là cuộc đấu trí giữa tội phạm và những người bảo vệ luật pháp, trong cuộc đấu trí này, luật chơi chính là luật pháp. Trước khi phân tích các tình tiết vụ án, chúng ta hãy hình dung lại không gian, thời gian, bối cảnh tội phạm được thực hiện.

Dựng lại hiện trường tội phạm – Tội ác trong màn đêm

Long An, rạng sáng thứ tư, ngày 19/01/2011, đêm khuya vắng lặng. Khu đô thị mới Đại Dương thuộc phường 6, dân cư thưa thớt, con đường nhựa chạy ngang dọc qua những ô đất trống. Kẻ thủ ác đứng trong căn phòng mờ tối lặng im nghe ngóng, cánh cửa chính đi ra ban công tầng 2 được mở hé. Hắn hít một hơi sâu để lấy bình tĩnh và căng mắt nhìn xác định vị trí, tư thế nằm của nạn nhân. Chất lỏng gây cháy được rưới nhẹ nhàng xuống người nạn nhân bắt đầu từ tay chân, từ dưới lên trên. Hắn tránh nơi đầu mặt sợ nạn nhân thức giấc, rồi nhanh tay quệt lửa.

Phân tích hành vi phạm tội

Dựa vào các dấu vết của tội phạm, các sự kiện liên quan, các lời khai được thu thập, đặt ra giả thiết, từ đó sử dụng khả năng suy luận logic để xác định kẻ tình nghi. Điều đầu tiên có thể nhận thấy là kẻ thủ ác đã vô cùng táo tợn và hiểm độc khi quyết định sử dụng chất lỏng gây cháy, xâm nhập vào phòng, rưới và đốt cháy nạn nhân ngay khi đang ngủ tại nhà.

Xem ra kẻ thủ ác đã lựa chọn đúng cách thức phức tạp và nguy hiểm nhất. Có thể là hắn quá giỏi do đã được đào tạo chuyên môn về xâm nhập, hạ thủ và đào thoát. Hoặc hắn lựa chọn phương thức này vì nó thực sự là phương thức đơn giản và ít rủi ro nhất cho chính hắn.

Thứ nhất: Nếu kẻ gây án là người ngoài xã hội thì việc lựa chọn phương án hạ thủ bằng cách xâm nhập vào nơi ở, giết nạn nhân ngay trên giường ngủ là hết sức nguy hiểm. Tại sao không tìm cách giết người ngoài đường mà lại đột nhập vào nhà người ta để giết?

Duy chỉ việc xâm nhập từ bên ngoài vào căn nhà đã khó, kẻ thủ ác lại còn đem theo chất lỏng gây cháy, hắn đựng bằng gì, mang theo thế nào, leo trèo ra làm sao? Sợi dây buộc ở lan can tầng hai có tác dụng gì? Phải chăng kẻ thủ ác buộc sợi dây vào đó thể đánh lừa mọi người rằng hắn ra vào bằng cách đó? Căn cứ vào độ chắc của dây và nút buộc có thể biết được một vật nặng đã từng đeo bám vào dây đó hay không. Lan can tầng 2 đua ra bên ngoài, bức tường tầng 1 lùi vào bên trong, như vậy khi leo lên sẽ rất khó khăn do không có chỗ tì bám, kẻ thủ ác phải như một vận động viên thể thao leo thẳng lên sợi dây. Đặc biệt, khi chưa lên tới tầng hai thì làm sao buộc sợi dây vào lan can để mà trèo lên?

Loại trừ trường hợp đặc biệt kẻ thủ ác đã được huấn luyện đào tạo, trong điều kiện người bình thường thì kẻ thủ ác không thể lựa chọn phương thức ra vào bằng sợi dây dù. Kẻ thủ ác chỉ có thể thâm nhập bằng hai con đường, hoặc là lối đi bằng cửa chính của căn nhà hoặc từ ban công tầng 2 của nhà ông Nguyễn Văn Sữa như chính ông Sữa đã hai lần sang dập lửa.

Thứ hai: Giả sử kẻ thủ ác là người được đào tạo về xâm nhập và hạ thủ, thì sự lựa chọn giết nạn nhân bằng xăng hay cồn lại cũng hết sức nguy hiểm.

Kẻ thủ ác đi vào lén lút nhưng khi thoát ra sẽ rất nguy hiểm vì sự ầm ĩ của nạn nhân. Ánh lửa và tiếng la hét trong đêm sẽ rất gây chú ý và vô cùng nguy hiểm nếu chẳng may có ai đó nhìn thấy. Kẻ thủ ác thừa biết rằng hành vi phạm tội của hắn nếu bị phát hiện sẽ phải đối mặt với án tử hình.  Làm sao hắn dám chắc là người nhà nạn nhân sẽ không kịp trông thấy hắn? Hắn không sợ điều này chỉ có thể là vì hắn đã không xâm nhập, không tẩu thoát, hẵn vẫn ở đó tại chỗ, hắn ở đó giả vờ cứu giúp, hắn nhìn nạn nhân trong lửa khói và hồi hộp chờ đợi.

Tại sao hắn không dùng dao hoặc dùng búa? Hắn sợ gặp phải khó khăn trong việc tiêu hủy vật chứng gây án chăng? Hay kẻ thủ ác quá tự tin vào khả năng của hắn, hắn muốn giết bằng cách đốt để gây khiếp sợ cho người khác?

Thế nào mà nhà báo Hoàng Hùng lại có mối oán hận sâu sắc và kéo dài với một kẻ tài giỏi về xâm nhập, hạ thủ và tẩu thoát như thế? Hay kẻ thủ ác là người được thuê mướn? Với cách thức thực hiện tội phạm như trên thể hiện giữa thủ phạm và nạn nhân có mối oán hận sâu sắc kéo dài. Những kẻ thù mới, mâu thuẫn mới nảy sinh sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng địa hình và nắm bắt thói quen sinh hoạt của nạn nhân. Nhưng kẻ được thuê mướn có thể tài giỏi và tự tin vào khả năng của mình nên mới chọn cách thức mạo hiểm, chứ kẻ đi thuê thì mục đích là giết người thì phải chọn cách nào cho an toàn chứ?

Tất cả những phân tích trên cho thấy các giả thuyết về một kẻ ngoài xã hội, có oán thù, đột nhập, hạ thủ và đào thoát khỏi nhà báo Hoàng Hùng là hết sức vô lý. Do vậy mà đối tượng tình nghi là chính người trong gia đình.

Niềm tin nội tâm

Trong rất nhiều vụ án, không phải vụ nào cũng có chứng cứ mười mươi chứng minh một kẻ phạm tội. Tội phạm không phải lúc nào cũng do bị bắt quả tang. Tội phạm không phải lúc nào cũng tự thú. Trong những trường hợp như thế thì việc giải quyết vụ án như thế nào? Trong lĩnh vực pháp lý có thuật ngữ được gọi là “niềm tin nội tâm”. Những người tham gia tố tụng dựa trên những tình tiết vụ án, những lời khai, những chứng cứ, từ đó suy luận logic dẫn đến nhận định rằng người này bị oan hoặc kẻ kia chính là thủ phạm. Niềm tin nội tâm có cơ sở là thông tin hồ sơ tình tiết vụ án, kỹ năng chuyên môn được trau dồi, do vậy mà niềm tin nội tâm của người này có thể khác với người kia.

Trong việc phán xét, phải sử dụng đến khái niệm niềm tin nội tâm, điều này có gốc rễ từ việc con người nhận thức được rằng bản chất của con người là có thể sai lầm. Song do nhu cầu phải xử lý tội phạm bảo vệ cuộc sống, con người phải vượt qua nỗi lo lắng về việc mình có thể sai lầm, để ra phán quyết một người có phải là tội phạm hay không và hình thức xử lý như thế nào là phù hợp. Phán quyết đó được dựa trên toàn bộ kiến thức và tấm lòng của người thực thi pháp luật, dù là gây đau thương cho kẻ khác nhưng trong thâm tâm họ cần nghĩ rằng mình làm thế là cần thiết và đúng đắn. Với ý nghĩa như vậy, việc xử lý tội phạm có thể xem như là công việc của bác sĩ chữa bệnh giữ cho lành mạnh xã hội.

Bức cung, nhục hình

Trong vụ án này, chúng ta có quyền đòi hỏi tội phạm phải được khẩn trương xử lý, nhưng cũng cần yêu cầu việc xử lý tội phạm phải đảm bảo tôn trọng các chuẩn mực pháp luật văn minh.

Trong khi giải quyết vụ án, chẳng nên mong chờ kẻ phạm tội tự thú nhận hành vi của mình. Trong vụ án này, cho dù sau này kẻ thủ ác có là ai thì đương nhiên là hắn sẽ phủ nhận hành vi của mình cho tới chết.

Luật pháp việt Nam quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình. Quan niệm thường thấy lâu nay là bị can, bị cáo không khai báo hoặc khai báo quanh co gian dối được cho là thể hiện bản chất lỳ lợm, gian dối, ngoan cố của tội phạm. Mặt khác luật pháp lại khuyến khích kẻ tội phạm tự thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Tâm lý chung cho rằng nếu không đấu tranh với tội phạm (ép buộc) thì bị cáo sẽ không chịu khai báo và sẽ không giải quyết được vụ án, không xử lý được tội phạm. Nội dung này tưởng chừng như hợp lý và dễ được nhiều người thông cảm nhưng đúng ra nó đã đi ngược lại tinh thần của pháp luật, đi ngược lại các giá trị chuẩn mực của pháp luật văn minh.

Trong thực tế, chỉ do bị truy bức, nhục hình thì kẻ phạm tội mới phải khai nhận hành vi của mình. Do vậy việc mong muốn kẻ phạm tội khai nhận hành vi của mình là hoàn toàn không đúng xét về đánh giá bản chất con người.

Xét về bản chất của luật pháp, nếu nhận định rằng việc xét xử một bị cáo mang ý nghĩa rằng Bị cáo đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật được bảo vệ, và để bảo vệ những quan hệ pháp luật khác nên phải xét xử bị cáo – Thì việc đánh đập, bức hiếp bị cáo buộc phải khai nhận hành vi của mình, lại đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật khác cũng được pháp luật bảo vệ. Đó là quan hệ pháp luật về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm.

Như vậy việc giải quyết vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt, tích cực đã được thực hiện bằng những cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của nó. Đây rõ ràng cũng là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.

Để bảo vệ các quyền con người và nâng cao tính đúng đắn, khoa học của các quy định pháp luật, ta cần sửa đổi bổ sung quy định pháp luật theo hướng giải thích và cho phép bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng trong quá trình điều tra và chỉ công nhận lời khai hợp pháp khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa. Có như vậy việc giải quyết vụ án mới không xâm phạm tới các quyền con người và đảm bảo các chuẩn mực giá trị của luật pháp.

Việc xử lý tội phạm khi đó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao của những người tiến hành tố tụng và các trang thiết bị máy móc hiện đại giúp cho việc xác định tội phạm. Trong vụ án này, kẻ tội phạm đã đi nước cờ đầu và dự liệu sẵn những áp lực từ phía cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra đi nước cờ tiếp theo và luật chơi chính là luật pháp.

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Vợ nhà báo bị đốt khai nguyên nhân giết chồng(Dân Việt).

Dân Việt – Thông tin ban đầu cho biết, bà Trần Thúy Liễu – vợ của nhà báo Hoàng Hùng – nhận rằng mình chỉ muốn cảnh cáo chồng nhưng đã lỡ tay gây ra tử vong.

Đến 23 giờ 30 phút ngày 21.2, Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An vẫn phải tiếp tục làm việc với bà Trần Thúy Liễu. Tuy nhiên, do tinh thần của bà Liễu quá sa sút nên việc lấy lời khai hiện giờ không phải là vấn đề cấp thiết hàng đầu.

Bà Liễu (người ngồi bên phải) được người thân động viên trước lúc đi tự thú (ảnh chụp lúc 21h ngày 20.2)

Các điều tra viên chủ yếu động viên tinh thần để bà không có những hành động dại dột. Chị ruột của bà Liễu là bà Trần Thúy Loan cũng có mặt tại cơ quan điều tra để chứng kiến việc lấy lời khai…

Theo lời kể của người nhà bà Liễu, ngày 20.2 sau khi từ cơ quan điều tra về nhà vào khoảng 17 giờ, bà Liễu cứ nằm vùi, không ăn uống. Bà gọi hai con đến, ôm các con khóc và nói: “Chắc mẹ chết quá!”.

Các con của bà Liễu cũng khóc và nghĩ rằng mẹ mình khóc là vì nhớ cha. Tuy nhiên, bà Trần Thúy Loan – chị ruột bà Liễu thấy em mình có những biểu hiện bất thường nên gọi thêm một người chị nữa đến nhà.

Hai người động viên nếu bà có lỡ tay gây ra cái chết của chồng thì nên đi tự thú để được pháp luật giảm nhẹ hình phạt, sớm được trở về với hai con. Nằm khóc suốt buổi tối, bà Liễu đã nhờ người thân chở đến cơ quan công an.

Thông tin ban đầu cho biết, bà Liễu nhận rằng mình chỉ muốn cảnh cáo chồng, nhưng đã lỡ tay gây ra tử vong. Về nguyên nhân đốt chồng, bà Liễu nói rằng vì chuyện tiền bạc làm phát sinh mâu thuẫn vợ chồng.

Như vậy, kể từ ngày nhà báo Hoàng Hùng bị đốt (19.1) đến nay, bà Liễu đã có hơn một tháng làm việc với cơ quan điều tra. Ngay từ lúc anh Hùng nhập viện, cơ quan điều tra đã khoanh vùng nghi can và liên tục triệu tập bà Liễu.

Tuy nhiên, suốt thời gian qua bà Liễu chỉ khai nhận hành vi đánh bạc bên kia biên giới và một số mối “quan hệ bạn bè” chứ không thừa nhận hành vi đốt chồng.

Một cán bộ ban chuyên án cho biết, do bà Liễu đến cơ quan điều tra để “cung cấp thông tin” với tư cách là vợ nạn nhân chứ không phải là bị can nên việc lấy lời khai trong thời gian dài bị khá nhiều áp lực từ dư luận.

Hiện bà Liễu đã tự thú, việc khởi tố bị can sẽ sớm được thực hiện để có thể kết thúc quá trình điều tra, hoàn tất hồ sơ và truy tố bà Liễu trước pháp luật.

Hữu Danh

Vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Hung thủ ra đầu thú (Người LĐ).

Vụ sát hại nhà báo: Vợ đầu thú giết chồng (VOV)-22 giờ ngày 20/2, bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng đã đến cơ quan điều tra đầu thú chính mình đã sát hại nhà báo Hoàng Hùng.

Tuy nhiên bà Liễu chưa khai lý do vì sao mình sát hại chồng.

Đến 23 giờ cơ quan điều tra vẫn đang tạm giữ bà Liễu để điều tra.

Thông tin ban đầu, lúc chiều khi làm việc với cơ quan công an trở về, bà Liễu khóc và ôm các con. Thấy vậy, chị bà Liễu hỏi thì bà tự thú chính mình đã giết chồng và chị bà Liễu đưa bà đến cơ quan điều tra để đầu thú./.

Theo Người Lao động

Đội trưởng QLTT Long An nhiều lần sang Campuchia đánh bạc (Người LĐ). – Ai lục soát máy tính nhà báo Hoàng Hùng? (VNN).   –  Dân thường hay công an lục soát máy tính của nhà báo bị đốt? (Dân Việt).  – Vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Một tháng với nhiều cung bậc cảm xúc (Lao động)

Động viên con nhà báo Hoàng Hùng đi học (VNN)–Yêu cầu làm rõ nhiều cán bộ QLTT sang Campuchia đánh bạc (TNO) -Liên quan đến vụ cán bộ quản lý thị trường (QLTT) sang Campuchia đánh bạc, ngày 17.2, ông Đặng Văn Lớp, Giám đốc Sở Công thương Long An, cho biết Đảng ủy và BGĐ sở đã có văn bản chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, làm rõ hành vi đánh bạc của các cán bộ thuộc Chi cục QLTT tỉnh, gồm các ông:- –Tạm đình chỉ cán bộ liên quan vợ nhà báo bị đốt (Bee)-Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 (thuộc Sở Công thương tỉnh Long An) đã bị tạm đình chỉ công tác.- – Tạm đình chỉ 1 cán bộ liên quan vợ nhà báo bị đốt (TTXVN)-Công an tỉnh Long An đủ sức phá án-Cũng theo thượng tá Phạm Hữu Châu, cho tới thời điểm này bà Trần Thị Thúy Liễu – vợ nhà báo Hoàng Hùng – vẫn tham gia phục vụ công tác tố tụng với tư cách người thân của bị hại. Thượng tá Châu cũng cho rằng, thời gian qua dư luận có quá nhiều thông tin nhiễu, gây sức ép không cần thiết cho cả cán bộ điều tra và gia đình nạn nhân.

Ban biên tập báo NLĐ làm việc với Công an Long An, (NLĐ).   – Thực hư món nợ của vợ nhà báo bị đốt (Dân Việt).

Đưa tin một cách nhân bản (Lao động).  –  Vụ án nhà báo bị đốt: Nhiều thông tin sai lệch (Dân Việt).   –  Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt: Bộ Công an chưa tham gia điều tra (SGGP).    –  Hung thủ dần lộ diện (CATP). –  Chuẩn bị bắt hung thủ vụ đốt nhà báo Hoàng Hùng (VN Media).   – CA Long An: Vợ nhà báo Hoàng Hùng không phải bị can (Bee)

Vụ nhà báo bị đốt: Hợp đồng bảo hiểm bạc tỷ là không tưởng (Dân Việt)

Dân Việt – Có thông tin cho rằng hợp đồng bảo hiểm của nhà báo Hoàng Hùng đến 5 tỷ đồng. Đây là con số không tưởng nhưng vẫn làm cho bạn đọc suy diễn nạn nhân bị sát hại để chiếm tiền bảo hiểm.

Từ khi nhà báo Hoàng Hùng bị nạn đến nay, hàng chục cơ quan báo chí vào cuộc, thu hút sự quan tâm cực lớn từ công chúng. Ban đầu báo chí vào cuộc với thái độ phẫn nộ và đau xót trước cái chết của đồng nghiệp, tuy nhiên càng về sau thì thông tin càng bị đẩy đi quá xa.

Bà Trần Thúy Liễu – vợ nhà báo Hoàng Hùng

Hợp đồng bảo hiểm bạc tỷ?

Nhiều tờ báo đưa tin nhà báo Hoàng Hùng mua bảo hiểm một tỷ đồng. Thậm chí, không biết căn cứ vào con số nào, có thông tin còn cho rằng hợp đồng bảo hiểm của anh lên đến 5 tỷ đồng (!).

Với hợp đồng “khủng” cỡ này, và ở độ tuổi của anh Hùng (hợp đồng thông thường chỉ kéo dài tới 60 tuổi, trong khi anh Hùng đã 51 tuổi) thì mỗi năm anh phải đóng bảo hiểm hàng trăm triệu đồng. Đây là con số không tưởng nhưng vẫn làm cho bạn đọc suy diễn nạn nhân bị sát hại để chiếm tiền bảo hiểm.

Thực tế không phải vậy

Gia đình bốn người của nhà báo Hoàng Hùng mua tổng cộng ba hợp đồng bảo hiểm, tổng giá trị chưa đến 200 triệu đồng. Trong số này, hợp đồng bảo hiểm do anh Hùng mua cho con gái lớn Lê Hồng Nhung (mệnh giá 60 triệu đồng) đã được thanh lý trước khi đáo hạn để chạy vật tư xây nhà vào năm 2009.

Hai hợp đồng con lại, một là bà Trần Thúy Liễu đứng chủ hợp đồng mua cho con gái út Lê Hồng Châu (đang còn hiệu lực), hợp đồng còn lại là sản phẩm “Phú An gia – Tích luỹ định kỳ” của công ty Prudential bà mua cho chính mình trị giá 60 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hợp đồng bảo hiểm số 72169352 được bà Liễu ký với Prudential từ tháng 5-2009. Theo giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ này, hợp đồng sẽ kết thúc vào năm 2025. Trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực, nếu bà Liễu chết thì nhà báo Hoàng Hùng và các con mới là người được công ty bảo hiểm bồi thường.

Hiện các con của nhà báo Hoàng Hùng gần như bị suy sụp trước sức ép của dư luận. Cháu lớn Lê Hồng Nhung đã nghỉ học, còn cháu nhỏ Lê Hồng Châu có khả năng cũng sẽ nghỉ vì bị áp lực quá lớn. Bà Trần Thuý Liễu thì cho rằng: “Tôi đang đạp trên dư luận để sống”.

Hữu Danh

Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt: Bộ Công an làm việc với Long An (Tuổi trẻ)

TT – Ngày 15-2, các điều tra viên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm việc với Công an tỉnh Long An về tiến độ điều tra vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng (báo Người Lao Động) bị đốt dẫn đến tử vong.

Bà Nguyễn Thị Kim Nga (74 tuổi, mẹ ruột cố nhà báo Hoàng Hùng) đã chính thức nộp đơn xin làm người đại diện cho phía bị hại. Công ty luật Biển Đông ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) nhận bảo vệ quyền lợi miễn phí cho phía bị hại.

Về thông tin có người đến lục soát máy vi tính của cố nhà báo Hoàng Hùng tại nhà riêng, thượng tá Phạm Văn Tiến – trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Long An – khẳng định đến nay cơ quan điều tra chưa cử cán bộ nào thực hiện việc trên. Tuy nhiên tới đây cơ quan điều tra sẽ thu giữ chiếc máy vi tính này để phục vụ điều tra.

Cũng theo ông Tiến, từ khi xảy ra vụ án đến nay, cơ quan điều tra đã liên tục triệu tập bà Trần Thúy Liễu (vợ ông Hoàng Hùng) và những người khác đến để thẩm vấn. Tuy nhiên “không có chuyện cơ quan điều tra triệu tập làm việc từ sáng đến nửa đêm như một số báo đã đưa”.

V.TR

– – Khi chưa có kết luận về vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Đừng gây thêm thảm cảnh, dù vô tình… (Lao động)

Vụ trọng án về cái chết nhà báo Hoàng Hùng làm “sôi” dư luận suốt gần tháng qua. Thông tin góp nhặt quanh đời sống riêng tư của gia đình nhà báo Hoàng Hùng phát ra từ nhiều tờ báo, cộng với việc cơ quan điều tra thẩm vấn kéo dài đối với bà Trần Thị Thuý Liễu – vợ nạn nhân – dư luận xã hội gần như ngả theo hướng bà Liễu là “nghi can số một”.

Sự “đồn đoán” này đang đẩy hai đứa con nhỏ và vợ của nạn nhân rơi vào nỗi hoảng loạn tột cùng. Nếu họ yếu lòng… thật khó có thể hình dung hậu quả sẽ ra sao. Ai phải chịu trách nhiệm nếu tới lúc nào đó Cơ quan CSĐT kết luận bà vô tội, mà trước đó hậu quả không thể khắc phục đã xảy ra với mẹ con bà?

Liệu “bà Liễu có giết chồng”?

Trước áp lực dư luận bà Liễu giết chồng vì những lý do “như phim Hồng Kông”. Nổi bật hơn cả là lý do bà giết Hoàng Hùng để thừa hưởng số tiền bảo hiểm hơn 1 tỉ đồng (có tờ báo đưa ra con số 5 tỉ đồng) của nạn nhân.

Một hướng khác cho rằng bà giết chồng vì Hoàng Hùng không chịu bán nhà để trả nợ tiền do bà thua bạc mà ra. Bà phải ra tay hạ sát chồng để sau đó toàn quyền bán ngôi nhà mới cất (trị giá khoảng 1,3 tỉ đồng) lấy tiền trả nợ. Một số khác nói bà có “nhân tình”, bà giết Hoàng Hùng để tự do sống với “người tình”(!).

Những người giàu trí tưởng tượng hơn đặt ra khả năng có kẻ thù nào đó của Hoàng Hùng thuê bà Liễu giết nhà báo.

Các lập luận trên như được “kiểm chứng” là “khả dĩ” khi sợi dây dù làm phương tiện trèo lên phòng ngủ của Hoàng Hùng chỉ là hiện trường giả (không đủ độ thắt chặt), không có kẻ thủ ác nào trèo qua sợi dây đó. Vậy là vô hình chung, bà Liễu trở thành “phạm nhân” trước khi có kết luận điều tra và trước khi có phán xét của toà án.

Bị xem là “nghi can số một”, từ ngày 1 – 2 đến nay, hằng ngày bà phải đến cơ quan CSĐT từ sáng sớm cho tới tối để trả lời thẩm vấn, buổi trưa và chiều không được về nhà, có hôm bà về tới nhà gần nửa đêm.

Cha chết, mẹ bị “câu lưu”, hai đứa con như chim non lạc bầy! Do mẹ là “nghi can số một”, nên hai cháu Lê Hồng Nhung (học lớp 11) và Lê Hồng Châu (lớp 7) cũng thường xuyên bị triệu tập thẩm vấn. Cháu Hồng Châu còn bị yêu cầu nghỉ học thêm để đi thẩm vấn.

Đến trường các cháu bị một sức ép tâm lý khủng khiếp: Bạn bè dè bỉu “mẹ bạn giết cha bạn”! Những áp lực đó đã làm cho Hồng Nhung hơn 1 lần doạ “tự tử”, đến nay đã chính thức bỏ học. Cháu Hồng Châu – một học sinh giỏi, cứ đến trường là cúi gằm mặt chạy thẳng vô lớp.

Có phải vậy?

Chúng tôi đã tiếp cận được các hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) của gia đình Hoàng Hùng, có kiểm chứng tại các Cty bảo hiểm ở Long An, có thể khẳng định gia đình anh đã mua tổng cộng ba HĐBH. Trong đó, HĐBH do Hoàng Hùng mua cho đứa con lớn Hồng Nhung có mệnh giá 60 triệu đồng đã được thanh lý vào năm 2009 (để lấy tiền xây nhà).

HĐBH tiếp theo do bà Liễu đứng tên mua cho con gái Hồng Châu đang còn hiệu lực. HĐBH cuối cùng với Cty Prudential số 72169352 bà Liễu mua cho chính mình vào tháng  5 – 2009 có mệnh giá 60 triệu đồng. Với HĐBH này, nếu bà Liễu chết thì Hoàng Hùng sẽ được thụ hưởng. Ngoài ra, không có HĐBH nào mua cho Hoàng Hùng. Như vậy, có thể khẳng định rằng, không có chuyện bà Liễu giết Hoàng Hùng để thụ hưởng tiền bảo hiểm của chồng.

Trước ngày Hoàng Hùng bị phóng hoả khoảng 1 tháng, anh đã về Thủ Thừa để làm giấy chủ quyền miếng đất 6mx20m. Đây là phần đất mẹ anh cho từ lâu nhưng chưa sang tên cho anh. Anh nói có thể sẽ về đây cất nhà ở.

Cùng lúc ấy, anh đến ấp Vĩnh Hoà – xã An Vĩnh Ngãi (ngoại ô TP.Tân An) để nhờ người bạn tên Trương Văn Cung tìm mua khoảng 1 công đất với ý định sẽ bán nhà ở phường 6 để trả nợ, số tiền còn dư về đây cất nhà ở. Anh cũng từng nói đang cần bán nhà, nhưng còn nán đợi đường Hùng Vương láng nhựa xong cho có giá.

Liệu bà Liễu có âm mưu giết chồng không khi bà thừa biết nếu Hoàng Hùng chết bà không thể một mình thụ hưởng căn nhà đó (vì Hoàng Hùng còn có mẹ và 2 con)?

Hay vì tình ái?

Việc bà Liễu có “nhân tình” mới chỉ là tin đồn. Nhưng cứ cho là một vài người bạn trai thường ngồi uống càphê với bà Liễu là “có vấn đề”, thì họ cũng đều đang có gia đình êm ấm, là cán bộ nhà nước. Bà Liễu cũng không còn trẻ trung gì nữa.

Chẳng lẽ có ai đó trong họ lại “toa rập” với bà Liễu tính chuyện giết Hoàng Hùng để họ tự do chung sống với nhau! Nếu muốn điều đó, bà Liễu có thể xin ly hôn Hoàng Hùng chứ việc gì phải giết chồng. Còn có khả năng kẻ thù nào đó của Hoàng Hùng thuê bà Liễu giết chồng? Sao họ lại chọn cách rất dễ bị lộ ấy!

Tất cả những “động cơ” mà dư luận đặt ra để bà Liễu có thể “giết chồng”, mới nghe có vẻ “có lý”, nhưng khi tỉnh táo xem xét, nó không thực tế. Có nên vì những điều không thực tế, nhằm mơn trớn dư luận mà chúng ta vô tình đẩy số phận của người vợ vừa góa chồng, hai đứa con thơ vừa mất cha đến bờ vực thẳm(!?).

Khả năng bị trả thù

Theo tìm hiểu của người viết, ba “người lạ” đến kiểm tra máy vi tính và USB tác nghiệp báo chí của Hoàng Hùng chính là các anh CSĐT đang làm nhiệm vụ. Có lẽ vì quá gấp công việc, các anh đã bỏ qua những thủ tục cần thiết, nên bị tưởng là người lạ. Đây là lần đầu tiên từ sau khi vụ án xảy ra, Cơ quan CSĐT cho người đến kiểm tra máy vi tính và USB tác nghiệp báo chí của Hoàng Hùng. Dấu hiệu này cho thấy khả năng nhà báo bị trả thù vì nghề nghiệp đang tiếp tục được quan tâm.

Đừng đẩy vợ con nhà báo bị đốt vào thảm cảnh! TP–

Nhiều tình tiết phức tạp quanh vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng (Đất Việt).

Trong khi dư luận xôn xao về nghi phạm sát hại nhà báo Hoàng Hùng thì xuất hiện thêm tình tiết mới, đẩy vụ án tới nhiều chiều ngoài dự kiến.

Trước sự phức tạp của vụ việc, trong buổi giao ban sáng 14/2 với lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh Long An, đại tá Phan Chí Thanh đã báo cáo tiến trình điều tra vụ án và đưa ra dự kiến những hướng điều tra mới khi có thông tin về ba người đàn ông lạ mặt, lục tìm máy tính của nhà báo Hoàng Hùng. Một nguồn tin từ Bộ Công an cho hay, để đẩy nhanh tiến trình điều tra vụ án, đi đến kết quả sớm nhất, Tổng cục cảnh sát đã cử một tổ công tác gồm những điều tra viên dày dạn kinh nghiệm đến Long An, phối hợp với công an sở tại cùng điều tra vụ việc.

Cho tới thời điểm này, theo tin từ cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An, vẫn chưa rõ được hung thủ trong vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao động bị phóng hỏa tạt xăng phóng hỏa tại gia vào đêm 19/1 tại Long An.

Cầm cả giấy đất đi đánh bạc

Thông tin riêng của Đất Việt, mới đây một người bạn của Hoàng Hùng cho biết, trước khi anh bị sát hại khoảng ba ngày, Hoàng Hùng có đi tư vấn rất kỹ về lĩnh vực HIV. Cũng theo người bạn của anh Hùng, có lẽ anh chuẩn bị viết bài về đề tài HIV nên anh mới nhờ tư vấn kỹ như vậy. Cũng theo một người bạn của anh Hùng, cách ngày anh bị nạn khoảng một tuần, anh có đến nói chuyện và khoe rằng chuẩn bị viết một loạt bài liên quán đến vụ ly hôn với người nước ngoài.

Một thông tin khác liên quan đến việc bà Trần Thúy Liễu. Tại cơ quan điều tra, bà Liễu có thừa nhận có đi sang Campuchia đánh bạc, bà cũng khai với cơ quan điều tra thiếu tiền bà thiếu nợ hơn 1 tỷ đồng, trong đó có 150 triệu đồng do bà cầm giấy chủ quyền đất của gia đình bên chồng cho anh Hùng.

Vụ án đang khiến dư luận rất xôn xao ở thành phố Tân An và các địa phương trong tỉnh Long An. Thậm chí, nhiều người đã photocopy một số bài báo viết về cái chết của nhà báo Hoàng Hùng bán với giá 3.000 – 5.000 đồng một tờ.

Nỗi đau của người trong nhà

Vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị kẻ lạ mặt phóng hỏa đốt cháy đến này đã gần một tháng, cơ quan điều tra vẫn tích cực làm việc để phá án, trong khi đó, những người nhà nhà báo Hoàng Hùng đang sống trong đau khổ, lo âu. Để phục vụ tiến trình phá án, hầu hết người nhà của ông Hoàng Hùng, trong đó có bà Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng), cô con gái 13 tuổi Lê  Hồng Châu (đang học lớp 7/4, THCS Thống Nhất, phường 2, thành phố Tân An) đều được cơ quan điều tra mời đến để thẩm vấn.

Chịu nhiều sức ép nhất có lẽ là cố bé 13 tuổi còn đi học. Bé Châu đang trong học kỳ 2, giai đoạn quan trọng trong cả năm học, nhưng tinh thần em đang rất sa sút bởi vừa chịu gánh nặng cha mất, bị dư luận và mọi người quá săm soi. Em tâm sự: “Nhiều lúc buồn quá muốn chết cho rồi, vào trường học thì bị một số bạn nói xiên nói xỏ, về nhà thị bị hỏi han”.

Trong ngôi nhà đơn sơ ở ấp 4, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, cụ Nguyễn Thị Kim Nga, mẹ nhà báo Hoàng Hùng, năm nay 74 tuổi, xót xa cho gia cảnh của con trai quá cố và lo lắng cho những đứa con chưa trưởng thành của anh. “Phải chi má chết thay con”, người mẹ già than khóc cho đứa con trai xấu số.

Diễn biến vụ án

“Đến lúc này chúng tôi vẫn chưa thể khẳng định điều gì”, trao đổi qua điện thoại, đại tá Phan Chí Thanh, Giám đốc Công an tỉnh Long An, cho biết. Vì lý do vụ án đang điều tra, ông thẳng thắn từ chối câu hỏi của Đất Việt về việc cơ quan điều tra đã khoanh vùng được đối tượng nghi vấn hay còn mở nhiều hướng điều tra.

Ngày 29/1, sau 10 ngày cấp cứu, dù được tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, tích cực điều trị với mức độ bỏng gần 70%, nhà báo Hoàng Hùng vẫn không qua khỏi. Từ khi thông tin nhà báo Hoàng Hùng được phát hiện bị thiêu tại nhà riêng ở phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An đến hôm nay, đã có nhiều dư luận đồn thổi xung quanh nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh như bị người thân mưu sát, bị những kẻ có tư thù… sát hại.

Nhà báo Hoàng Hùng (trái) trong lần nhận giải báo chí năm 2010. Nguồn: Người lao động.

Dưới đây là tổng hợp những tình tiết liên quan đến vụ án mà cơ quan điều tra thu thập được cũng như vừa phát sinh.

Khoảng 9h30 ngày 13/2, trong khi bà Trần Thuý Liễu đang làm việc với điều tra viên tại trụ sở công an, có hai người đàn ông ăn mặc lịch sự tìm đến nhà của nhà báo Hoàng Hùng. Thời điểm này, ở nhà chỉ có cháu Lê Hồng Châu,13 tuổi, con gái nhà báo Hoàng Hùng và một cô bạn học cùng lớp. Được hai người này yêu cầu mở máy tính của bố, cháu Châu đã mở máy và trong khi hai vị khách lạ mặt đang tìm các usb lưu trữ tài liệu của nhà báo thì một người đàn ông khác xuất hiện và cùng mở máy tính.

Theo lời kể của cháu Châu, do thấy người lớn yêu cầu nên cháu làm theo chứ không biết rõ mục đích và nội dung tìm kiếm để làm gì. “Mấy chú đó ngồi trên máy tính cỡ một tiếng đồng hồ. Mấy chú không có đưa giấy tờ gì hết, chỉ kêu con mở máy, tìm cho được usb của ba con thôi”, Châu nói.

Ông Nguyễn Văn Sữa, anh em “cọc chèo” của nhà báo Hoàng Hùng ở sát vách, cũng được những người này mời qua xem máy tính. “Họ không đưa giấy giới thiệu nên tôi cũng không biết họ làm gì, ông nói. Trao đổi với qua điện thoại, thượng tá Phạm Văn Tiến, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Long An cho biết, “không có ai khám xét gì” ở nhà anh Hoàng Hùng.

Trước đó, trong cuộc trao đổi với báo giới ngày 10/2, thượng tá Phạm Văn Tiến cho biết, từ khi nhà báo Hoàng Hùng được phát hiện bị mưu sát tại nhà riêng, xác định đây là vụ trọng án nên PC45 đã tích cực vào cuộc và nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo phải sớm điều tra phá án. Để tránh bỏ lọt tội phạm, cơ quan điều tra đã rà soát các mối quan hệ của nạn nhân, khoanh vùng đối tượng nghi vấn và cho triệu tập các nghi can, những người có liên quan đến vụ án để thẩm vấn lấy lời khai phục vụ cho việc điều tra phá án.

Đề cập tới việc triệu tập vợ nạn nhân là bà Trần Thị Thúy Liễu lên làm việc nhiều ngày, ông Tiến cho biết vì không để sót các manh mối, dấu hiệu nghi vấn nào và việc bà Liễu nợ nần vì sang biên giới cờ bạc cũng chỉ là một trong các dấu hiệu, tình tiết được cơ quan điều tra quan tâm. Số tiền hơn một tỷ đồng mà cơ quan điều tra bước đầu xác định bà Liễu nợ đang được làm rõ xem bà Liễu dùng số tiền này để đánh bạc hay vào mục đích gì khác như cất nhà cửa. Theo ông Tiến thì cơ quan điều tra đang từ từ chứng minh, có khi kết quả điều tra còn hơn con số hiện tại bởi có khi có những khoản nợ đối tượng không khai báo.

Nói về việc xác định hung thủ sát hại nhà báo Hoàng Hùng, ông Tiến cho biết từ khi vụ án xảy ra, các điều tra viên đã dồn sức, trong những ngày Tết vẫn làm việc với mong muốn làm sáng tỏ sự việc trong thời gian sớm nhất. “Có hay không việc xác định được hung thủ sát hại nhà báo Hoàng Hùng tôi không thể nói trước được”, ông Tiến nói.

Theo báo Người Lao Động thì những lời khai của thân nhân nhà báo Hoàng Hùng có quá nhiều mâu thuẫn, đặt biệt là người vợ và người anh rể của vợ nhà báo vắn số.

Theo lời ông Nguyễn Văn Sữa, anh rể của bà Trần Thị Thúy Liễu, một trong những người có mặt sớm nhất tại hiện trường thì lúc ông đang ngủ ở lầu 1 (nhà ông Sữa kề vách nhà bà Liễu), nghe tiếng la lớn từ nhà bên cạnh nên ông Sữa nhìn sang, thấy lửa đang cháy từ phòng ngủ của nhà báo Hoàng Hùng nên đã leo ban công sang chữa cháy.  Lửa cháy quá lớn nên ông Sữa leo ngược về nhà mình lấy một chiếc mền rồi lại leo sang nhà bà Liễu để dập lửa. Lúc này, nhà báo Hoàng Hùng đã tự chạy sang phòng bà Liễu và hai con đang ngủ kêu cứu.

Tại hiện trường, chiếc nệm nhà báo Hoàng Hùng ngủ bị cháy đen nhưng tấm drap nệm chỗ đầu nằm của Hoàng Hùng vẫn chưa cháy hết, chứng tỏ chất gây cháy rất dữ dội và cực nhanh. Chiếc mền chữa cháy bằng là loại hai da (dày), khi thấm nước, chiếc mền rất nặng, phải hai người mới khiêng nổi.

Một chi tiết khác khá bất ngờ là trong lúc cơ quan công an đang khám nghiệm hiện trường thì cha của bà Liễu gọi một công an đang làm việc tại hiện trường và cho biết 15 giờ ngày hôm trước ông đến đây thì phát hiện có một đám cháy nên ông dập lửa. “Có thể là bọn chúng đốt thử!”, ông nói.

Cũng tại hiện trường, các điều tra viên và phóng viên tiếp xúc với nhiều người thân gia đình bà Liễu thì phát hiện có nhiều lời khai trùng hợp nhau. Cụ thể, khi chúng tôi hỏi “anh Hùng có nói gì không?” thì bà Liễu, chị bà Liễu, ông Sữa và cháu rể bà Liễu đều nói là “khi đưa đến bệnh viện, anh Hùng nói “tôi đâu có thù hận với ai sao lại đổ cồn đốt tôi”.

Người chị thứ hai của bà Liễu cho biết lúc bà nhận được điện thoại con gái nhà báo Hoàng Hùng và đến hiện trường thì được biết bà Liễu, ông Sữa và vợ ông Sữa chưa ai điện thoại cho xe cứu thương, cứu hỏa hay cơ quan công an. Chính bà đã điện thoại gọi xe cứu thương nhưng đợi quá lâu nên bà Liễu mới điện thoại cho một tài xế mà bà thường thuê chở sang Campuchia đánh bạc, đến đưa Hoàng Hùng đi bệnh viện. Khi đến bệnh viện, bà Liễu và tài xế lập tức quay trở về hiện trường vụ án và trước khi về, anh tài xế này đưa cho anh Sáu, em nhà báo Hoàng Hùng một chiếc điện thoại để tiện liên lạc. Chính từ chiếc điện thoại này, cơ quan chức năng mới phát hiện bà Liễu có biệt danh là “ZKC Liễu Casno” (không phải Casino). Đến khi nhà báo Hoàng Hùng mất, tài xế này đã mời anh Sáu đi uống cà phê và đòi lại chiếc điện thoại di động nhưng anh Sáu nói “công an thu giữ rồi” thì tài xế nói “chết tôi rồi!”.

Theo một số điều tra viên của Công an tỉnh Long An, trong thời gian anh Hoàng Hùng nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, các điều tra viên được phân công luôn có mặt theo dõi mọi diễn biến sức khỏe của anh khi nằm trong Khoa cấp cứu. Lúc bạn bè, đồng nghiệp… đến thăm, khi bước ra ngoài các điều tra viên đều gặp gỡ trao đổi xem anh có tâm sự gì liên quan đến nghi can đốt anh hay không nhưng đều nhận được cái lắc đầu. Ngày thứ hai tại bệnh viện, Hoàng Hùng có vẻ tỉnh táo hơn. Điều tra viên vào phòng chăm sóc đặc biệt thăm hỏi nhưng trả lời câu hỏi có nghi ai không thì nạn nhân chỉ im lặng, nhắm mắt khóc. Tâm sự với một đồng nghiệp thân thiết, Hoàng Hùng chỉ nói trong hơi thở mệt nhọc: “Tôi đau và buồn lắm, xin để tôi yên! Chắc tôi không thể qua khỏi. Mấy anh ở lại…”.

Liên quan đến việc đánh bạc, ông Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện Thạnh Hóa, cũng bị cơ quan điều tra triệu tập. Tuy nhiên, trong buổi làm việc này, ông Tâm khai chỉ quan hệ với bà Liễu như bạn bè chứ không sang Campuchia đánh bạc trong khi trước đó, bà Liễu khẳng định với nhiều phóng viên là đã rủ ông Tâm sang Campuchia đánh bạc và ông Tâm có đánh bạc.

Một diễn biến khác là ông Trần Văn Mến (73 tuổi, cha ruột bà Liễu) cũng liên tục bị triệu tập để lấy lời khai chủ yếu về vụ cháy tấm bạt bên ngoài khuôn viên căn nhà của nhà báo Hoàng Hùng xảy ra trước đó. Tuy nhiên vì ông Mến tuổi cao, đang bị cao huyết áp nên đã có đơn đề nghị cơ quan điều tra cho ông được làm việc trong giờ hành chính.

Về trường hợp người anh “cọc chèo” của nhà báo Hoàng Hùng là ông Nguyễn Văn Sữa, cơ quan điều tra có triệu tập ba lần. Ông Sữa cho biết thời gian làm việc của ông tương đối ngắn. Điều tra viên chỉ hỏi một số câu liên quan đến diễn biến ông tham gia dập lửa, cứu nạn rồi cho về…

Cao Dương – Phong Anh

Vợ nhà báo bị đốt khai gì tại cơ quan điều tra? (Dân Việt).

(Dân Việt) – “Tôi nghĩ công an họ cũng chỉ mong muốn phá nhanh vụ án thôi. Nếu tôi là kẻ thủ ác thì có bị kết án tử hình cũng không đền hết tội” – bà Trần Thị Thúy Liễu trao đổi với Dân Việt về việc chồng bà bị đốt chết.

Điều tra “đúng hướng”

Hơn nửa tháng qua, mỗi ngày, các điều tra viên đều lấy lời khai của bà Liễu từ 8 giờ sáng. Buổi trưa, bà được ăn cơm tại trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra. Mỗi ngày làm việc sẽ kéo dài tới 20 hoặc 21 giờ đêm. Riêng những ngày gần đây, thời gian làm việc kéo dài hơn, từ 8 giờ sáng đến khoảng 22 – 23 giờ, bà Liễu mới về nhà.

Phóng viên Hữu Danh (trái) làm việc với bà Liễu.

Một diễn biến khác, ông Trần Văn Mến (73 tuổi, cha ruột bà Liễu) cũng liên tục bị triệu tập. Trong lần mời ngày 11-2, ông Mến phải làm việc tới gần 2 giờ sáng ngày hôm sau mới được cho về. Cơ quan điều tra chủ yếu làm rõ lời khai của ông Mến về vụ cháy tấm bạt bên ngoài khuôn viên căn nhà của nhà báo Hoàng Hùng.

Hiện, cơ quan điều tra vẫn phải tiếp tục triệu tập ông Mến để làm rõ, nhưng ông lấy lý do tuổi cao, đang bị cao huyết áp đề nghị cơ quan điều tra cho ông được làm việc trong giờ hành chính theo quy định của pháp luật.

Về trường hợp người anh “cọc chèo” của nhà báo Hoàng Hùng là ông Nguyễn Văn Sữa, cơ quan điều tra có triệu tập ba lần. Ông Sữa cho biết thời gian làm việc của ông tương đối ngắn. Điều tra viên chỉ hỏi một số câu liên quan đến diễn biến ông tham gia dập lửa, cứu nạn rồi cho về…

Bà Liễu nói về “nghi án” giết chồng

Tối 11-2, khi chúng tôi có mặt tại nhà bà Liễu cho biết, đến giờ bà vẫn không nghi ai giết chồng mình. Mỗi ngày làm việc, cơ quan điều tra đều có đưa báo giấy và in báo mạng về diễn biến vụ án để bà đọc. Bà Liễu cho rằng rất nhiều bài báo đang định hướng dư luận bà chính là hung thủ giết chồng.

Chị nghĩ gì khi nhiều thông tin nghi chị là người giết chồng?

– “Tôi nghĩ công an họ cũng chỉ mong muốn phá nhanh vụ án thôi. Nếu tôi là kẻ thủ ác thì có bị kết án tử hình cũng không đền hết tội. Tuy nhiên, hiện cơ quan điều tra vẫn đang làm việc và chưa hề có kết luận nào nói tôi giết chồng. Tôi đang đạp trên dư luận để sống. Nhưng còn các con tôi đang phải chịu áp lực nặng lắm. Đứa lớn Lê Hồng Nhung thì nghỉ học rồi, còn đứa nhỏ mới học lớp 7 nhưng ngày nào đi học cũng bị xầm xì bán tán “mẹ mày đốt chết bố mày hả”, tôi sợ các con không chịu đựng nổi.

Xin hỏi chị một câu riêng tư, bình thường chị có ngủ chung với anh Hùng không?

– Bình thường anh Hùng ngủ trên giường, bé Châu và tôi ngủ cùng phòng với anh nhưng ngủ dưới nền gạch. Trước khi anh Hùng bị nạn mấy ngày, có ông thầy ngoại cảm ở Hà Nội trước đây từng tìm hài cốt cha chồng tôi (cha anh Hùng là liệt sĩ – PV) bảo anh Hùng phải kê lại giường cho đúng phong thuỷ. Ông còn kêu mua 10 bộ đồ hàng mã kêu đốt cúng. Vì lý do này mà anh Hùng kêu tôi và bé Châu vào phòng trong để ngủ. Những thông tin này tôi đều có trình bày với điều tra viên…

Việc chị 22 lần sang sòng bài ở Campuchia có đúng không?

– Việc này là có thật. Tôi đi nhiều lắm, 22 lần là con số tôi nhớ, cũng có thể là 24, 25 lần gì đó nhưng tôi không nhớ chính xác được nên chỉ khai theo trí nhớ.

Tại sao chị lại đi đánh bạc?

– Làm nhà xong thì vợ chồng tôi mang nợ. Tôi thấy đánh bài dễ ăn lắm, chỉ cần mình chịu khó “nghiên cứu” là có thể chơi cơm gạo, kiếm tiền được. Nhưng tôi chơi thua nhiều hơn thắng…

Chị thua bao nhiêu?

– Tôi chỉ thua có mấy chục à. Tôi đâu dám chơi nhiều, mỗi lần đặt 100.000 – 200.000 đồng, có khi 500.000 đồng. Nhưng phải “canh” dữ lắm mới dám đặt, phải đặt theo “luồng” thì mới ăn được…

Chị đi đánh bài anh Hùng có biết không?

– Tôi giấu anh Hùng, đi về trong ngày chứ không có ở lại nên anh Hùng không thể biết. Sáng tôi đưa con đi học, xong việc nhà mới đi (từ nhà bà Liễu đến casino hơn 70km, đi khoảng một tiếng rưỡi – PV) trong khi anh Hùng đi làm ít ở nhà nên anh không nghi ngờ gì. Anh Hùng chết rồi, tôi cảm thấy có lỗi và xấu hổ với ảnh lắm.

Những thông tin mà chị cung cấp có khớp với lời khai tại Cơ quan Cảnh sát điều tra không?

– Tôi cam đoan những gì tôi trình bày là đúng. Hơn nửa tháng qua, các anh điều tra viên thường hỏi những chuyện này và tôi trả lời đúng như vậy.

Hữu Danh

Vợ nhà báo Hoàng Hùng nói về “nghi án” giết chồngVụ ‘nhà báo bị thiêu’ diễn biến phức tạp— (BBC).

Nhà báo Hoàng Hùng không tự tử (TNO) -Ngày 13-2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An tiếp tục triệu tập bà Trần Thị Thúy Liễu để làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà báo Hoàng Hùng.

Máy tính của nhà báo Hoàng Hùng bị “người lạ” lục soát? (14/02/2011)

Khoảng 9h30 ngày 13/2, có 3 người đàn ông lạ mặt đến nhà bảo cháu Châu mở cửa và đến bên máy vi tính để bàn của nhà báo Hoàng Hùng, yêu cầu cháu Châu mở máy, đồng thời bảo cháu tìm cho được chiếc USB mà nhà báo Hoàng Hùng thường sử dụng để “kiểm tra”. – Cháu Lê Hồng Châu (13 tuổi), con của nhà báo Hoàng Hùng cho biết.
Sau gần một tiếng đồng hồ lục tìm gì đó trên ổ C, ổ D của máy vi tính và USB, 3 người đàn ông lạ mặt này kêu cháu Châu tắt máy tính trước khi ra về.
Ông Nguyễn Văn Sữa, anh rể nhà báo Hoàng Hùng, cho biết: “Thấy 3 người lạ vào nhà, rồi kêu tôi đến chứng kiến để 3 người này “kiểm tra” máy tính của Hoàng Hùng, tôi bảo tôi đâu có biết gì về máy tính đâu mà chứng kiến. Dù vậy, tôi cũng đứng đó một chút rồi đi về nhà nên không biết 3 người đó làm gì”.
Theo cháu Châu và ông Sữa, 3 người đàn ông lạ mặt này khi đến nhà không xưng tên, không nói mình ở đâu đến và cũng chẳng trình giấy tờ, quyết định gì để kiểm tra. Cháu Châu cho biết, tuy không dám hỏi tên của 3 người lạ mặt, nhưng cháu vẫn kịp nghe tên của 2 trong 3 người này khi họ gọi nhau là Thiệt và Tường.
Chiều tối 13/2,Thượng tá Phạm Văn Tiến, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Long An cho hay, cơ quan điều tra  không cử người tới kiểm tra máy tính của nhà báo Hoàng Hùng.
Được biết, ngày 13/2, vợ và con gái lớn của nhà báo Hoàng Hùng vẫn tiếp tục bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An triệu tập, thẩm vấn.
Nội dung làm việc xoay quanh một số tình tiết vì sao trong đêm nhà báo Hoàng Hùng bị đốt bà Liễu không ngủ chung và nhiều tình tiết có liên quan đến đường dây đánh bạc của một số thành viên trong gia đình bà Liễu. Cơ quan điều tra còn triệu tập ông Nguyễn Văn Tâm, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện Thạnh Hóa, vì có liên quan đến việc đánh bạc. Ông Tâm khai chỉ quan hệ với bà Liễu như bạn bè chứ không có sang Campuchia đánh bạc. Trong khi đó, bà Liễu khẳng định với nhiều phóng viên là bà đã rủ ông Tâm sang Campuchia đánh bạc và ông Tâm có đánh bạc.
Theo một điều tra viên cao cấp, việc bà Liễu cho rằng nhà báo Hoàng Hùng tự tử là hoàn toàn không có cơ sở bởi bà Liễu khai rằng lúc bị cháy, nhà báo Hoàng Hùng đã chạy sang phòng bà và la lớn “Anh bị người ta đốt”. Khi lên xe cứu thương, nhà báo Hoàng Hùng còn nói: “Tôi đâu có thù hận với ai, sao lại đổ cồn đốt tôi”. Bên cạnh đó, nếu nhà báo Hoàng Hùng tự tử thì không thể có việc dựng hiện trường giả như đã xảy ra để làm ảnh hưởng đến người thân trong gia đình…
QT (Tổng hợp từ SGGP, NLĐO)

—  Máy tính của nhà báo Hoàng Hùng bị người lạ lục soát (Dân Việt).   – Thẩm vấn hàng loạt người thân của nhà báo Hoàng Hùng (Lao động)

Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Lời khai quá nhiều mâu thuẫn (Người LĐ).

Hàng loạt nghi vấn trong lời khai của bà Trần Thị Thúy Liễu và người anh rể. Có thể hung thủ đã đốt thử một đám cháy trước khi sát hại nhà báo Hoàng Hùng

Đã 23 ngày từ khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, dù cơ quan Công an tỉnh Long An cho rằng đã xác định được nghi can nhưng hung thủ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Dư luận đang rất bức xúc và đặt câu hỏi: Vì sao kẻ thủ ác chưa bị bắt?
Nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại ở tầng 1 trong căn nhà của mình (bìa trái), bên cạnh là nhà của ông Nguyễn Văn Sữa
Nhân chứng có mặt sớm nhất tại hiện trường
Đêm 19-1, khi nhận được thông tin nhà báo Hoàng Hùng bị đốt trong lúc đang ngủ tại nhà riêng, phóng viên của Báo Người Lao Động lập tức có mặt tại hiện trường. Lúc này khoảng 4 giờ sáng nhưng đã có gần 100 trinh sát công an phong tỏa hiện trường. Tại đây, phóng viên đã gặp một trong những người có mặt sớm nhất tại hiện trường là ông Nguyễn Văn Sữa, anh rể của bà Trần Thị Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng).
Ông Sữa kể lại, lúc đó ông đang ngủ ở lầu 1 (nhà ông Sữa kề vách nhà bà Liễu), nghe tiếng la lớn từ nhà bên cạnh nên ông Sữa nhìn sang thì thấy lửa đang cháy từ phòng ngủ của nhà báo Hoàng Hùng, ông đã leo ban công sang chữa cháy.
Lửa cháy quá lớn nên ông Sữa leo ngược về nhà mình lấy một chiếc mền rồi lại leo sang nhà bà Liễu để dập lửa. Lúc này, nhà báo Hoàng Hùng đã tự chạy sang phòng bà Liễu và hai con đang ngủ kêu cứu.
Theo quan sát của phóng viên, tại hiện trường, chiếc nệm nhà báo Hoàng Hùng ngủ bị cháy đen nhưng tấm drap nệm chỗ đầu nằm của Hoàng Hùng vẫn chưa cháy hết. Điều này chứng tỏ chất gây cháy rất dữ dội và cực nhanh. Vậy bằng cách nào mà ông Sữa 2 lần leo qua nhà bà Liễu để có mặt nhanh chóng tại hiện trường để chữa cháy?
Mặt khác, theo lời ông Sữa, ông chữa cháy bằng chiếc mền hai da (loại dày), khi thấm nước, chiếc mền rất nặng, phải hai người mới khiêng nổi, vậy làm sao ông Sữa mang chiếc mền qua ban công một cách dễ dàng?
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Vì sao ông dập tắt đám cháy quá lớn mà không bị lửa “táp” vào người hay bị cháy lông tay?” thì ông Sữa không trả lời.
Nhiều người có mặt tại hiện trường nhận xét: “Ban công lầu 1 từ nhà ông Sữa leo sang nhà bà Liễu không có chỗ đeo bám mà trong lúc xảy ra vụ cháy, ông Sữa leo qua ban công đến 2 lần là điều khó tin được!”.
Một chi tiết khác khá bất ngờ là trong lúc cơ quan công an đang khám nghiệm hiện trường thì cha của bà Liễu gọi một công an đang làm việc tại hiện trường và cho biết 15 giờ ngày hôm trước ông đến đây thì phát hiện có một đám cháy nên ông dập lửa. “Có thể là bọn chúng đốt thử!” – ông nói.

Ông Nguyễn Văn Sữa (trái), anh rể bà Trần Thị Thúy Liễu. Ảnh: MINH SƠN

Nhiều lời khai mâu thuẫn
Bà Liễu trả lời cơ quan điều tra là đêm xảy ra vụ án, bà đã ngủ trước và nhà báo Hoàng Hùng xem tivi ở tầng trệt. Khoảng 22 giờ thì Hoàng Hùng lên phòng ngủ và nói: “Tôi nói bà rồi, bà nằm hướng này phong thủy không tốt mà cứ nằm hoài”. Khi nhà báo Hoàng Hùng nói vậy, bà Liễu tự ái bỏ vào trong (cùng tầng 1) ngủ với hai con.
Trong khi đó, con gái nhỏ của Hoàng Hùng là Lê Thị Hồng Châu nói rằng: “Ba nói tối nay lạnh quá, con với mẹ vô phòng trong ngủ đi”. Bà Liễu còn khẳng định với một lãnh đạo Phòng PC45 Công an tỉnh Long An khi vụ án xảy ra bà và Hoàng Hùng chỉ còn thiếu nợ ngân hàng 150 triệu đồng tiền xây nhà.
Trong khi đó, đến thời điểm này, cơ quan điều tra đã chứng minh bà có đến 22 lần sang Campuchia và thiếu nợ hơn 1 tỉ đồng. Bà Liễu còn khẳng định chồng mình có thói quen ngủ không đóng cửa. Tuy nhiên, đêm xảy ra vụ án trời rất lạnh, điều tra viên và trinh sát đến hiện trường phải mặc áo ấm.
Cũng tại hiện trường, các điều tra viên và phóng viên tiếp xúc với nhiều người thân gia đình bà Liễu thì phát hiện có nhiều lời khai trùng hợp nhau. Cụ thể, khi chúng tôi hỏi “anh Hùng có nói gì không?” thì bà Liễu, chị bà Liễu, ông Sữa và cháu rể bà Liễu đều nói là “khi đưa đến bệnh viện, anh Hùng nói “tôi đâu có thù hận với ai sao lại đổ cồn đốt tôi”.
Vấn đề đặt ra là tại sao Hoàng Hùng nói với những người trên xe cứu thương mà cả nhà bà Liễu đều nói đúng câu này?
Điều bí ẩn gì trong chiếc điện thoại?

Khi phóng viên đến hiện trường thì được người chị thứ hai của bà Liễu cho biết lúc bà nhận được điện thoại con gái của nhà báo Hoàng Hùng và đến hiện trường thì được biết bà Liễu, ông Sữa và vợ ông Sữa chưa ai điện thoại cho xe cứu thương, cứu hỏa hay cơ quan công an. Chính bà đã điện thoại gọi xe cứu thương nhưng đợi quá lâu nên bà Liễu mới điện thoại cho một tài xế mà bà thường thuê xe đi Campuchia đến để đưa Hoàng Hùng đi bệnh viện.
Khi đến bệnh viện, bà Liễu và tài xế lập tức quay trở về hiện trường vụ án. Tài xế này đưa cho anh Sáu (em nhà báo Hoàng Hùng) một chiếc điện thoại để tiện liên lạc. Chính từ chiếc điện thoại này, cơ quan chức năng mới phát hiện bà Liễu có biệt danh là “ZKC Liễu Casno” (không phải Casino).
Đến khi nhà báo Hoàng Hùng mất, tài xế này đã mời anh Sáu đi uống cà phê và đòi lại chiếc điện thoại di động nhưng anh Sáu nói “công an thu giữ rồi” thì tài xế nói “chết tôi rồi!”.
Bài và ảnh: Minh Sơn

Thông tin trái chiều quanh vụ sát hại nhà báo Lê Hoàng Hùng (Thanh niên).

Bà Trần Thúy Liễu và con gái Lê Hồng Nhung – ảnh: H.Phương

Mấy ngày gần đây, dư luận rối rắm trước nhiều thông tin trái ngược nhau xung quanh cái chết thương tâm của nhà báo Lê Hoàng Hùng (Long An).

Đầu tiên, một số thông tin trên các báo điện tử nhận định ông Hùng bị sát hại vì đã viết nhiều bài chống tiêu cực. Sau đó, dư luận chuyển sang nghi vấn và đồn đoán rằng bà Trần Thúy Liễu (vợ ông Hùng) có liên quan đến cái chết của chồng. Nhưng vài ngày nay, một vài tờ báo lại dẫn lời bà Liễu về khả năng ông Hùng… tự sát. Trong khi đó, thượng tá Phạm Văn Tiến, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Long An, chính thức phát ngôn rằng: đã xác định được nghi can!

Lời kể của một bạn thân

Ông N., ngụ ở TP Mỹ Tho, một người bạn rất thân với ông Hùng, bức xúc: “Tôi không tin anh Hùng tự sát. Chuyện đó không bao giờ có. Bởi vì ngay buổi tối trước khi bị phóng hỏa, anh còn nhắn tin hỏi tôi sáng mai (19.1.2011) chừng nào ghé nhà để anh chờ”.

Theo ông N., ông Hùng cũng than với ông N. rằng sau khi cất nhà xong thì gia đình ông còn nợ ngân hàng khoảng 300 triệu đồng. Định sẽ trả dần, nhưng ông rất buồn vì vợ đòi ông phải bán nhà. Ông Hùng không đồng ý dù có người đã đến xem nhà và trả giá. Do vậy mà vợ chồng phát sinh mâu thuẫn.

Vào buổi tối trước khi bị nạn, ông Hùng nhắn tin cho ông N. hỏi sáng mai lúc nào mới lên nhà ông ở Long An. Ông N. hẹn sáng mai, trước 9 giờ. Nhưng gần 6 giờ sáng 19.1 thì bà Trần Thúy Liễu điện thoại cho ông N. (bằng số máy của ông Hùng) nói rằng ông Hùng bảo bà báo cho ông N. biết ông Hùng đã bị phóng hỏa.

Một đồng nghiệp cho biết khi vào bệnh viện thăm và hỏi ông Hùng có phát hiện gì khi bị phóng hỏa? Ông Hùng nói lúc mơ màng ngủ, ông nghe có tiếng động, nghĩ là bà Liễu đi vào. Bất ngờ, khi quay lại nhìn thì lửa đã cháy. Lúc đó ông có thoáng thấy bóng người. Hỏi có biết bóng người đó là ai không thì ông Hùng lặng thinh không nói.

Hoàng Phương

Một nỗi im lặng đáng công phẫn tại Việt Nam

Công an điều tra tội phạm cũng biết rõ về Hùng. Họ từng là đối tượng và các nguồn thông tin của ông trong nhiều thập kỷ. Có thể là cũ chính người công an này đã tạo ra một lý thuyết mưu mô nhằm che dấu viên chức đồng lõa trong vụ tấn công. Điều này không xa lạ gì ở Việt Nam – hoặc ở các nơi chốn khác. Cho đến nay, không hề có suy diễn nào cho thấy rằng khi nằm trên giường tử Hùng đã phản bội vợ mình. Dù là một câu chuyện ớn lạnh của sự đàn áp báo chí hoặc chỉ đơn giản là một vụ bê bối bẩn thỉu trong nước, các trường hợp về cái chết của ông thực là những loại tin tường thuật chắc chắn Hùng sẽ theo đuổi một cách mãnh liệt.

Nguồn: David Brown, The Asia Times

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

10.02.2011

Vụ sát hại rùng rợn phóng viên điều tra Lê Hoàng Hùng, 50 tuổi trong tháng vừa rồi đã phản ánh đúng lúc về mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông báo chí và quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

Trong gần hai thập niên, Hùng đã điều tra về những vụ công an đánh đập dân tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tiên là một phóng viên tự do bán thời gian cho tờ Tuổi Trẻ, sau đó là một phóng viên thực thụ cho tờ Pháp Luật TP.HCM (Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh) và, từ năm 2002, thời gian gần đây nhất là cho Người Lao Động, Hùng phụ trách tường thuật về các xung khắc trong gia đình, tranh chấp nơi khu phố, các vụ mất tích hoặc sát hại đáng nghi, bắt giữ những người đánh bạc, buôn lậu, kinh doanh ma túy và các khiếu nại về sự tàn bạo của công an và các quan chức ngang bướng.

Đôi khi các câu chuyện của Hùng làm mất lòng giới có quyền lực. Chẳng hạn như một trong những bài tường thuật của ông hồi năm ngoái đã tiết lộ 111 cán bộ thuộc tỉnh Long An đã sử dụng các văn bằng học bạ trung học giả mạo để được thăng quan tiến chức. Thỉnh thoảng, ông còn phát hiện một số điều nhạy cảm, các trường hợp nhũng lạm khiến đụng chạm đến uy tín của các quan chức cao cấp và cán bộ đảng Cộng sản.

Khoản tiền lớn lao trong công cuộc đô thị hóa nhanh chóng tỉnh Long An, vốn tiếp giáp ở phía tây và nam với thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ muôn màu, là nằm trong chương trình “phân loại đất”, hoặc tái quy hoạch – Hùng đã viết hàng chục bài báo cho tờ Người Lao Động về việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất “khu vực phát triển”, như các sân golf, khu công nghiệp, các hộ nhà ở cao cấp và đôi khi còn soi rọi vào những hành vi khả nghi của các quan chức.

Vào mùa xuân và mùa hè năm 2010, tên tuổi của ông xuất hiện trên một loạt các bài báo về cuộc biển thủ hàng trăm ha đất công của các quan chức trong huyện Tân H \ưng của tỉnh.

Người phóng viên đã được tôn trọng về sự thạo nghề nhưng không được chú ý đến không phải là vì nhiệt tình khám phá những vụ bê bối của ông. Mặc dù được người chủ bút của ông nhận định là liêm khiết, hầu như Hùng không phải là một người cấp tiến, ông đã là một đảng viên đảng Cộng Sản, một cựu sĩ quan không chỉ huy trong quân đội Việt Nam, và con trai của một người lính Việt Cộng.

Loại phóng sự như của Hùng đã trở thành một món ăn tiêu chuẩn trên các tờ báo hàng đầu của Việt Nam. Những câu chuyện nói lên sức mạnh sự thật đã giúp tăng số lượng phát hành báo chí, như vài chục tờ báo in và báo chí kỹ thuật số ở Việt Nam đã nhận ra được trong những năm tháng từ khi đất nước này áp dụng một mô hình kinh tế thị trường tự do. Hơn nữa, miễn là họ chỉ nói lên sự thật ở các quyền lực địa phương và chứ không đụng chạm đến các quan chức chịu trách nhiệm phục vụ cho quyền lợi của chính phủ trung ương và guồng máy Đảng.

Mặc dù các quan sát viên ngoại quốc thường mô tả báo chí Việt Nam như lệ thuộc và bị guồng máy Đảng kiểm soát nặng nề, nhưng tình hình thực tế mang nhiều sắc thái hơn thế. Các phóng viên và biên tập viên đã học được những chủ đề và tình huống nào có thể tường thuật đậm nét, mối xung khắc nào có thể ám chỉ điều gì và chủ đề nào là cấm kỵ.

Họ có thể được khen thưởng nếu các bài viết của mình cho thấy việc các quan chức địa phương đã không thực hiện chính sách trung ương một cách đúng đắn, hay quả thật đã cố ý lờ đi hoặc bóp méo các chỉ thị từ trên cao. Tuy nhiên, các biên tập viên thường bị kỷ luật nếu họ cho chạy những bài viết cho rằng bản thân các chính sách trung ương là sai lầm tai hại hay vết nhơ của một vụ bê bối có liên hệ đến các cấp cao hơn.

Mark Sidel, giáo sư Đại học Iowa vạch ra rằng việc đưa tin về các vấn đề pháp lý, bao gồm một số hành vi vi phạm pháp luật của công an và các cơ quan khác, đã được Đảng và chính phủ đang tìm cách hợp pháp hoá việc tăng cường nền tảng pháp lý khuyến khích. Sidel cho biết, thực tế là “các báo in ở Việt Nam đã được ban cho quyền tự chủ hơn để đưa tin – đôi khi cả trong các chi tiết khủng khiếp hoặc có tính tranh cãi” – trong các chủ đề rộng rãi về xã hội, pháp lý và các mặt khác”.

Hỏa thiêu kẻ đưa tin

Trong buổi sáng sớm của ngày 19 tháng Giêng, dường như một kẻ náo đó đã xâm nhập vào nhà của Hùng thông qua một cửa sổ bỏ ngỏ, tưới xăng lên người nhà báo đang ngủ say và hỏa thiêu ông. Tiếng gào thét của ông đã đánh thức Trần thị Thúy Liễu, người vợ ông và hai cô con gái đang ngủ ở tầng trên. Vào lúc dập tắt được ngọn lửa, phần lớn cơ thể của Hùng đã bị bỏng cấp độ ba. Mười ngày sau, mgười phóng viên đã chết trong bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn.

Vẫn chưa rõ kẻ nào đã tấn công Hùng. Công an đang điều tra và cho biết họ có nhắm mục tiêu vào một số nghi phạm. Cả hai phương tiện truyền thông và bình luận chính thức đã thận trọng về những người có thể có trách nhiệm trong việc thiêu cháy Hùng. Ngay cả các cuộc gọi của tờ Người Lao Động và các báo khác ở Việt Nam nhằm nhanh chóng năm bắt, hiểu được về những kẻ tấn công ông cũng đã ở trong mức thứ yếu, như thể họ ngờ rằng tội phạm này có thể không liên quan gì đến các bài báo của Hùng.

Cái chết của Hùng gần như trùng hợp với hiệu lực của việc sửa đổi Luật Báo chí Việt Nam đã được mời chào bởi Hà Nội là nhằm để đảm bảo những quyền tốt hơn cho các phóng viên. Họ sẽ áp dụng các hình phạt nặng nề hơn cho bất cứ ai can thiệp hay làm hại một nhà báo khi tường thuật tin tức. Theo Pháp lệnh mới về báo chí, các quan chức, được yêu cầu “phải hợp tác với các phương tiện truyền thông”.

Một sắc lệnh tương tự từng bị chỉ trích thẳng thắn bởi hai hội kiểm soát báo chí tự do, Hội Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Các tổ chức quốc tế đã phản đối việc gia tăng trừng phạt lên việc xuất bản các thông tin “không có thẩm quyền” hoặc các thông tin “không vì lợi ích của nhân dân” và yêu cầu các phóng viên phải xác định nguồn cung cấp tin của mình. Hội RSF và CPJ còn lên án thêm về cuộc tấn công ông Hùng, với suy đoán rằng sự việc này có thể có liên quan đến những bài phóng sự của ông.

Bất chấp các ngôn từ của chúng, mặc dù các quy định của sắc lệnh như Pháp lệnh mới về báo chí thường được thực thi một cách chọn lọc, thật công bằng mà nói rằng 17.000 nhà báo có giấy phép hành nghề của Việt nam đang chú ý và tự hỏi phải chăng các pháp lệnh mới thực sự báo hiệu một sự kiểm soát phương tiện truyền thông chặt chẽ hơn.

Trong một huấn thị vào ngày 05 Tháng Giêng, Trương Tấn Sang, một thành viên cao cấp của bộ chính trị cho thấy rằng việc đưa báo chí vào nề nếp có thể thực sự là ý định của chế độ. Sang đã chỉ trích tính doanh thương, sự thiếu nhạy cảm, trách nhiệm xã hội và việc liên tục “tập trung vào các mặt xấu của xã hội, [khiến] làm hại đến buôn bán doanh thương, sản xuất và người tiêu dùng” của một số tờ báo. Trong trường hợp này, cuộc tấn công vào ông Hùng đặt ra một kiểm tra đến các ý định của chế độ.

Một khúc quanh bất ngờ đã đến vào ngày 5 tháng hai. Trở lại thời điểm sau ba ngày nghỉ Tết (Tết Âm lịch), các báo chí cả nước đưa tin rằng Trần Thị Thúy Liễu, vợ của Hùng, đã bị Công an tỉnh Long An tích cực tra hỏi. Cả hai tờ Người Lao Động và Tuổi Trẻ đã trích dẫn các “nguồn” vô danh để tường thuật rằng Liễu là một con bạc già dặn từng có thói quen đánh cược những số tiền lớn tại một sòng bạc ngay bên kia biên giới Campuchia gần đó.

Theo nguồn tin của tờ Người Lao Động, cô đã bị thua quá nhiều tiền cược đến mức đã cầu xin chồng mình phải bán nhà để trả nợ. Tờ Thanh Niên ngày 07 tháng 2 còn thêm chi tiết hơn: Liễu đã nợ nần đến 1,5 tỷ đồng (75,000 USD), Hùng từng nói với bạn bè mình rằng ông và người vợ của ông có “khác biệt” và hơn 20 người, kể cả bạn bè đánh bạc và anh vợ của Liễu đã bị điều tra. Trong khi đó được biết, Liễu một mực cho rằng cô đã đến các sòng bạc chỉ để kinh doanh bán khăn lạnh.

Công an điều tra tội phạm cũng biết rõ về Hùng. Họ từng là đối tượng và các nguồn thông tin của ông trong nhiều thập kỷ. Có thể là cũ chính người công an này đã tạo ra một lý thuyết mưu mô nhằm che dấu viên chức đồng lõa trong vụ tấn công. Điều này không xa lạ gì ở Việt Nam – hoặc ở các nơi chốn khác. Cho đến nay, không hề có suy diễn nào cho thấy rằng khi nằm trên giường tử Hùng đã phản bội vợ mình. Dù là một câu chuyện ớn lạnh của sự đàn áp báo chí hoặc chỉ đơn giản là một vụ bê bối bẩn thỉu trong nước, các trường hợp về cái chết của ông thực là những loại tin tường thuật chắc chắn Hùng sẽ theo đuổi một cách mãnh liệt.

Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt: Thủ phạm là người thân? (SGGP). – Thêm tình tiết trong vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng (Đất Việt) “Trước đêm xảy ra việc nhà báo Hoàng Hùng bị đổ xăng đốt khoảng vài tiếng có người nhìn thấy vợ của nạn nhân dập lửa do đổ xăng đốt đống rác sau nhà”.  – Vụ nhà báo bị đốt: Ông Hoàng Hùng có mua bảo hiểm cho vợ (Tuổi trẻ).

Vợ nhà báo bị đốt cháy nói gì? (10/02/2011)

Sau cái chết thương tâm của nhà báo Lê Hoàng Hùng, nhiều thông tin liên quan đến vợ của nhà báo này – bà Trần Thúy Liễu – gây xôn xao, thắc mắc trong dư luận. PV đã trao đổi với bà Liễu về những nghi vấn này và không bình luận gì.

Về thông tin từ 28 Tết đến nay công an liên tục mời bà làm việc, bà Trần Thúy Liễu xác nhận: “Mời từ bữa 29 tới nay. Từ 8h sáng đến 8h tối!”.

Đi Campuchia mấy chục lần

Có thông tin nói chị thường xuyên sang Campuchia đánh bạc và có biệt danh là ZKC Liễu casino có đúng không?

Không, tôi không nghe cái tên đó và cũng không biết ai đặt tên đó. Tôi có đi qua bển chơi thiệt, từ khoảng giữa tháng 9-2010 có qua bển chơi nhiều. Còn trước đây, khoảng hai năm trước, tôi đi với gia đình ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) mua đồ, sẵn ghé qua bên đó chơi cho biết.

Nghe nói chị có thua bài, mức độ thua là bao nhiêu vậy?

Chỉ thua chút đỉnh, khoảng hai mấy, ba chục triệu.

Chị đi casino bao nhiêu lần chị nhớ không?

Không nhớ nữa, khoảng mấy chục lần. Tuần có đi, tuần không.

Bà Trần Thúy Liễu trong ngày tang lễ nhà báo Hoàng Hùng
Bà Trần Thúy Liễu trong ngày tang lễ nhà báo Hoàng Hùng

Về quan hệ với một cán bộ quản lý thị trường

Có tin nói chị quan hệ với nhiều người, trong đó có cán bộ công an?

Không có. Tôi có nhiều bạn bè, chơi thân với mấy bạn gái, cùng mấy anh đi uống cà phê vậy thôi. Tôi quan hệ với ai đâu mà nói là nhiều người!

Có tin nói trong số những người quen với chị có người là quản lý thị trường và người này tạo điều kiện cho chị sang Campuchia đánh bạc?

Tôi có quen anh Tâm là quản lý thị trường. Khi bỏ khăn (khăn lạnh lau mặt -PV), có nhờ ảnh, tại vì ảnh quen biết nhiều tiệm quán. Anh Tâm là bạn anh Hùng, anh Hùng dắt về nhà chơi rồi tôi mới biết.

Chị với anh Tâm thường liên lạc với nhau không?

Cũng thường, mỗi khi ảnh đặt khăn hoặc trả tiền, ảnh điện thoại hoặc nhắn tin, rồi kêu ra quán uống nước, có mấy anh nữa hoặc là có con tôi. Anh Hùng cũng biết mối quan hệ này.

Việc anh Tâm cho xe chở chị sang Campuchia đánh bạc có hay không?

Không! Tôi rủ ảnh đi đó. Đừng có nói vậy tội nghiệp người ta. Lần đầu tiên đi qua bển, tôi sợ qua nước người ta bị bắt bớ nên tôi hỏi đi qua bển dễ đi không. Ảnh nói cũng dễ, nếu đi ảnh dắt cho đi mua đồ. Tôi nói mai mốt em nhờ anh dắt qua mua đồ rồi sẵn ở bển đi chơi luôn. Ảnh đi chung khoảng năm, sáu lần gì đó. Thứ Bảy, Chủ nhật ảnh mới đi. Anh Tâm nhát lắm, đánh năm chục, một trăm, không khi nào thấy ảnh đánh tới 200.000 đồng hết.

Ngoài việc làm khăn lạnh bán, chị còn làm công việc gì khác không?

Không, tôi lấy hàng của người ta bỏ cho quán. Tôi còn hơn 100 triệu đồng cho vay lấy lời chút đỉnh, thu nhập được vài triệu đồng mỗi tháng.

“Không có bất đồng quanh chuyện bán nhà!”

Chị có biết về việc anh Hùng mua bảo hiểm nhân thọ không?

Tôi cũng nghe báo chí nói anh Hùng mua bảo hiểm cho con 1 tỉ đồng. Hồi xưa anh Hùng có mua bảo hiểm cho bé Nhung (con gái lớn) để nó lên đại học có một số tiền nhưng mà ảnh lãnh hôm bữa cất nhà rồi. Tôi có mua cho bé Châu và mới mua bảo hiểm cho mình.

Bảo hiểm đó ai là người thụ hưởng?

Tôi mua cho tôi, anh Hùng hưởng. Tôi mua cho bé Châu, tôi hưởng.

Ngôi nhà của nhà báo Lê Hoàng Hùng, nơi xảy ra vụ án
Ngôi nhà của nhà báo Lê Hoàng Hùng, nơi xảy ra vụ án

Chị có nghi ngờ ai là hung thủ giết chết anh Hùng không? Việc ai đó cột sợi dây trên lầu thòng xuống đất tạo hiện trường giả, chị có suy nghĩ gì không?

Tôi không biết, tôi nhờ công an làm rõ.

Thường buổi tối anh Hùng đi ngủ lúc mấy giờ? Chị có pha nước gì cho anh uống không?

Bữa tối hôm đó ảnh đi ngủ chắc khoảng 10 giờ. Hai vợ chồng ngủ riêng hồi đó tới giờ. Ban đêm anh Hùng dứt khoát không uống gì hết, nếu có uống trà thì ảnh cũng tự pha tại vì tôi cũng ít có ở nhà.

Có thông tin nói trước khi xảy ra vụ việc, chị đòi bán nhà trả nợ nhưng anh Hùng không đồng ý và hai người xảy ra bất đồng?

Không! Tôi chỉ bàn bán nhà một lần thôi. Tại vì số nợ mấy trăm triệu đồng anh Hùng cũng đã biết rồi. Anh Hùng có làm giấy ký tên, vay ngân hàng nào thì anh Hùng cũng phải ký tên, cộng với số tiền nợ hai người chị là hơn 500 triệu đồng anh Hùng biết rồi. Anh Hùng có ký tên thì người ta mới chịu cho vay. Hồi đó tôi chỉ đủ tiền cất hai tấm rưỡi thôi nhưng anh Hùng muốn cất nhà cao. Chị Hai tôi cho mượn thêm. Làm không đủ, vợ chồng ra ngân hàng vay thêm làm nữa.

Hổm nay báo đăng tôi đánh bài thua một tỉ mấy, thực sự đâu có như vậy. Những thông tin báo đăng thì tôi thu thập lại sau này tính. Thực sự tôi chỉ nói vụ việc bán nhà có một lần. Anh Hùng nói để chừng nào lộ tráng nhựa thì bán có giá, vậy thôi. Có vong hồn anh Hùng, chuyện sao thì tôi nói vậy.

Tôi muốn báo chí phản ánh vụ việc này thì phải đầy đủ thông tin, chứng cứ rõ ràng, đem dư luận mà nói thì tôi không đồng ý.

Xin cảm ơn chị.

(Theo Pháp luật TP.HCM)- Vợ cố nhà báo Hoàng Hùng nói gì? (PL TPHCM).  – Vợ nhà báo Hoàng Hùng cho rằng chồng mình tự tử(!?) (Lao động).

Những bí ẩn quanh cái chết của nhà báo Hoàng Hùng (Lao động).

Thứ nhất, đó là việc anh không kịp thời phát hiện mình bị sát hại. Tôi đã từng vài lần đi công tác chung, nghỉ qua đêm cùng phòng với Hoàng Hùng, tôi biết anh rất thính nhạy khi ngủ, chỉ một tiếng động nhỏ cũng làm anh tỉnh giấc. Không có lý gì khi bị tạt xăng (hoặc cồn) lên người mà anh không biết… Phải chăng, Hoàng Hùng đã bị làm cho tê liệt thần kinh trước khi bị phóng hỏa đốt trên giường ngủ vào lúc 1 giờ ngày 19.1. Chiều 20.1, khi đoàn nhà báo từ Long An đến thăm anh ở BV Chợ Rẫy, anh kể: Tối hôm đó anh viết và gửi bài về tòa soạn (Báo Người Lao Động) đến hơn 11 giờ khuya, trước khi đi ngủ anh còn uống 1 ly sữa.

Thứ hai, đó là sợi dây dù dùng làm thang còn để lại hiện trường. Hoàng Hùng ngủ trên lầu một (ngôi nhà mới cất ở khu dân cư Đại Dương – phường 6 – TP.Tân An). Lan can lầu một cao cách mặt đất hơn 4m, nếu không có phương tiện chuyên dùng thì kẻ thủ ác không thể nào trèo lên. Sợi dây dù buộc vào lan can lầu một như là phương tiện để kẻ thủ ác tuột xuống đất, chứ không phải để trèo lên. Vậy thì kẻ thủ ác đã lên lầu bằng cách nào?  Liệu có phải chiếc thang dây dù chỉ nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra?

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, một trong những hướng điều tra về cái chết của nhà báo Hoàng Hùng là những mâu thuẫn trong gia đình nhà báo. Kịch bản đặt ra là: Bà Thúy Liễu – vợ nhà báo – do làm ăn hoặc đánh bạc mà lâm cảnh nợ nần, bà yêu cầu chồng bán nhà trả nợ, Hoàng Hùng không chịu nên phát sinh mâu thuẫn. Ông T.V.C – bạn thân của Hoàng Hùng ở xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An – cho biết, trước khi bị nạn chừng 10 bữa, Hoàng Hùng đến nhờ ông tìm mua đất để cất nhà, vì ngôi nhà mới cất ở phường 6 sẽ bán để trả nợ. Như vậy, Hoàng Hùng đã sẵn sàng bán nhà để trả nợ cho vợ. Nếu như thế thì làm sao có mâu thuẫn, xung đột lớn trong gia đình để dẫn đến thảm họa!

Đã tìm ra hung thủ sát hại nhà báo (VNN)

Xác định được hung thủ sát hại nhà báo Hoàng Hùng (Bee)-Ngày 9/2, thượng tá Phạm Văn Tiến, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Long An cho biết đã xác định hung thủ phóng hỏa giết chết nhà báo Hoàng Hùng vào đêm 19/1. Cũng theo thượng tá Tiến việc bắt hung thủ chỉ còn là thời gian.

Thượng tá Tiến còn cho biết, cơ quan điều tra đã tập trung điều tra đúng hướng với nhận định ban đầu từ khi vụ án xảy ra. Theo thượng tá Tiến, cơ quan điều tra đã không nghỉ tết mà tập trung toàn bộ lực lượng để làm việc với các  nghi can, người có liên quan trong suốt những ngày tết để xác định hung thủ.

Cũng theo thượng tá Tiến, việc bà Trần Thị Thúy Liễu, vợ của nhà báo Hoàng Hùng đã thiếu nợ với số tiền trên một tỉ đồng là đúng sự thật. Tuy nhiên số tiền này bà Liễu có dùng đánh bạc hay không thì cơ quan điều tra đang làm rõ. Việc bà Liễu cho rằng mình vượt biên sang Campuchia để tiếp thị bán khăn lạnh là không đúng sự thật.

Giường ngủ nơi anh Hùng bị đốt cháy. Ảnh: NLĐ
Giường ngủ nơi anh Hùng bị đốt cháy. Ảnh: NLĐ

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong những ngày gần tết có hơn 20 người, trong số này có nhiều cán bộ QLTT Long An đã bị cơ quan điều tra triệu tập. Cả tài xế thường xuyên chở bà Liễu sang Campuchia cũng bị triệu tập để làm rõ.

Mặt khác, theo nguồn tin của phóng viên, hiện trường là sợi dây dù được buộc từ lầu 1 xuống đất nơi xảy ra vụ án cũng được cơ quan điều tra cho là hiện trường giả. Trước khi xảy ra tai nạn, nhà báo Hoàng Hùng đã uống một ly sữa trước khi đi ngủ.

(Theo NLĐO)

Xin chia buồn cùng gia đình nhà báo Lê Hoàng Hùng. Cần phải điều tra và xử lý nghiêm khắc kẻ đã gây ra tội ác này !

Quốc tế kêu gọi điều tra vụ thiêu nhà báo

Thủ phạm đã đột nhập và tưới cồn thiêu cháy nhà báo Lê Hoàng Hùng ngay tại nhà riêng của ông.

Các nhóm bảo vệ nhân quyền quốc tế nói công an Việt Nam phải nhanh chóng tìm ra thủ phạm vụ đột nhập và thiêu một nhà báo tại nhà riêng khi ông đang ngủ.

Hôm thứ Ba, Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo và Liên đoàn Phóng viên Quốc tế đã kêu gọi cảnh sát phải thúc đấy điều tra vụ phóng viên Lê Hoàng Hùng của báo Người Lao động thiệt mạng hôm 29/1 sau khi bị phóng hỏa.

Cả hai tổ chức trên bày tỏ sự quan ngại rằng rất có thể vụ tấn công có liên quan tới việc ông Hùng đã có những bài phóng sự mạnh mẽ đăng trên báo Người Lao động về nạn tham nhũng và buôn lậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Hùng đã bị bỏng nặng trên quá nửa cơ thể sau khi bị tạt cồn đốt hôm 19/1.

Đây không phải là lần đầu tiên một phóng viên Việt Nam bị tấn công một cách tàn độc.

Khi nhà báo có sai phạm thì người ta rất nhanh chóng trong việc bỏ tù, nhưng lên tiếng bảo vệ cho các nhà báo chân chính thì hầu như không ai lên tiếng cả.

Trần Quang Thành, cựu phóng viên VTV và VOV

Hồi năm 1991, ông Trần Quang Thành, cựu phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, từng bị tạt acid khiến ông mù một mắt, mặt biến dạng và nay chỉ có thể thở bằng miệng.

Được biết công an Hà Nội khi đó đã thành lập chuyên án để điều tra vụ việc, nhưng không đưa ra kết luận nào.

Nhận xét về cách hành xử của giới chức đối với các phóng viên, ông Thành nói: “Khi nhà báo có sai phạm thì người ta rất nhanh chóng trong việc bỏ tù, nhưng lên tiếng bảo vệ cho các nhà báo chân chính thì hầu như không ai lên tiếng cả.”

Nhà báo Lê Hoàng Hùng (sinh năm 1960), bút danh Trần Hải Nguyên, đã có thâm niên 30 năm làm báo.

Ông công tác tại báo Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi chuyển sang làm cho tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh, và từ tháng 5/2002 là báo Người Lao Động với vị trí phóng viên thường trú tại Long An.

Hỡi các nhà báo: Hãy tự cứu mình! Mạc Việt Hồng

Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), năm 2010 có 57 nhà báo trên thế giới bị sát hại. Một nửa trong số này thiệt mạng trong các vùng chiến sự, hay các nơi có giao tranh giữa các nhóm phiến quân, du kích… Số còn lại phần lớn bị sát hại bởi các nhóm băng đảng tội phạm hay các nhóm quyền lực mà những tác nghiệp của phóng viên đụng chạm tới quyền lợi của họ. Vẫn theo RSF, con số các nhà báo bị cầm tù năm 2010 là 535 người, trong đó châu Á chiếm 124, châu Phi giữ vị trí ‘đầu bảng’. Góp mặt trong số đó, ắt hẳn có một số nhà báo Việt Nam. Ai sẽ bảo vệ các nhà báo? Làm sao để nghề báo trở nên an toàn hơn?

Câu chuyện đau lòng của 2 nhà báo

Tin nhà báo Lê Hoàng Hùng (bút danh Hoàng Hùng, Trần Hải Nguyên), cây bút chuyên về mảng pháp luật, xã hội, với những chủ đề gai góc của báo Người Lao Động vừa ra đi gây xúc động cho nhiều nhà báo Việt Nam. Dưới tin tức về sự ra đi của anh có hàng trăm các ý kiến sẻ chia, thương tiếc của bạn đọc và đồng nghiệp. Nhà báo Hùng sinh năm 1960, 30 năm trong nghề và 9 năm cuối cùng là phóng viên của báo Người Lao Động.

Vụ sát hại diễn ra như sau, nhà báo Hùng bị kẻ ác đổ cồn vào người và châm lửa đốt lúc 1h30 đêm ngày 19/1/2011 khi đang ngủ một mình tại tầng trệt của nhà riêng sau khi thức khuya và hoàn thành 3 bài báo cho những ngày Tết. Anh Hùng bị bỏng 50% ở mức sâu và đã không qua khỏi do nhiễm trùng vết thương dù được cứu chữa tận tình bằng những loại kháng sinh mới nhất.

Lê Hoàng Hùng (1960- 2011). Ảnh báo NLĐ

Đồng nghiệp trong tòa soạn nhận xét về anh là người chưa bao giờ chùn tay trước cái xấu và luôn đấu tranh vì công bằng xã hội, đã lôi ra ánh sáng không ít các trường hợp tiêu cực, đưa nhiều quan tham ra trước vành móng ngựa. Năm 2006, trong một loạt phóng sự liên quan tới đất cát ở tỉnh Long An, anh cùng đồng nghiệp đã từng bị đe dọa tính mạng. Có những bài viết, Hoàng Hùng phải vất vả hàng tháng trời trong vai ‘xe ôm’ để xâm nhập vào thế giới ngầm. Nhiều lần, anh và đồng nghiệp đã nhận được những tin nhắn đe dọa nhưng anh vẫn không lùi bước vì luôn tin rằng “cái ác rồi phải trả giá”. Bạn bè nhớ tới anh với câu nói “Mình phải thay mặt người khác dám nói lên sự thật mới là nhà báo”.

Và cuối cùng, anh đã phải trả giá cho công việc mà mình yêu thích bằng chính mạng sống, để lại người vợ và 2 cô con gái sinh năm 1992 và 1998.

Cái ác vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, dù bạn bè và đồng nghiệp tin rằng, anh bị sát hại bởi một trong những thế lực mà ngòi bút của anh đã phanh phui ra ánh sáng. Cho đến nay, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra manh mối nào.

Người thứ 2 trong câu chuyện này là nhà báo Trần Quang Thành, hơn 20 năm là phóng viên của đài Tiếng Nói Việt Nam và đài Truyền Hình Việt Nam. Ba năm gần đây, cựu phóng viên sống ở Slovakia và từng là Tổng biên tập trang Vietinfo(1) ở Cộng Hòa Czech (Séc).

Ông Trần Quang Thành đã đấu tranh chống tham nhũng và đưa ra ánh sáng nhiều vụ tiêu cực thu lại cho nhà nước nhiều tài sản và tiền bạc bị thất thoát.

Năm 1986, nhà báo Thành bị trù dập sau khi đưa vụ cấp trên của ông, ông Viện trưởng, bán thiết bị truyền thanh, truyền hình ăn chênh lệch giá hàng chục ngàn đô la (vào những năm đó là một số tiền rất lớn). Sau đó, ông vẫn tiếp tục viết các bài liên quan tới tham nhũng và phát trên sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, cung cấp tài liệu cho các cơ quan điều tra giúp chặn đứng những đường dây buôn lậu và buôn bán phụ nữ qua biên giới…

Năm 1990, nhà báo Trần Quang Thành viết loạt bài “Buôn lậu thuốc lá qua đường hàng không và đường bưu điện”, sau đó ông đã cung cấp tài liệu, chứng cứ, nhân chứng liên quan cho cơ quan điều tra và từ đó mở đầu cho vụ án lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ về chống buôn lậu thuốc lá.

Nhà báo Trần Quang Thành. Ảnh Ca Dao

Sau đó, nhiều lần nhà báo Thành đã bị đe dọa, ông yêu cầu cơ quan công an bảo vệ ông, nhưng không ai giúp ông cả, ngoài việc họ đem bằng khen tới tặng ông. Những kẻ bị ông tố cáo cũng chỉ bị giam giữ ít lâu rồi ra, có kẻ còn được miễn truy tố. Tháng 7/1991, nhà báo Thành lãnh nguyên một ca axid vào mặt ngay tại nhà riêng khi ông đang quét sân vào một buổi sớm. Ngay khi nằm trên giường bệnh với thương tật 81%, ông Thành vẫn còn bị đe dọa, nếu đưa sự việc lên báo chí, ông sẽ bị giết.

Một năm sau, khi có thể ra khỏi giường bệnh và mò tới cơ quan điều tra, ông mới hay rằng, không có một văn bản nào nhắc tới sự việc của ông, trên sổ sách giao ban của cơ quan công an vào ngày 4/7/1991 cũng không lưu lại sự việc của ông. Mặc dù, lúc tại nạn xảy ra, công an nói với ông, họ đã thành lập một Ban chuyên án để điều tra (?).

Hai chục năm đã trôi qua, vụ tạt axid nhà báo Trần Quang Thành vẫn rơi vào im lặng. Bản thân ông phải mang một hình hài dị dạng và đau đớn trải qua hai chục lần phẫu thuật.

Ai sẽ bảo vệ?

Trường hợp 2 nhà báo trên cho thấy họ đã không được cơ quan pháp luật bảo vệ một cách thích hợp dù trước khi xảy ra tai nạn đã từng bị đe dọa.

Còn những nhà báo khác thì sao?

Theo một con số thống kê (có thể chưa đầy đủ) trên congluan.vn được trích lại trên Hà Nội Mới thì các nhà báo Việt Nam bị cản trở khi tác nghiệp, hành hung hay đe dọa hàng năm đang tăng dần. Cụ thể: năm 2008 có 542 vụ, đến 2009 tăng thành 749 vụ. Chỉ riêng từ tháng Giêng đến tháng Sáu năm 2010, đã xảy ra 359 vụ.

Một số nhà báo bị hành hung trong khi tác nghiệp (từ trái qua, trên xuống): Trang Dũng (Báo An ninh thế giới), Minh Quốc (Báo ảnh Việt Nam), Võ Minh Châu (Báo Tiền phong) và Trần Thế Dũng (Báo Người lao động). Courtesy Báo SaigonGP.

Do báo chí Việt Nam nằm dưới sự quản lý của bộ Truyền thông- Thông tin nên các nhà báo đều là người ‘của nhà nước’ hoặc các tổ chức. Những đối tượng cản trở hay hành hung nhà báo khi tác nghiệp thường bị xử lý theo tội danh 257 của Bộ luật Hình sự, tức “chống người thì hành công vụ” với mức tối đa là 3 năm tù giam.

Một nhà báo ở VNN xin được giấu tên, cho biết: “Việc bị xô đẩy, cản trở, hay giằng giật dụng cụ khi phóng viên hành nghề cũng có xảy ra nhưng ít khi có chuyện khởi tố. Chỉ khi nào bị đánh tới mức gây thương tích thì mới lôi nhau ra pháp luật”. Anh cho biết thêm, nhiều khi cũng chỉ xử lý ở mức độ giảng hòa hay bồi thường tiền thuốc men, kết án cũng có nhưng chỉ những vụ lớn, ồn ào trên công luận. Trước những vụ việc nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng thì sao? Vẫn nhà báo này cho biết, “thì phải liệu cơm gắp mắm thôi, đối tượng dữ quá đôi khi mình cũng phải nhún để an toàn tính mạng”.

Một nữ nhà báo đã “bùng” sang lĩnh vực kinh doanh sau 10 năm làm báo tâm sự, chị đã từng bị xô ngã và giựt máy ảnh. Theo chị, các nhà báo trước hết phải tự bảo vệ, khi đi tác nghiệp ở những điểm nóng họ phải đi theo nhóm, có khi phải kết hợp cùng báo bạn dù điều này khá kỵ (về mặt lý thuyết) khi làm báo!

Hãy tự cứu mình

Qua con số thống kê của RSF và những bài báo liên quan tới tai nạn của giới nhà báo khi tác nghiệp, cũng như quan sát thực tế của báo chí châu Âu, có thể nhận thấy rằng, ngoài các nhà báo hy sinh trong các vùng chiến sự, phần lớn tai nạn với nhà báo xảy ra ở các nước thiếu vắng một nền dân chủ. Như châu Phi, Iran, Pakistan, Nga và tất nhiên có Việt Nam, Trung Quốc. Dù ở Việt Nam chuyện nhà báo bị giết không nhiều, nhưng con số bị hành hung hay cản trở lại rất lớn.

Thực tế chứng minh, mức độ an toàn của nghề báo tỉ lệ thuận với tự do báo chí. Chính ở những nơi thiếu dân chủ, thiếu tự do báo chí, các nhà báo đã không nhận được sự bảo vệ đầy đủ của pháp luật!

Nơi đó, chế độ độc tài thường dung dưỡng cho các nhóm quyền lợi, các tổ chức mafia mang tính nhà nước, tập đoàn hay gia đình, tạo điều kiện cho tham nhũng sinh sôi nảy nở. Và chính những thế lực đó luôn là rào cản cho sự tác nghiệp của các nhà báo. Trong nhiều trường hợp, họ thao túng pháp luật và gây nguy hiểm tới an toàn tính mạng của các nhà báo.

Gần 20 năm sống ở Ba Lan, theo dõi báo chí nước sở tại hàng ngày, tôi chưa thấy nhà báo nào bị sát hại (2) hay bị đánh đập khi hành nghề, cho thấy môi trường một nước dân chủ – dù là dân chủ non trẻ như Ba Lan – là nơi lý tưởng và an toàn cho các nhà báo tác nghiệp.

Dân chủ đa nguyên và tự do báo chí là con đường duy nhất giúp các nhà báo Việt Nam rũ bỏ mọi sự kiểm duyệt và được an toàn hành nghề trong sự bảo vệ của nền pháp luật tiến bộ và nghiêm minh.

Cuộc cách mạng mới đây ở Tunisia là một minh chứng mới nhất, tiếp thêm niềm tin và hy vọng cho giới cầm bút nước nhà, khi chỉ sau một đêm mọi sự kiểm duyệt đều bị xóa bỏ và những nhà báo lần đầu tiên được thực sự là nhà báo. Xếp hạng tự do báo chí ở Tunisa đã vọt từ vị trí gần cuối lên đầu bảng.

Nhân cái chết tức tưởi của nhà báo Lê Hoàng Hùng- người tôi không hề quen biết- xin kêu gọi 15 ngàn nhà báo Việt Nam, các anh chị hãy bằng cách này hay cách khác, hình thức này hay hình thức khác, cổ xúy và tranh đấu cho một nền dân chủ đích thực trên quê hương. Chỉ có như vậy, các anh chị mới thực sự trở thành những nhà báo đúng nghĩa và chỉ có như vậy các anh chị mới được an toàn. Đó là cách duy nhất để các nhà báo Việt Nam tự cứu mình!

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

————————————————

Ghi chú:

(1) Từ hôm 21/1/2011, nhà báo Trần Quang Thành đã từ chức TBT trang mạng Vietinfo.

(2) Có những nhà báo Ba Lan bị giết hại trong những năm qua nhưng ở Pakistan, Afghanistan.

Nhà báo bị đốt khi đang ngủ: Lê Hoàng Hùng đã ra đi (TT)-

TTO – Khoảng 14g ngày 29-1 (27 tháng Chạp), nhà báo Lê Hoàng Hùng (bút danh Hoàng Hùng, báo Người Lao Động TP.HCM) đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau 10 ngày bị nạn và điều trị tại đây.

>> Một nhà báo bị đốt khi đang ngủ

Nhà báo Lê Hoàng Hùng

Hơn một tuần qua, sức khoẻ của nhà báo Hoàng Hùng là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm. Thông tin về tình trạng sức khoẻ của anh được anh em nhà báo tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cập nhật hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Tối 27-1 nhiều đồng nghiệp của anh ở TP.HCM, Long An, Tiền Giang rất lo lắng khi hay tin anh bị hôn mê phải thở máy.

Đến chiều 28-1, thông tin cho biết tình trạng sức khoẻ của anh rất xấu, có khả năng không qua khỏi đã được truyền đi rất nhanh. Nhiều bữa tiệc tất niên của các cơ quan báo chí chiều 28-1 đã kết thúc sớm để sắp xếp đi thăm anh lần cuối.

Và điều đau xót đã đến: khi không khí tết bên ngoài bệnh viện đang rộn ràng thì anh ra đi mãi mãi khi bước sang tuổi 51, để lại hai đứa con gái 12 tuổi và 17 tuổi.

Nhà báo Lê Hoàng Hùng

Anh Hoàng Hùng có thời gian dài cộng tác với báo Tuổi Trẻ trước năm 2007, phụ trách mảng thông tin địa bàn tỉnh Long An, Tiền Giang, đặc biệt là tin nội chính với bút danh Trấn Vũ.

Trước đó, khoảng 0-1g sáng 19-1, nhà báo Hoàng Hùng bị đốt tại khi đang ngủ nhà riêng ở phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Đêm đó, anh ngủ riêng ở căn phòng phía trước lầu 1. Vợ và hai con gái anh ngủ riêng. Kẻ thủ ác đã đột nhập vào phòng của anh Hoàng Hùng tưới cồn (hoặc chất gây cháy khác) rồi phóng hỏa đốt.

Khi tỉnh giấc, toàn thân anh đã trở thành cây đuốc sống. Do bị phỏng nặng (khoảng 50%) diện tích da và nhiều chỗ phỏng sâu) nên sức khoẻ của anh liên tục diễn biến xấu, được tiên lượng tử vong sau gần một tuần điều trị.

Theo Công an tỉnh Long An, hiện nay cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án giết người và đang tích cực điều tra truy tìm hung thủ cố tình sát hại nhà báo Hoàng Hùng.

Bước đầu cơ quan điều tra đã xác định, khoanh vùng một số nghi can.

Sức khỏe nhà báo bị đốt cháy diễn biến xấu (27/01/2011)

– Hiện sức khỏe của nhà báo Lê Hoàng Hùng – phóng viên báo Người Lao Động đang diễn biến xấu. Anh phải chuyển xuống chăm sóc ở khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 3h sáng 27/1.

TIN LIÊN QUAN

Chiều 27/1, bác sĩ Trương Dương Tiến, bác sĩ điều trị tại khoa Hồi sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện vẫn chưa thể kết luận tình trạng sức khỏe của nhà báo Hoàng Hùng trong những ngày sắp tới thế nào. Nhưng hiện nay tình trạng của bệnh nhân Hoàng Hùng đang diễn biến rất xấu, cần phải chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ trên khoa Bỏng – Tạo hình đã phải chuyển bệnh nhân xuống khoa Hồi sức Cấp cứu.

Cùng ngày, khi chúng tôi vào thăm anh tại giường bệnh, anh Hùng không tự thở được mà phải đặt máy nội khí quản để giúp thở, theo dõi độ bão hòa Oxy trong máu…. Thấy chúng tôi vào thăm, mắt anh vẫn mở nhưng không thể nói chuyện được. Xung quanh anh Hùng là rất nhiều các loại máy móc tối tân, hiện đại hỗ trợ cho quá trình chăm sóc, điều trị.

Nhà báo Hoàng Hùng đang được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu
Nhà báo Hoàng Hùng đang được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Khôi – Bác sĩ cao cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh rằng: “Lúc này đây chưa dám nói lên điều gì cả. Bởi vì anh Hùng bị bỏng đến 49%, khá nặng nên mới chuyển tới khoa này. Thế nhưng, có một điều chúng tôi có thể khẳng định rằng sẽ cố gắng điều trị, chăm sóc anh bằng mọi khả năng tốt nhất”.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, nhà báo Nguyễn Văn Trạch – Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động cũng cho biết, tình trạng sức khỏe của anh Hùng đang diễn biến không được thuận lợi. Thông tin thêm với chúng tôi về các kết quả điều tra mới nhất từ tỉnh Long An, ông Trạch nói rằng cho đến hôm nay (27/1) vẫn chưa có bất kì thông tin nào mới, tất cả vẫn còn đang được điều tra một cách tích cực nhất. Điều quan tâm lớn nhất của chúng tôi lúc này là sức khỏe, diễn tiến tình trạng của anh Hùng.

“Phải làm mọi cách để cứu sống anh Hùng. Chúng tôi cũng đã làm việc với Ban giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy để nêu lên ý kiến này. Chúng tôi cũng mong Cơ quan điều tra tỉnh Long An sớm đưa ra kết quả điều tra, công bố thủ phạm của vụ án để các phóng viên yên tâm làm việc”.

Ngay sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra với nhà báo Hoàng Hùng, PV thường trú tỉnh Long An của báo Người Lao Động, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM Mã Diệu Cương cùng Tổng Biên tập báo Người Lao Động – ông Đỗ Danh Phương đã vào tận giường bệnh của anh Hùng thăm hỏi, động viên sức khỏe của anh cũng như tìm hiểu sự việc.


Bùi Hương

— Nghi vấn quanh vụ một nhà báo bị đốt trên giường ngủ (CAND)

Nhà báo Hoàng Hùng tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Đêm 18 rạng sáng ngày 19/1/2011, hung thủ đã đột nhập vào phòng ngủ của anh Lê Hoàng Hùng, 51 tuổi, phóng viên thường trú báo Người lao Động ở tỉnh Long An, tạt cồn (hoặc xăng) và châm lửa đốt. Hung thủ chưa được nhận diện, nhưng anh Hùng thì bị bỏng rất nặng.

Anh Lê Hoàng Hùng là người viết báo đã gần 30 năm, chuyên trách mảng nội chính, có nhiều phóng sự điều tra gai góc phanh phui tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm băng nhóm nên dư luận cho rằng rất có thể đây là một vụ hãm hại trả thù.
Hiện trường kinh hoàng
Khu đô thị Đại Dương nằm trên đường Hùng Vương nối dài, thuộc  phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Nhà riêng của nhà báo Hoàng Hùng là một căn nhà ba tầng, nằm liền kề với nhà riêng anh  Nguyễn Văn Sữa, anh em cột chèo với anh Hùng. Từ lan can nhà này có thể bước sang nhà kia một cách dễ dàng.
Sáng 19/1/2011, dù bị bỏng nặng, hết sức đau đớn nhưng Hoàng Hùng vẫn còn tỉnh táo, vẫn có thể kể vắn tắt với một số đồng nghiệp cũ của mình ở báo Pháp Luật TP HCM về một phần diễn tiến của vụ tai nạn. Theo anh Hùng thì lúc đó (Cơ quan điều tra ghi nhận là khoảng 1h30′ sáng ngày 19/1) anh Hùng đang ngủ  một mình tại phòng phía trước của lầu một thì thấy lạnh toát như vừa bị ai đó tạt nước vào lưng. Chưa kịp định thần thì đã thấy toàn thân bỏng rát, lửa trùm khắp người, trùm khắp chăn nệm và cháy phừng phừng. Anh Hùng chỉ kịp thét lên vì đau đớn và chạy bổ xuống tầng trệt kêu vợ cứu.
Tuy nhiên, anh cho rằng vẫn loáng thoáng kịp trông thấy hung thủ lao ra cửa bỏ chạy. Anh Hùng cũng xác nhận là đêm hôm đó, anh không ngủ cùng phòng với vợ con mà làm việc tại phòng riêng phía trước lầu một, sau đó ngủ lại đó một mình nhưng không đóng cả cửa sổ lẫn cửa chính.
Lời kể của anh gần như trùng khớp với trần thuật của chị Trần Thị Thúy Liễu, vợ anh Hùng. Chị Liễu cho biết lúc đó mình và hai đứa con gái đang ngủ dưới tầng trệt. Bất ngờ, chị nghe anh Hùng chạy xuống kêu: “Cứu anh với…”, trong khi khắp người anh vẫn đang bốc cháy. Chị vội đẩy nhanh anh Hùng vào nhà tắm vừa dội nước dập lửa vừa kêu cứu.
Nghe chị Liễu kêu cứu, anh Nguyễn Văn Sữa ở nhà bên cạnh tỉnh dậy. Thấy  lửa khói đang bốc dữ dội từ phòng anh Hùng, anh Sữa đã vơ một tấm chăn trèo qua lan can chạy sang. Theo anh Sữa thì cả cửa chính lẫn cửa sổ  phòng trên lầu một đều mở toang. Giường nệm và chăn bị cháy tỏa khói mù mịt, khét lẹt, anh Sữa phải dùng chăn quấn quanh người băng  qua lửa  khói để  vào nhà, sau đó  chạy bổ xuống tầng trệt, kịp nhìn thấy cảnh chị Liễu đang dùng nước dập lửa cho chồng.
Sau đó, chị Liễu, anh Sữa và một số người hàng xóm đã đưa anh Hùng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cấp cứu. Do vết thương quá nặng, khoảng 3h30′ sáng anh Hùng đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM.

Hiện trường vụ phóng hỏa.

Ngay khi nhận được tin báo, Cơ quan Công an tỉnh Long An đã điều ngay 30 trinh sát xuống hiện trường, vừa thu thập thông tin, vừa bảo vệ và khám nghiệm hiện trường. Tại đó, CQĐT  đã thu  được  1 con dao, 1 hộp quẹt, 1 can nhựa. Từ lan can tầng  một  xuống đất  vẫn  còn treo toòng teng  một sợi dây dù thắt nút, nút này  cách  nút kia khoảng 50 cm.

Dấu vết còn lại khiến nhiều ý kiến cho rằng hung thủ đã dùng dây dù leo từ dưới đất lên tầng  một. Do anh Hùng không khóa cửa cho nên việc hung thủ đột nhập phòng ngủ, phóng hỏa sau đó tẩu thoát hầu như không gặp trở ngại gì.

Trong phòng, chăn, đệm, gối đều bị cháy thành tro. Trần nhà, trần lan can lầu một phía cửa sổ, cửa chính và phía cầu thang đều ám khói, nám đen. Những người đầu tiên có mặt tại hiện trường đều cho rằng  trong phòng lúc đó  nồng nặc mùi cồn. Dấu hiệu ám khói cho thấy lửa bốc rất nhanh và mạnh, cùng với những tang vật thu được chứng tỏ khả năng hung thủ tưới cồn rồi châm lửa là khá phù hợp.

Nạn nhân đã qua cơn bị kịch

Nhà báo Hoàng Hùng hiện đang được cứu chữa tại Khoa Bỏng – Tạo hình của Bệnh viện Chợ Rẫy. Được  đưa vào bệnh viện nhanh chóng nên bệnh nhân tuy còn sốc nhưng mạch và huyết áp tương đối ổn định. Theo đánh giá, nạn nhân bị bỏng 50% cơ thể. Anh Hùng  ngủ trong tư thế nằm nghiêng, chìa lưng ra ngoài  nên toàn bộ vùng lưng, từ đầu xuống  nửa chân, toàn bộ tay phải đều bị bỏng nặng. Phần cằm, ngực và đỉnh đầu là những điểm bị bỏng sâu nhất. Anh đang được điều trị hồi sức, chống sốc, truyền bù dịch, giảm đau, chống nhiễm trùng, nhiễm độc và chăm sóc tại phòng săn sóc đặc biệt của khoa.

Đến sáng 19/1, bệnh nhân đã tỉnh và có thể  nhận biết, trả lời được vài câu. Các bác sĩ Khoa Bỏng – Tạo hình của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày, nếu sức khỏe hồi phục tốt, nhà báo Hoàng Hùng sẽ được mổí cắt lọc hoại tử và ghép da.

Tuy nhiên, bác sĩ Trưởng khoa Trần Đoàn Đạo vẫn tỏ ra dè dặt khi nhận định: “Chưa thể tiên liệu về khả năng phục hồi của bệnh nhân”. Lý do là  nhà báo Lê Hoàng Hùng đã bước qua tuổi 50. Ở tuổi này, khả năng hồi phục do bỏng sẽ rất chậm, trong khi anh Hùng bị bỏng nặng 50% toàn thân, trong đó có 20% bị bỏng sâu.

Có một chi tiết rất đáng  chú ý. Ngược  với đa số suy đoán của những người  đầu tiên có mặt tại hiện trường, trong đó có cả các điều tra viên, bác sĩ Lê Nguyễn Diên Minh, Khoa Bỏng – Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng nếu bị đốt bằng cồn, lại được dập lửa khá nhanh chóng, bệnh nhân khó có thể bị  những vết bỏng sâu như vậy. Rất có thể nạn nhân bị đốt bằng xăng hoặc dầu.

Chân dung nạn nhân và những nghi vấn cần làm sáng tỏ

Xuất thân là phóng viên báo Long An, nhà báo Lê Hoàng Hùng đã công tác qua nhiều cơ quan báo chí khác nhau và luôn được đánh giá là một cây bút năng nổ, dám dấn thân vào những đề tài gai góc trong mảng đấu tranh chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Tháng 7/1996, anh đầu quân cho báo Pháp luật TP HCM. Trong hai năm sau đó, Hoàng Hùng là một trong những nhà báo đi đầu trong việc phanh phui tệ nạn buôn lậu thuốc lá qua biên giới từ Campuchia về Long An, dưới sự làm ngơ, tiếp tay của  một số nhân vật có vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền của tỉnh. Loạt điều tra rất có tiếng vang đã kéo đông đảo phóng viên của nhiều tờ báo lớn khác vào cuộc, phơi bày trước công luận cả một thảm trạng nhức nhối.

Những tư liệu mà anh thu thập được cũng là nguồn chứng cứ ban đầu hết sức quan trọng giúp Cơ quan Công an tỉnh Long An thuận lợi trong việc phanh phui vụ án, dẫn đến phiên tòa xét xử  vụ buôn lậu qua biên giới gây chấn động, được dư luận đồng tình.

Đáng nói là, từ  những bài báo của anh, công an đã lôi ra được trước vành móng ngựa một số quan chức có cỡ, trong đó có cả Phó Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở. Bản thân Chủ tịch tỉnh Long An  lúc đó cũng bị tòa mời ra với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, sau đó tuy không vướng tố tụng nhưng cũng  bị xem xét trách nhiệm.

Ngay sau đó, cũng chính anh đã lặn lội điều tra dọc tuyến biên giới Campuchia, thâm nhập vào cả giới xã hội đen bên đất bạn, góp phần phanh phui được một đường dây xã hội đen chuyên thâm nhập vào Việt Nam bằng xuồng cao tốc qua ngả sông Vàm Cỏ Đông để bắt người đòi nợ thuê. Trong vụ này, từ điều tra độc lập, bí mật, không có sự phối hợp nhưng Báo ANTG và Báo Pháp luật cùng tiến hành chung một thời điểm, chung một  mục đích và cuối cùng gặp nhau ở kết quả.

Trong số những kẻ bắt cóc đòi nợ thuê có một số đối tượng đang là nhân viên công lực của chính quyền Campuchia. Những vụ thâm nhập  mang theo cả súng, lựu đạn, còng số 8 của chúng có khi  thọc vào sâu tận Nông trường Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh của TP HCM. Tổng cộng, chúng gây 19 vụ thâm nhập trái phép và bắt người  trái pháp luật. Hầu hết nạn nhân của chúng đều là những  đối tượng buôn thuốc lá lậu, do đổ bể nên không có tiền thanh toán cho các đầu nậu  chủ vựa thuốc lá, bị đám này thuê xã hội đen bắt cóc đưa về Campuchia giam giữ gây áp lực đòi tiền chuộc.

Trong vai người nhà nạn nhân sang Campuchia xin thương lượng chuộc người, Hoàng Hùng đã góp phần phanh phui, vẽ lại chính xác toàn bộ cơ cấu của một  băng nhóm tội ác. Anh còn tìm được cơ hội để tiếp xúc được với cả nạn nhân lẫn một số thành viên hoặc người có liên quan với đường dây bắt cóc trên tuyến biên giới Campuchia dọc hai huyện Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Long An của Việt Nam. Dù đa số nạn nhân đều không tố cáo hoặc không dám tố cáo, Hoàng Hùng  cũng đủ cơ sở để chứng minh chính xác số tiền họ phải vay mượn nộp cho bọn bắt cóc, số ngày họ bị giam giữ, đánh đập (có người bị giữ trái phép trên đất Campuchia tới 42 ngày).

Loạt điều tra này sau đó đã đem lại cho Hoàng Hùng và Báo Pháp luật TP HCM một số giải báo chí, trong khi băng nhóm tội phạm ở cả hai nước thì đều  bị Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Long An khởi tố, bắt giữ và đưa ra trước vành móng ngựa.

Từ tháng 5/2002, Hoàng Hùng chuyển sang  công tác tại Báo Người Lao động, vẫn  “đặc trách” mảng nội chính và tiếp tục tỏa sáng trong mảng phóng sự điều tra. So với đa số phóng viên mảng “chân chạy” này, anh là người thuộc dạng lớn tuổi nhưng sức đi, sức viết  và “máu” dấn thân thì vẫn không hề giảm. Nhận  nhiệm vụ phóng viên thường trú tại tỉnh Long An và phụ trách 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hoàng Hùng đã săm soi hầu như không sót bất kỳ một vụ việc, hiện tượng tiêu cực, tệ nạn nào ở các địa phương này. Những loạt điều tra của anh về tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trường gà, sới bạc, buôn lậu… qua biên giới luôn có sức hấp dẫn và độ nóng thu hút người đọc.

Ngược lại, anh cũng đã nhiều lần bị đe dọa, cả bóng gió lẫn công khai. Khi những băng nhóm hoạt động theo “kiểu xã hội đen” khu vực Cây Da Xà, Phú Lâm, Bến xe miền Tây, Bến xe quận 6… còn lộng hành, chúng đã luôn xem Hoàng Hùng như một nhà báo khắc tinh, hơn một lần đòi tìm anh để “thanh toán sòng phẳng”. Phần thắng cuối cùng vẫn thuộc về  người cầm bút.

Trước khi bị hãm hại, Hoàng Hùng cũng vừa hoàn tất một số loạt bài chống tiêu cực liên quan đến buôn lậu, nhà đất  và ngành thuế tại Long An. Vợ anh cho biết, trước đó mấy hôm, anh đã từng  bảo là  bị nhắn tin đe dọa…

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì tất  cả thông tin liên quan đến vụ hãm hại nhà báo Hoàng Hùng đều rất ít ỏi, hầu như chỉ được hỏi qua vợ và một số người thân trong gia đình anh. Do bị, hoặc được hỏi quá nhiều, khả năng “trầm trọng hóa” vấn đề trong những câu trả lời e là điều khó tránh khỏi, trong khi các câu trả lời này đều nghiêng về giả thiết Hoàng Hùng bị trả thù, dằn mặt vì chống tiêu cực.

Còn trong gia đình, ngay cả bố vợ anh cũng khẳng định anh sống bình thường, không có mâu thuẫn hay xích mích nghiêm trọng nào để có thể dẫn tới bị trả thù hay hãm hại. Lãnh đạo báo Người Lao động thì cho biết, Hoàng Hùng chưa có bất kỳ một báo cáo nào về việc anh bị đe dọa.

Thượng tá Phạm Văn Tiến – Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Long An tỏ ra hoài nghi: một  tên tội phạm bình thường khó có thể trèo từ dưới đất lên lầu một chỉ bằng cách đu dây, trong khi  còn phải cõng trên lưng một can cồn. Không có ai giúp buộc  sợi dây, chỉ đứng dưới đất quăng lên, làm sao sợi dây thừng đủ chắc để một người có thể leo lên mà không tuột. Tội phạm đâu phải là đặc công? Việc sợi dây được buộc sẵn vào lan can sắt khiến các điều tra viên nghĩ đến chuyện hiện trường được làm giả (?).

Dấu vết khám nghiệm cho thấy ít có khả năng hung thủ đột nhập bằng đường đu dây này. Nếu vụ phóng hỏa được tính toán, chuẩn bị trước thì cũng rất đáng ngờ khi ngẫu nhiên đêm đó Hoàng Hùng đi ngủ mà không hề đóng cửa sổ lẫn cửa chính, dù trời rất lạnh?

Ngày 19/1, CQĐT đã mời chị Trần Thị Thúy Liễu, vợ nạn  nhân Lê Hoàng Hùng về Long An để cung cấp thông tin. Dù thủ phạm là ai, Công an tỉnh Long An cũng quyết tâm sẽ sớm đưa ra ánh sáng

Nguyễn Đức

Vụ một nhà báo bị đốt cháy trong phòng ngủ: Nạn nhân nói gì? (TNO) –

Nhà báo Hoàng Hùng đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy chiều 20.1 – Ảnh: Thanh Tùng
Xung quanh vụ nhà báo Hoàng Hùng (51 tuổi, PV Báo Người Lao Động) bị đốt lúc khoảng 1 giờ ngày 19.1, khi đang ngủ tại nhà riêng (khu dân cư Đại Dương, KP Bình Cư 2, P.6, TP Tân An, Long An), chiều qua 20.1, PV Thanh Niên tiếp xúc với nạn nhân để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc…

Nhà báo Hoàng Hùng đang nằm điều trị tại khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR – TP.HCM), trên người bị bỏng nhiều chỗ từ chân đến mặt, tuy tỉnh táo nói chuyện nhưng ông luôn tỏ ra đau đớn.

Ông Hùng cho rằng có thể nguyên nhân vụ việc xuất phát từ công việc ông đang làm. “Có thể hung thủ đã điều nghiên từ trước nên biết rất rõ vị trí trong nhà”, nhà báo Hoàng Hùng nói và cho biết thêm khi bị đốt cháy, tỉnh dậy ông có thấy một bóng người chạy vọt ra ban-công, lúc đó khoảng 1 giờ 30 phút ngày 19.1. “Do hôm đó tôi làm việc ở lầu 1 rồi ngủ luôn tại đây, mà phòng này có rất nhiều cửa sổ”, nạn nhân nói.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, gần đây nhất mà nhà báo Hoàng Hùng đang điều tra viết bài liên quan đến một vụ ly hôn, do TAND tỉnh Long An xét xử. Luật sư Cao Minh Triết, Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang, cho biết cách ngày bị đốt khoảng 2 tuần, nhà báo Hoàng Hùng từng tiếp xúc với ông lấy ý kiến pháp lý về vụ việc, nhằm phục vụ cho bài viết. Theo đó, vào tháng 9.2010, người chồng trong vụ ly hôn bị Bộ Công an khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn T., thì tháng 10.2010 TAND giải quyết vụ ly hôn, theo hướng giao toàn bộ số tài sản rất lớn gồm động sản, bất động sản cho người vợ. “Nếu liên quan đến hình sự thì các vụ kiện dân sự đều phải đình chỉ chờ giải quyết án hình sự trước. Trong khi đó, đây lại là vụ án chiếm đoạt tài sản, nên việc giải quyết án ly hôn chia tài sản có thể tạo điều kiện cho những người liên quan tẩu tán tài sản và không thể thi hành bản án hình sự sau này. Lần đầu tiên tôi đọc thấy một vụ án xử “lạ” như thế. Toàn bộ tài sản chuyển hết cho người vợ, gồm cả những tài sản sẽ hình thành trong tương lai, tiền trong tài khoản, tài sản cả ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, hai người này đăng ký kết hôn ở Mỹ, không đăng ký qua lãnh sự mà tòa án VN lại đưa ra xét xử!”, luật sư Triết nói.

Sức khỏe ông Hùng ra sao?Về tình trạng sức khỏe của nhà báo Hoàng Hùng, bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Phỏng BVCR cho biết bệnh nhân bị phỏng 49% diện tích, trong đó phỏng 14% về độ sâu. Phỏng nhiều nhất là ở phần lưng, mặt sau hai chân, mặt sau hai cánh tay, rải rác một ít ở mặt và ở phía trước. Sức khỏe của nhà báo Hoàng Hùng, theo bác sĩ Đạo, có khá hơn so với lúc mới vào viện (3 giờ sáng 19.1), các dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở) tạm thời ổn định.

“Sau một tuần nữa, chúng tôi sẽ đánh giá lại tình trạng bệnh nhân Hùng và có quyết định về phẫu thuật cắt lọc, ghép da…”, bác sĩ Đạo nói.

Thanh Tùng

Trao đổi với chúng tôi về bài viết này, nhà báo Hoàng Hùng cho biết từ ngày 30.12 ông đã chuyển công văn đề nghị được làm việc với Chánh án TAND tỉnh Long An (thời hạn đề nghị 30 ngày), nhưng chưa được chấp thuận. “Do vẫn chưa hết thời hạn đề nghị làm việc với chánh án nên tôi chưa gửi bài cho báo Người Lao Động“, nhà báo Hoàng Hùng nói thêm.

Tập trung điều tra

Trong một diễn biến khác, chiều 20.1, trao đổi qua điện thoại, bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng, cho biết sau khi ông Hùng được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt ở BVCR sáng 19.1, gia đình chỉ mới được vào thăm một lần từ 15 đến 16 giờ chiều cùng ngày.

Cũng theo bà Liễu, sáng 19.1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An có mời bà tới trụ sở để lấy lời khai về một số tình tiết liên quan đến vụ án, đồng thời các trinh sát cũng đã trực tiếp tới bệnh viện để ghi lời khai của ông Hoàng Hùng. Trong khi đó, thượng tá Phạm Văn Tiến, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Long An, cho biết ông đã ký quyết định khởi tố vụ án vào tối 19.1.

Khu phố Bình Cư 2 là khu dân cư mới mở nên nhà cửa còn rất thưa thớt. Nhà ông Hùng xây một trệt và 3 lầu, chung vách với nhà ông Nguyễn Văn Sữa (là anh em bạn rể với ông Hùng) nằm tách biệt với các hộ dân khác. Sau khi vụ án xảy ra, hiện trường phía trước nhà ông Hùng còn để lại một sợi dây dù màu xanh rêu, buộc thắt gút vào lan can sắt ban-công tầng 1. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ chỗ đầu mối buộc vào lan can sắt, một cán bộ điều tra nhận xét ít có khả năng hung thủ đã đột nhập vào phòng ông Hùng theo hướng này.

Bà Trần Thúy Nga, chị vợ ông Hoàng Hùng, cho biết sau khi nhận được điện thoại của cháu Lê Hồng Nhung (con gái lớn của ông Hoàng Hùng) gọi: “Dì Hai ơi nhà con bị cháy”, bà tới nơi thì thấy ông Hùng được ông Sữa dìu xuống ngồi ở trước hiên nhà. Trong khi đó, vợ con ông Hùng chỉ… khóc mà chưa báo công an, chưa gọi cấp cứu, cũng không báo cho cảnh sát chữa cháy.

Sáng 19.1, khi cơ quan điều tra đang khám nghiệm hiện trường thì ông Trần Văn Mến (ba vợ ông Hùng) cho biết khoảng 15 giờ ngày 18.1, ông phát hiện có một đám cháy do ai đó đốt tấm bạt trải dưới nền đất gần chuồng gà, giống như là “đốt thử”. Chuồng gà này do ông Mến nuôi và đêm xảy ra vụ án ông Mến ngủ tại đây. Ngay sau đó, cơ quan công an tìm thấy một quẹt gas màu trắng được vất ở trên nắp lu nước gần đó.

Nhiều đồng nghiệp của ông Hoàng Hùng cho cơ quan điều tra biết thời gian gần đây ông Hùng thường tỏ ra buồn phiền và có nhiều tâm sự. Cụ thể là buổi sáng trước đêm xảy ra vụ án, trong khi uống cà phê với bạn bè ở TP Tân An, ông Hùng thổ lộ rằng vợ chồng ông thường hay cãi nhau, xuất phát từ việc vợ ông đòi bán nhà để trả nợ nhưng ông không chấp nhận. Còn theo lời của người nhà ông Hùng thì trước giờ vợ chồng ông Hùng và cô con gái nhỏ (tên Lê Hồng Châu) vẫn ngủ chung phòng. Tuy nhiên đêm xảy ra vụ án, bà Liễu và cô con gái đã chuyển sang ngủ riêng ở căn phòng phía sau cùng với cô con gái lớn, cũng ở lầu 1, nên đã thoát nạn.

Hoàng Phương – Lê Nga

“Nhà báo bị đốt cháy từng có nhiều bài viết tốt”(Bee)-Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Trạch, Phó tổng biên tập báo Người Lao Động vào ngày 20/1 khi được hỏi về vụ việc nhà báo Lê Hoàng Hùng, phóng viên báo Người Lao Động bị tấn công và đốt cháy bằng cồn tại nhà riêng ở TP Tân An, Long An. –Vietnam reporter set on fire, badly burned (Straits Times)-HANOI – A VIETNAMESE journalist says one of her colleagues has suffered severe burns after an intruder broke into his house, doused him with chemicals and set him on fire while he was sleeping. Nguyen Thi Ngoc Mai of the Laborer newspaper says fellow reporter Le Hoang Hung, 51, suffered burns on about half his body following the attack early on Wednesday.- Nhà báo Hoàng Hùng bị đốt trên giường ngủ (Lao động) Chưa rõ nguyên nhân một nhà báo bị mưu hại (Thanh Niên)–Đang ngủ, phóng viên báo NLĐ bị đốt cháy (Bee)- Vụ việc xảy ra vào rạng sáng nay, 19/1 khi cả gia đình nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên báo Người Lao động đang ngủ say. –Một nhà báo bị tấn công tại nhà riêng (VOV)-Đang nằm ngủ trên lầu, bỗng nhiên nhà báo Hoàng Hùng, PV báo Người Lao động  lao xuống nhà dưới với toàn thân đang bốc cháy, miệng không ngừng la hét có người hại mình- Một nhà báo bị tẩm cồn đốt tại nhà riêng
Tình hình sức khỏe của nhà báo bị đốt cháy (Bee)-Cuối giờ chiều ngày 19/1, nhà báo Hoàng Hùng đang được điều trị săn sóc đặc biệt tại khoa Phỏng –Tạo hình,  Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.

14 bình luận

  1. HAI CÂY ĐUỐC SỐNG

    Đất nước Tunisia và Việt nam ĐÃ CÓ hiện tượng tương đồng :vào ngày 18/12/201O tính theo giờ việt nam thì sang ngày 19/12/201O người thanh niên 26 tuổi tên là Bouazizi ngày 18/12/2010 kể từ khi anh tự đổ xăng vào mình đến trước trụ sở chính quyền địa phương và châm lửa biến thành cây đuốc sống ,một thứ ánh sáng khiến tạo thành cuộc cách mạng hoa lài tại đất nước Tunisia, kẻ độc tài phải lo sợ phải bỏ nước mà chạy. Chậm là sau 1 tháng ,cũng đêm ngày 18/01/2011 rạng ngày 19/01/2011 tại việt nam nhà báo Hoàng Hùng cũng bị tẩm xăng đốt cháy thành cây đuốc sống
    HAI CÂY ĐUỐC NÀY BIẾT THÀNH THỨ ÁNH SÁNG CÙNG MỘT NGÀY TẠI HAI QUỐC GIA ,TẠI HAI CHÂU LỤC VÌ CÙNG MỘT LÝ TƯỞNG : CÁCH MẠNG CHO SỰ CÔNG BẰNG ,DÂN CHỦ , HY SINH VÌ NHÂN DÂN : ĐÃ NÓI LÊN TẤT CẢ :GIÁ TRỊ CỦA HÒA BÌNH , TỘI ÁC CỦA ÁP BỨC ,BẤT CÔNG , MỞ RA MỘT TRANG SỬ MỚI :CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ ĐỈNH CAO TẠI AI-CẬP ĐÃ THÀNH CÔNG RỰC RỠ : MỘT SỰ TRÙNG LẬP CẦN SUY NGẪM

  2. cách mạng ở Việt Nam chắc sẽ xảy ra nhưng sẽ chậm hơn và mức độ xử lý khác đi : đây chắc chắn vụ án Hoàng Hùng là vụ án chính trị , không phải là kinh tế , dân không có nghiệp vụ cũng nhìn ra , ngoài ra còn có điềm trời , dù khoa học mấy cũng không bỏ được : HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

  3. Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra .Tôi tin các nhà trí thức ở Việt Nam và Quốc tế sẽ lấy lại công bằng cho gia đình nhà báo Hoàng Hùng thôi ? và ngòi nổ có khi lại từ đây để vạch mặt ……

  4. Một ngôi nhà mà có người chết trẻ hoặc bị chết khác kiểu như nhà báo thì ở việt nam sẽ không có ai mua : giả thuyết vợ nhà báo giết chồng để mục đích bán nhà là nghe không hợp lý đâu ? NẾU BỌN GIẶC NÔI XÂM GIẾT NHÀ BÁO ĐỂ TRẢ THÙ VÀ BỊT ĐẦU MỐI ,THÌ NGHE CÒN CÓ LÝ VÌ CHÚNG KIỂM TRA CẢ MÁY TÍNH , VÀ NHỮNG NĂM QUA NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG ĐÃ LÀ CÂY CHỐNG THAM NHŨNG KỊCH LIỆT , NHƯNG CŨNG KHÔNG LOẠI TRỪ NGƯỜI NHÀ HOẶC VỢ NHÀ BÁO LÀ ĐỒNG PHẠM VÌ BỌN GIẶC NỘI XÂM RẤT TINH VI VÀ XẢO QUYỆT , NHIỀU GIA ĐÌNH CHỐNG THAM NHŨNG BỊ CHÚNG ĐÁNH TÂM LÝ CHIA RẼ GIA ĐÌNH , NHIỀU CẶP VỢ CHỒNG BỎ NHAU , NHIỀU GIA ĐÌNH TAN NHÀ NÁT CỬA DO CHÚNG DÙNG CHIẾN TRANH TÂM LÝ ,CHIA RẼ GIA ĐÌNH KINH TỞM LẮM ??

  5. NGƯỜI ĐÀN BÀ VỢ ÔNG HÙNG CŨNG CÓ CỜ BẠC , CHỒNG CHẾT NHƯ VẬY MÀ VẪN ĐÁNH SON PHẤN ,MÔI ĐỎ , NẾU KHÔNG CÓ NGHI NGỜ CŨNG LÀ VÔ LÝ , NHƯNG TÔI CHO RẰNG NẾU CÓ TỘI CŨNG CHỈ LÀ ĐỒNG PHẠM THÔI ,CÒN CHỦ MƯU PHẢI LÀ KẺ KHÁC , KHÔNG PHẢI MỘT NGƯỜI ĐÂU MÀ NHIỀU NGƯỜI NÊN CÓ HIỆN TRƯỜNG GIẢ ,CHỨNG MINH NỖI CỦA NHIỀU NGƯỜI ,VÌ MỖI NGƯỜI NGHĨ RA MỘT CÁCH ĐỂ ĐÁNH LỪA HƯỚNG ĐIỀU TRA ….: KHÔNG LOẠI TRỪ GIẶC NỘI XÂM THUÊ CÔN ĐỒ VÀ VỢ TIẾP TAY GÂY TỘI : ĐÂY LÀ GIẢ THIẾT KỊCH BẢN THÔI NHÉ : NHƯNG CÓ LÝ ĐÓ ,MONG CÁC NHÀ BÁO CHÚ Ý KỊCH BẢN NÀY ?

  6. bieu tinh xuong duong thoi cac ban oi

  7. đính chính
    sau nhà báo hoàng hùng thì đúng 1 tháng sau lại một cây đuốc sống nữa :điềm báo , điềm báo

    -18/12/2010 chàng thanh niên châu phi tự thiêu
    – đêm 18/01/2011 nhà báo hoàng hùng bị tẩm xăng đốt
    – 17/02/2011 chàng thanh niên đà nẵng cũng chết cháy vì xăng
    3 cây đuốc sống chênh nhau đúng 1 tháng : điềm báo cho Việt nam ?????????????

  8. vụ án hoàng hùng và vụ án anh sơn ở đà năng có những nét có kịch bản , các chức năng trả lời đều không thấu tình đạt lý

  9. NHƯ VẬY ĐÃ RÕ KỊCH BẢN : CỬA MIỆNG MỞ RỒI LẠI BỊT LẠI BỎ TÚI : XẮP HẾT PHIM : KHÓ CÓ LÝ DO ?HOẶC KHÔNG LÝ DO ???

  10. Có đồng phạm trong vụ nhà báo bị vợ thiêu chết?
    (Dân trí) – Tại cơ quan điều tra, bà Trần Thuý Liễu bước đầu khai nhận nguyên nhân đốt chồng là do mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc. Bà Liễu cũng khai còn có đồng phạm thực hiện việc sát hại nhà báo Hoàng Hùng.
    >> Long An: Vợ nhà báo thú nhận đốt giết chồng

    • Cực kỳ chí lý ! Và rất khâm phục anh Bùi đình quyên
      “NHƯNG CŨNG KHÔNG LOẠI TRỪ NGƯỜI NHÀ HOẶC VỢ NHÀ BÁO LÀ ĐỒNG PHẠM VÌ BỌN GIẶC NỘI XÂM RẤT TINH VI VÀ XẢO QUYỆT , NHIỀU GIA ĐÌNH CHỐNG THAM NHŨNG BỊ CHÚNG ĐÁNH TÂM LÝ CHIA RẼ GIA ĐÌNH , NHIỀU CẶP VỢ CHỒNG BỎ NHAU , NHIỀU GIA ĐÌNH TAN NHÀ NÁT CỬA DO CHÚNG DÙNG CHIẾN TRANH TÂM LÝ ,CHIA RẼ GIA ĐÌNH KINH TỞM LẮM ??” .. là giả thuyết anh nêu ra , nhưng
      Lại là thực tiễn đã xảy ra với tôi, thế vị trí người Vợ giả định trong giả thuyết của anh, bằng MẸ ĐẺ + 2 ANH RUỘT + EM RUỘT trong thực tế đã xảy ra với tôi.

  11. Có người từng đề nghị “hối lộ” cho bà Liễu?

    Đăng bởi bvnpost on 26/02/2011

    Minh Ngọc (tổng hợp)

    Trong xã hội đang rộ lên những lời bàn tán về việc cố nhà báo Hoàng Hùng chết vì suýt nắm được một con cá sộp, nhưng tiếc thay mới nắm được cái đuôi đã vội reo lên đắc thắng với người quen kẻ lạ, nên không những… tuột tay mà còn bị nó quay lại cắn cho nát đầu. Ôi thôi, Gia Cát Lượng những tưởng Tư Mã Ý đã rơi vào chiếc bẫy hỏa công của mình rồi, còn chạy đằng nào cho thoát, nào ngờ trời lại đổ một trận mưa cực lớn làm lửa của ông tắt ngấm. Ông trời ở đây là ai, lẽ ra ông Hoàng Hùng phải biết chứ nhỉ.

    Bauxite Việt Nam

    clip_image002

    Bà Liễu khai có người đề nghị “hối lộ” cho bà (Nguồn: VietNamNet)

    Vợ cố nhà báo Hoàng Hùng khai rằng, đã từng có người gặp và hứa cho bà vài trăm triệu đồng để bà Liễu khuyên chồng dừng bút trước loạt bài điều tra mà anh đang làm.

    Tại cơ quan điều tra, bà Trần Thị Thúy Liễu khai, trước khi sát hại nhà báo Hoàng Hùng, có người đến gặp bà đặt vấn đề mua căn nhà của gia đình nhà báo Hoàng Hùng đang ở với giá 1 tỉ đồng. Nguồn tin này được báo Người lao động đăng tải hôm nay (25/2). Theo tờ này, “người lạ” ấy con hứa sẽ cho thêm bà Liễu vài trăm triệu đồng với điều kiện nói với chồng phải “im lặng”, không viết những vấn đề mà anh đang thu thập.

    Được biết, trước khi mất, nhà báo Hoàng Hùng đang điều tra dở dang “một vụ ly hôn lạ” do TAND tỉnh Long An xét xử. Theo đó, vào tháng 9/2010, người chồng trong vụ ly hôn bị Bộ Công an khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn T., thì tháng 10/2010 TAND giải quyết vụ ly hôn, theo hướng giao toàn bộ số tài sản rất lớn gồm động sản, bất động sản cho người vợ.

    Tuy nhiên, theo luật, nếu liên quan đến hình sự thì các vụ kiện dân sự đều phải đình chỉ chờ giải quyết án hình sự trước. Trong khi đó, đây lại là vụ án chiếm đoạt tài sản, nên việc giải quyết án ly hôn chia tài sản có thể tạo điều kiện cho những người liên quan tẩu tán tài sản và không thể thi hành bản án hình sự sau này.

    Hiện tại, các cơ quan điều tra đang tích cực triển khai các biện pháp để làm rõ mục đích, lý do, phương pháp và thủ đoạn gây án của thủ phạm Trần Thị Thúy Liễu trong vụ án gây chấn động dư luận trên.

    Nguồn: Vietnamnet.vn

    Phụ lục:

    Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Bộ Công an theo dõi rất sát

    Quý Lâm – Minh Sơn

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)