Khi đại gia Việt Nam làm mất lòng Đảng


Khi đại gia Việt Nam làm mất lòng Đảng 

Ben Bland tại Hà Nội
Bà ấy có thể đã thành công trong việc xây dựng một gia đình giàu có nhất Việt Nam nhưng doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến luôn biết rằng bước vào thế giới tối tăm của chính trường của nhà nước độc tài, độc đảng [Việt Nam] này, là một canh bạc.

Không bao lâu sau khi bà Yến và em trai là ông Đặng Thành Tâm, trở thành những đại gia đầu tiên được bầu vào quốc hội Việt Nam do đảng Cộng sản kiểm soát, năm ngoái, họ đã bị tấn công bằng một số tờ báo của nhà nước ít dược biết đến.

Đặng Thị Hoàng Yến nói tại một cuộc họp Quốc hội của Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2011
Nguồn ảnh: Reuteurs


“Trước khi quyết định tham gia Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cố gắng tìm cách để đuổi tôi ra,” doanh nhân quần áo thanh lịch, 52 tuổi, nói với tờ Financial Times hồi tháng trước trong một cuộc phỏng vấn tại salon hàng đầu của khách sạn Melia Hà Nội. “Tôi đã chuẩn bị cho chuyện đó.”

Nhận định của bà Yến đúng như đã biết trước. Tuần trước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), cơ quan giám sát bầu cử, đề nghị đuổi bà Yến khỏi Quốc hội vì khai báo thiếu sót hồ sơ ghi danh. MTTQVN buộc tội bà Yến đã không tiết lộ là bà đã ly dị và bà là đảng viên hết hạn của Đảng CSVN.

Biết trước nhưng cũng chẳng ích gì, bà Yến đã khóc tại một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy, và nói rằng bà sẽ chấp nhận bị đuổi, nếu, như dự phóng, và được Quốc hội xác định trong phiên họp lần tới.

Sự lên voi xuống chó nhanh như chớp của bà Yến, một cựu viên chức chính quyền địa phương làm giàu bằng dự án phát triển công viên công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam vào những năm 1990, nhấn mạnh những khó khăn lớn Đảng Cộng sản đang phải đối đầu hiện nay.

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã nhanh chóng kết nạp những doanh nhân hàng đầu vào Đảng Cộng sản và chính phủ trong khi các đối tác của họ tại Việt Nam rất lúng túng để đưa các nhóm đại gia đang lên vào cái Đảng vờ khoác áo chủ nghĩa Mác-Lênin.

Cuộc bầu chọn bà Yến và em trai hồi tháng Năm năm ngoái, vài số đại biểu (quốc hội) độc lập được phép đứng cùng với các ứng viên của Đảng Cộng sản cầm quyền, đã được các quan sát viên xem, vào thời điểm đó, như là một dấu hiệu của sự cởi mở ngày càng tăng trong Đảng CSVN.

Trong một đất nước mà các cuộc tranh luận công khai đều bị ngang nhiên kiểm duyệt, bà Yến đã thẳng thắn trong các cuộc tấn công tham nhũng, lãng phí tại các doanh nghiệp nhà nước và cũng yêu cầu có một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân và giới đầu tư nước ngoài.

Nhưng sự xuống ngựa của bà Yến, diễn ra trước bàn dân thiên hạ, khiến người ta có những câu hỏi về hướng đi của Đảng CSVN ở một thời điểm khi chính phủ đang cố gắng để đổi mới rộng lớn tại các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng đang ngập nợ và không có hiệu quả. Những thay đổi này là rất quan trọng nếu Việt Nam muốn hun lại ngọn lửa phát triển kinh tế đang tắt lụn dần, nhưng đó sẽ là thách đố cho những quyền lợi đang được bảo đàm của chính phủ, của Đảng và của giới làm ăn.

“Một trong những câu chuyện chính trong suốt 10 năm qua ở Việt Nam là sự gia tăng của những tay đầu sỏ chính trị khu vực [tuồng như là] kinh tế tư nhân,” một trong những người đã làm việc với bà Yến và cũng là một người theo dõi chính trường tViệt Nam cho hay. [“Cuộc chiến giữa bà Yến và những người gièm pha bà] là một nỗ lực để xác định luật chơi giành cho lớp tư bản mới.”

Trương Tấn Sang – Nguyễn Tấn Dũng: tuy gần mà xa
Nguồn ảnh: http://nld.com.vn


Một số nhà phân tích nói rằng tình trạng khó khăn của bà Yến, mà Tập đoàn Tân Tạo của bà cũng đầu tư vào các nhà máy điện, giáo dục và các phương tiện truyền thông, là chỉ dấu của sự tiếp tục rạn nứt trong ban lãnh đạo Đảng CSVN. Bà Yến được xem như là rất thân với Trương Tấn Sang, người nắm giữ vai trò, chính ra chỉ là nghi lễ, của Chủ tịch Nước nhưng đã thất bại năm ngoái trong một cuộc đấu đá để lật đổ người lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Tôi nghiệm rằng sự thành công của bà Yến đã giày vò một số cá nhân quyền lực nhưng không phải là người hâm mộ ông Sang,” ông Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra nhận xét. “Đó có phải hoặc không phải là gà của ông Nguyễn Tấn Dũng là điều không rõ lắm nhưng họ được phép ra mặt để tiếp tục làm thám tử tìm chuyện để bôi tro trét trấu đời tư bà Yến và sau đó rò rỉ tin cho báo chí.”

Trong một email gửi đến FT vào ngày thứ Bảy, bà Yến cho biết rằng bà đã bị một tờ báo “vu khống, phỉ báng và sỉ nhục”, nhưng phủ nhận chuyện có một “âm mưu” chống lại bà. Bà nói rằng lời kê khai [trong đơn ghi danh tranh cử] có thể không đầy đủ, nhưng bà đã không hành động không lương thiện vì bà thấy không cần thiết để tiết lộ một cuộc hôn nhân cũ hoặc tư cách đảng viên hết hạn của mình.

Bà Yến nói thêm rằng, nếu bị đuổi [khỏi Quốc hội], bà sẽ tập trung vào việc phát triển trường đại học phi lợi nhuận Tân Tạo, mới thành lập gần đây với sự hậu thuẫn của ông Sang, và chú tâm vào lợi ích kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, chính phủ đang bị kẹt giữa sự cần thiết để giảm lạm phát liên tục ở độ cao và thúc đẩy mức tăng trưởng đang đi xuống cùng lúc phải đấu tranh để đổi mới doanh nghiệp nhà nước, bà Yến lo ngại về triển vọng kinh tế.

“Vẫn còn rất nhiều rủi ro [ở Việt Nam] vì luật pháp chưa được quy định rõ ràng, luật [thương mại] thay đổi liên tục và chính sách vĩ mô cũng đang thay đổi,” bà Yến nói với FT hồi tháng trước. “Ngay bây giờ, chúng tôi đang dìm mình xuống nhưng thế giới chẳng ai đợi chúng tôi. Indonesia, Philippines và ngay cả Myanmar bây giờ đang thay đổi và thu hút giới đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện cơ chế chính sách vĩ mô của họ.”

© DCVOnline


Nguồn: Vietnam tycoon falls foul of the party. By Ben Bland in Hanoi. The Financial Times. April 27, 2012.



Báo Financial Times đăng vụ bà Hoàng YếnVietnam tycoon falls foul of the party (FT 27-4-12)  — Bài trên báo nước ngoài, tương đối ngắn, nhưng lại nhiều thông tin hơn đa số báo trong nước. Chẳng hạn như tác giả (Ben Bland) nói thẳng rằng bà Yến có tiếng là thân với ông Trương Tấn Sang, và những người chống bà là nhắm ông Sang — họ có phải là phe ông Dũng hay không là chuyện khác (nhận xét này tuy nhỏ nhưng rất công bằng mà ít người thấy).  Bà Yến cũng nói với Ben Bland rằng ngay trước khi bà ứng cử, bà cũng biết là, trong trường hợp xấu nhất, “họ” sẽ tìm cách tống bà ra khỏi Quốc hội.
Ba Dũng 1 – Tư Sang 0: Đại biểu QH Hoàng Yến: ‘Tôi chấp nhận bãi nhiệm’ (VnEx 21-4-12) — Thủng lưới! (Nhưng trận cầu này chỉ mới vào 10 phút đầu!)
“Cạn tàu ráo máng”Bà Đặng Thị Hoàng Yến tổ chức họp báo sai phép (TP 24-4-12)– Đừng có “chơi” nhau quá các đồng chí ơi!  Đời còn dài!
 Trách nhiệm việc sai lý lịch bà Hoàng Yến thuộc về ai? (NĐT).- Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông “tuýt còi” bà Đặng Thị Hoàng Yến (TN).Bà Hoàng Yến tổ chức họp báo trái phépTT – Ngày 24-4, ông Lê Văn Bích, giám đốc Sở Thông tin – truyền thông tỉnh Long An, cho biết đã chỉ đạo thanh tra sở xác minh, thu thập tài liệu về việc bà Đặng Thị Hoàng Yến (đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Long An) tổ chức họp báo trái phép ngày 21-4 
Công ty Tân Tạo họp báo sai quy địnhThanh Niên
Bà Đặng Thị Hoàng Yến tổ chức họp báo sai phépĐài Tiếng Nói Việt Nam
Cty CP ĐT&CN Tân Tạo họp báo sai quy địnhLao động
Ba dự án của Tân Tạo ở Quảng Ngãi bị đình trệ Gafin –Trong 3 dự án Tân Tạo đầu tư tại Quảng Ngãi, 2 dự án bị rút giấy phép và 1 dự án chậm triển khai.
Vụ Đặng Thi Hoàng Yến: Bà Hoàng Yến: Tôi bị ‘bôi nhọ, sỉ nhục’ (BBC 21-4-12) — Nhân tiện xin nhắn BBC (và các cơ quan truyền thông khác): Nếu quý vị gọi bà này là nữ đại biểu thì có lẽ quý vị cũng nên gọi (sau khi kiểm chứng) ông Nguyễn Sinh Hùng (và những ông khác) là namđại biểu? Ông Nguyễn Tấn Dũng là nam Thủ tướng?Vụ Đặng Thị Hoàng Yến: Bà Đặng Thị Hoàng Yến kê khai khen thưởng và tài sản như thế nào? (NCT 20-4-12) — Báo Người Cao Tuổi tiếp tục hăng say theo đuổi.Có gì đằng sau vụ bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến (RFA 19-4-12) ◄Vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến: Sáng nay, Mặt trận họp bất thường về bà Hoàng Yến (VNN 18-4-12) Kiến nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bà Hoàng Yến (TT 18-4-12)Vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến:- SGTT – Lấy ý kiến tư cách đại biểu Quốc hội của bà Hoàng Yến (VnEx 16-4-12) — “Nữ đại biểu này bị nghi vấn không trung thực”.  Nếu đòi hỏi đại biểu phải trung thực thì toàn thể Quốc hội này có thể họp trong phòng khách nhà tôi. Vi phạm đến đâu thì bị bãi nhiệm? (PLTP 16-4-12)Vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến: Hồ sơ Bà Hoàng Yến: Sáng tỏ nhiều tình tiết nhạy cảm (TT 15-4-12) – “Phần khen thưởng, bà Hoàng Yến khai có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2003-2007 do góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc… nhưng thời gian này được xác định là bà Yến đang sinh sống, cư trú ở Hoa Kỳ”  Chời ơi! Bộ sinh sống, cư trú ở Hoa Kỳ là không “góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tồ quốc” được sao?Bà Đặng Thị Hoàng Yến rút đơn xin ly hôn (TT 11-4-12) –Bà Đặng Thị Hoàng Yến có trung thực? TT – Đó là câu hỏi đặt ra sau khi bà Đặng Thị Hoàng Yến – đại biểu Quốc hội – rút đơn xin ly hôn với ông Jimmy Trần. Ông Jimmy Trần (đang bị truy nã) không được khai báo trong tiểu sử ứng cử viên đại  biểu Quốc hội.







Bà Đặng Thị Hoàng Yến trung thực Đông A

 –Truyền thông đang ồn chuyện bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến. Lý do chính được đưa ra là bà Hoàng Yến không trung thực trong bản khai lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội ở hai điểm: một là không khai bà đã từng là Đảng viện và hai là chuyện về tình trạng hôn nhân của bà. Bà Yến có giải thích về những cáo buộc này. Sau khi nghiên cứu bản mẫu khai lý lịch của ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 13 (mẫu 1mẫu 2mẫu 3) tôi nhận thấy bà Đặng Thị Hoàng Yến đã trung thực. Đúng là bản mẫu khai lý lịch chỉ có các mục có liên quan là:
– Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có) và ngày chính thức
– Kỷ luật (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể)

Bà Yến đã ngưng không sinh hoạt Đảng từ lâu, do vậy nghiễm nhiên bà Yến có thể tự coi là bà không phải là Đảng viên. Điểm này tuyệt đối chính xác và đấy cũng cách thức mà những người muốn ra khỏi Đảng có thể sử dụng. Lỗi và trách nhiệm ở đây không phải của bà Yến, mà của cơ sở Đảng nơi bà Yến từng sinh hoạt, mà cụ thể là Đảng ủy Q.5. Về nguyên tắc, cơ sở Đảng nơi bà Yến từng sinh hoạt khi không thấy bà Yến tới sinh hoạt Đảng nữa phải tiến hành kỷ luật, khai trừ Đảng viên và thông báo cho bà Yến biết. Nếu cơ sở Đảng đã khai trừ bà Yến ra khỏi Đảng thì ở mục Kỷ luật, bà Yến phải khai là đã bị khai trừ ra khỏi Đảng. Bà Yến không bị khai trừ khỏi Đảng, do vậy mà ở mục Kỷ luật không có khai hình thức kỷ luật này.

Chuyện tình trạng hôn nhân của bà Yến cũng chính xác như bà Yến đã giải thích. Tại thời điểm bầu cử, tòa án đã tuyên bố chuyện ly hôn của bà Yến, do vậy khai tình trạng hôn nhân là độc thân của bà Yến hoàn toàn chính xác và trung thực. Mãi tận gần đây tòa án mới tuyên bố hủy ly hôn, do vậy bà Yến không thể chịu trách nhiệm về phán quyết không chính xác của tòa án.

Tóm lại, tôi thấy bà Yến khai lý lịch như vậy là hoàn toàn chính xác và trung thực. Bà Yến không có bất kỳ lỗi nào. Lỗi trong chuyện này thuộc về Đảng ủy Q. 5 và Tòa án nơi giải quyết vụ ly hôn của bà Yến. Điểm kỳ quái mà tôi thấy là chuyện như vậy rất dễ giải quyết và dễ hiểu, vậy tại sao UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không mời bà Yến tới giải thích hay đối thoại, mà đã vội vàng 100% đồng ý kiến nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội của bà Yến. Cách thức làm như vậy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khiến tôi không khỏi không nghĩ Mặt trận là một đám mù, có mấy cái mẫu đơn khai lý lịch đơn giản như vậy mà cũng không chịu tìm hiểu hay có tìm hiểu nhưng trong đầu không có tí bã đậu nào nên cũng chỉ biết nhắm mắt làm bừa. Đây mới là điểm thực sự đáng buồn cho hệ thống chính trị của Việt Nam.

Cập nhật ngày 22-4-2012

Trang web Ba Sàm có đặt câu hỏi về bài viết này của tôi như sau:

“Tếu cho cái lý của ông nầy thiệt! Không biết ổng có trả lời nổi cái khái niệm “từ lâu” là bao nhiêu lâu, thì được “tự coi” không còn là đảng viên, là “tuyệt đối chính xác”? Ở đâu ra cái quyền, nguyên tắc được “tự coi”? Đâu ra cái nguyên tắc, khái niệm rằng chuyện “sinh hoạt” đảng đồng nghĩa với danh hiệu đảng viên?  v.v..  Hình như thâm ý của ông/bà này chính là đang muốn tiếp tay cho đảng để biến hệ thống của mình ngày càng bát nháo hơn, thích thì “nghiễm nhiên” “tự coi”, tự đặt ra những cái mốc “từ lâu” như đám lục lâm thảo khấu?”

Câu trả lời quá đơn giản: Theo điều lệ Đảng không sinh hoạt Đảng quá 3 tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xóa tên trong danh sách Đảng viên. “Từ lâu” ở đây có nghĩa là từ 3 tháng trở lên. So sánh sinh hoạt Đảng với sinh hoạt vợ chồng thể hiện một cái đầu không có một tí bã đậu nào cả, bởi vì sinh hoạt vợ chồng không có một điều lệ nào chung cho tất cả mọi vợ chồng như sinh hoạt Đảng có điều lệ của nó cho tất cả mọi Đảng viên. Việc tổ chức Đảng không xóa tên những Đảng viên không sinh hoạt Đảng quá 3 tháng không có lý do chính đáng là lỗi của tổ chức Đảng. Ông Yeltsin chỉ cần ném cái thẻ Đảng ở Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô là đã tự coi mình ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô mà không cần bất kỳ tổ chức nào của Đảng Cộng sản Liên Xô ra quyết định khai trừ. Ba Sàm tự khoe là “sau 5 năm không “sinh hoạt”, vậy mà BS vẫn không bị kỷ luật, vẫn được cơ quan (rất quan trọng à nha) làm cho giấy chuyển sinh hoạt đảng khi về “hưu non”, gửi về địa phương ngon lành” thì điểm này cho thấy Ba Sàm là loại người vô liêm sỉ. Đã tự coi mình không còn là Đảng viên, mà vẫn nhận giấy chuyển sinh hoạt Đảng thì đấy chính là loại lá mặt lá trái, không biết đến liêm sỉ là gì. Điều này cũng giống những loại Đảng viên có thể cười hề hề mà nói rằng mình chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác Lênin lẫn chủ nghĩa cộng sản, nhưng khi tuyên thệ vô Đảng vẫn có thể giơ tay thề trung thành với tất cả danh dự của mình. Sự vô liêm sỉ như vậy cũng giống những loại Đảng viên một mặt vỗ ngực khoe khoang bao nhiêu năm tuổi Đảng nhưng mặt khác lại cho mình có quyền ngồi xổm lên chính nguyên tắc, cương lĩnh, điều lệ của Đảng mà chính mình đã thề trung thành. Thật tởm cho những loại người như vậy. Thời hiện đại này chúng ta buộc phải trực diện nhìn thấy những sự tởm lợm kinh người như vậy, không còn cách nào khác có thể khuất mắt trông coi.

Hồ sơ Bà Hoàng Yến: Sáng tỏ tình tiết nhạy cảm (15/04) -TT – Những “khoảng trống” trong hồ sơ đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến dường như đã được “lấp đầy”. Có đủ chứng cứ cho thấy những “khoảng trống” này bao gồm các tình tiết được coi là rất “nhạy cảm”.

Bà Hoàng Yến là chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Tân Đức.

>> Hủy bản án ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến
>> Bà Đặng Thị Hoàng Yến rút đơn xin ly hôn
>> Bà Đặng Thị Hoàng Yến có trung thực?

Bà Đặng Thị Hoàng Yến tại diễn đàn Quốc hội – Ảnh: VIỆT DŨNG

Ngày 14-4, trao đổi với Tuổi Trẻ về một số vấn đề liên quan đến những “khoảng trống” trong hồ sơ đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, một lãnh đạo của Vụ Công tác đại biểu (Văn phòng Quốc hội) cho biết đến thời điểm hiện nay chưa có kết luận chính thức về vụ việc. Vị lãnh đạo này cũng nói có nhiều vấn đề liên quan đến bà Hoàng Yến được xác định là khai không đúng, khai sai và không trung thực.

Từng là đảng viên

Lãnh đạo Vụ Công tác đại biểu cho rằng thông tin bà Yến không còn sinh hoạt Đảng đang được xem xét và cơ bản có thể hiểu là bà Yến đã bỏ Đảng. Việc bà Yến không khai nội dung này trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội là không trung thực. Điều này vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần phải xem xét kỹ, kết luận một cách rất khách quan, đúng quy định của pháp luật. Ban công tác đại biểu Quốc hội sẽ có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội về trường hợp bà Hoàng Yến. Việc kiến nghị, xử lý như thế nào đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định.

Theo thông tin PV Tuổi Trẻ có được, trong thời gian công tác ở quận 5 (TP.HCM), bà Đặng Thị Hoàng Yến được kết nạp Đảng tại chi bộ Phòng thương nghiệp quận 5 ngày 27-11-1986. Đến tháng 4-1992, bà Yến được UBND quận 5 điều động về Phòng tổ chức chính quyền quận 5 để tạo điều kiện cho đi học. Sau đó, bà Hoàng Yến chuyển công tác về Trung tâm Phát triển ngoại thương TP.HCM. Từ thời điểm này bà Yến có còn sinh hoạt Đảng hay không, có còn là đảng viên hay không thì không được xác định. Đến năm 2011, mục “ngày vào Đảng” trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, bà Hoàng Yến khai “không”.

Từng có xác minh về đại biểu Hoàng YếnNgày 26-11-2011, tại buổi họp báo kết thúc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc công khai kết quả xác minh về đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Theo đó, kết quả xác minh của Bộ Công an cho biết bà Yến chưa bị khởi tố bị can trong vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước (năm 1998).

Trong quá trình điều tra vụ án, có một số đối tượng liên quan nhưng trong hồ sơ lưu trữ không có bà Hoàng Yến. Tuy nhiên, bà Yến có bị cấm xuất cảnh trong hai năm (từ tháng 10-1998 đến tháng 10-2000) để phục vụ việc điều tra vụ án này. Bộ Công an cũng khẳng định chưa có tài liệu thể hiện đại biểu Yến có hành vi trốn ra nước ngoài hay tham gia đường dây chuyển tiền ra nước ngoài. “Cơ bản là không có vấn đề gì” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Về vụ ly hôn giữa bà Yến và ông Jimmy Trần, ông Phúc cho biết do thủ tục tố tụng chưa đúng với quy định pháp luật nên ngành tư pháp đã xem xét và yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Long An ra quyết định kỷ luật, hình thức khiển trách với thẩm phán thụ lý vụ án. Cơ quan chức năng cũng đã chỉ đạo tiến hành giám đốc thẩm. Nếu bản án có sai phạm sẽ phải hủy để xét xử lại (sau đó bản án bị hủy, ngày 11-4-2012 bà Hoàng Yến rút đơn xin ly hôn).

Riêng về vụ bà Hoàng Yến từng là đảng viên, trong thời điểm có cuộc họp báo, cơ quan chức năng chưa đặt ra vấn đề xác minh, nhưng lúc đó ông Nguyễn Hạnh Phúc có nói còn một số vấn đề liên quan đến bà Hoàng Yến đang tiếp tục được làm rõ.

Ngoài việc không khai rõ từng là đảng viên và không khai về chồng là ông Jimmy Trần đang bị truy nã, trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có một số nội dung khác cũng khai không đúng. Chẳng hạn phần khen thưởng, bà Hoàng Yến khai có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2003-2007 do góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc; bằng khen của UBND TP.HCM năm 2006, 2007, nhưng thời gian này được xác định là bà Yến đang sinh sống, cư trú ở Hoa Kỳ.

Cuối năm 2011, Ban công tác đại biểu của Quốc hội có đề nghị bà Yến khai lại sơ yếu lý lịch cho chính xác, thống nhất thì bà Yến khai thêm 20 mục thành tích – chủ yếu là những danh hiệu, giải, cúp do các tổ chức phi chính phủ, các hội bình chọn, trao tặng hoặc cấp chứng thư.

Có sai sót trong thẩm định hồ sơ

Chiều qua, một cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy Long An xác nhận Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có văn bản báo cáo, giải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số vấn đề liên quan đến đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Theo đó, tỉnh khẳng định quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Yến là đảm bảo khách quan, đúng quy định. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận và thẩm định hồ sơ ứng cử viên Hoàng Yến đã có sai sót.

Cụ thể, khi tiếp nhận hồ sơ của bà Hoàng Yến, Ủy ban bầu cử tỉnh Long An không kiểm tra chặt chẽ nên không phát hiện được bà này kê khai thiếu một số thông tin trong bản tự khai tiểu sử tóm tắt. Đó là không ghi rõ từng mốc thời gian (từ ngày…tháng…năm đến ngày…tháng…năm) làm công việc gì, giữ chức vụ gì, cấp bậc gì, ở cơ quan nào, ở đâu. Đáng chú ý là giai đoạn được cho là “nhạy cảm” đối với bà Hoàng Yến là năm 1994 đến năm 2011, bà này khai rất chung chung, thiếu các chi tiết trên từng mốc thời gian cụ thể.

Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An thừa nhận thiếu sót trên thuộc về Ủy ban MTTQ VN tỉnh và Sở Nội vụ. “Hiện nay tỉnh cũng đang chờ kết luận chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trường hợp đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Khi đó mới tính đến chuyện kiểm điểm, xử lý” – vị lãnh đạo này nói.

Đề cập vấn đề sai sót trong việc xác minh lý lịch bà Đặng Thị Hoàng Yến trước khi giới thiệu, hiệp thương lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội, ông Lê Phước Thọ – nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên trưởng Ban Tổ chức trung ương – cho rằng đây là việc làm sai nghiêm trọng. Trước tiên là trách nhiệm của Ủy ban MTTQ nơi giới thiệu người ứng cử. Không thể đổ lỗi do công ty giới thiệu hay các vòng hiệp thương đều không có ý kiến thắc mắc nên không nắm rõ lý lịch bà Hoàng Yến.

Là tổ chức nắm “đầu vào” thì phải biết rõ người mình giới thiệu là ai, nhân thân thế nào. Cũng giống như khi vào Đảng, người giới thiệu phải chịu trách nhiệm về tư cách, lý lịch của người mà mình giới thiệu. Ở đây, Ủy ban MTTQ chưa nắm rõ lý lịch của bà Hoàng Yến đã giới thiệu ứng cử vào cơ quan quyền lực nhất của Nhà nước là không ổn. Tiếp đến là lỗi của Sở Nội vụ, thiếu xác minh, thẩm tra. Bà Hoàng Yến từng là đảng viên, không sinh hoạt Đảng quá ba tháng thì sẽ bị gạt tên ra khỏi tổ chức Đảng, không còn tư cách là người đảng viên. Vì thế không thể nói không nắm được việc bà Hoàng Yến có vào Đảng hay chưa.

Tương tự, luật sư Trần Công Ly Tao (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) cũng nêu rõ: “Theo Luật bầu cử Quốc hội, việc xem xét hồ sơ lý lịch, thẩm tra tư cách đại biểu được thực hiện nhiều lần, qua các hội nghị hiệp thương, hội nghị cử tri, qua sự thẩm định giới thiệu của Ủy ban MTTQ. Nếu ứng cử viên có gian dối, các cơ quan này phải có trách nhiệm kiểm tra phát hiện. Chuyện khai báo không trung thực về tiểu sử, quá trình làm việc của người ứng cử không được phát hiện kịp thời trong quá trình xem xét tư cách ứng cử viên còn có trách nhiệm của hội đồng bầu cử, ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội”.

Vi phạm quy định về bầu cử

Theo luật sư Trần Công Ly Tao, một trong các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội là bình đẳng, đảng viên hay người ngoài Đảng đều có thể là đại biểu Quốc hội. Luật sư Trần Công Ly Tao nói: “Vấn đề là nếu anh là đảng viên thì phải khai rõ là đảng viên, người ngoài Đảng phải khai là người ngoài Đảng. Một đảng viên mà ứng cử đại biểu Quốc hội lại khai là không có Đảng là gian dối. Trường hợp người đã vào Đảng nhưng sau đó vì lý do gì đó không còn là đảng viên nữa cũng cần phải khai báo rõ ràng trong lý lịch ứng cử. Nếu ứng cử viên khai báo giấu giếm tiểu sử dẫn đến việc làm cho cử tri nhầm lẫn về tư cách đại biểu là vi phạm quy định về bầu cử”.

Theo một vị nguyên lãnh đạo trong ngành kiểm tra Đảng, cái cần nhất đối với ứng cử viên là phải có lý lịch bản thân rõ ràng, chứ không quan trọng khai như thế nào đó để có lý lịch sạch. Theo nguyên tắc này, lịch sử bản thân cũng như quá trình công tác phải ghi cụ thể, còn ngược lại được hiểu là khai lý lịch không rõ ràng hay khai không trung thực.

Vị cán bộ này cũng cho rằng với những người ứng cử đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND, nếu đã từng là đảng viên nhưng sau đó không còn là đảng viên (có thể bị xóa tên do bỏ sinh hoạt hay bị kỷ luật Đảng) cần được thông tin đầy đủ trong các khâu, các bước của bầu cử, vì đây là vấn đề có tác động đến việc lựa chọn trong quá trình hiệp thương giới thiệu ra ứng cử cũng như lựa chọn của cử tri khi bỏ phiếu. Về nguyên tắc, yêu cầu để ứng cử không quan trọng là đảng viên hay không là đảng viên, miễn là có đầy đủ quyền công dân và đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật định. Dẫu sao đi nữa, đứng về tâm lý, các cử tri có cảm tình với ứng cử viên không là đảng viên hơn là người đã từng là đảng viên nhưng bị xóa tên vì lý do bỏ sinh hoạt Đảng hay bị kỷ luật Đảng.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):Phải trung thực với cử tri

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã quy định năm tiêu chuẩn của đại biểu: Thứ nhất, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp… Thứ hai, có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ ba, có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Thứ tư, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Thứ năm, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Các tiêu chuẩn này có thể rất đầy đủ nhưng còn ở mức độ khái quát, cho nên cần được giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn nữa để các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và cử tri nắm rõ, từ đó thực hiện được các quyền của mình trong quá trình bầu cử cũng như các vấn đề phát sinh sau bầu cử nếu có.

Vận dụng các tiêu chuẩn này vào từng trường hợp cụ thể, cử tri có quyền đặt câu hỏi về phẩm chất đạo đức đối với ứng cử viên hoặc đại biểu nhân dân. Dù không đặt nặng vấn đề “lý lịch” theo cách hiểu máy móc, nhưng người đại biểu nhân dân có đạo đức tốt trước hết phải là người có lý lịch rõ ràng, minh bạch để cử tri biết, từ đó cử tri mới có căn cứ để quyết định lá phiếu của mình. Trong các cuộc bầu cử ở bất cứ quốc gia nào, sự trung thực của ứng cử viên luôn được đặt lên hàng đầu, vì đó là một trong những yếu tố phản ánh phẩm chất đạo đức của ứng cử viên. Nếu ứng cử viên không trung thực với cử tri, không trung thực với các cơ quan tham gia quá trình bầu cử thì có thể khẳng định ngay là không đủ tiêu chuẩn để làm người đại biểu nhân dân.

Nhóm PV Tuổi Trẻ

– Vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến: “Khoảng trống” trong hồ sơ bà Hoàng Yến (TT 14-2-12) Có thể sẽ xem xét tư cách ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (TP 14-4-12) Bà Hoàng Yến kể tội Jimmy Trần (NLĐ 14-4-12)  –-Video: ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến: “Đồng chí Phạm Vũ Luận, thứ trưởng Bộ GTVT”(VTC/ Vimasscom).

Ủy ban TVQH sẽ họp về ĐB Đặng Thị Hoàng Yến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết như trên bên lề phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13-4

Ngày 13-4, bên lề phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH), trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về việc đại biểu (ĐB) QH Đặng Thị Hoàng Yến (Long An) vừa rút đơn xin ly hôn với chồng là Việt kiều Jimmy Trần (đang bị Bộ Công an truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết: “Việc này cần bàn tập thể và Ủy ban TVQH sẽ họp để xem xét làm rõ. Tinh thần là Ủy ban TVQH sẽ bàn công khai, minh bạch và khách quan. Tuy nhiên, để Ủy ban TVQH họp bàn thì Ban Công tác ĐB phải có báo cáo và đưa vấn đề này ra nhưng hiện vẫn chưa có đề nghị từ phía cơ quan này”.

Cũng về vấn đề này, một quan chức của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết đến chiều 13-4, vẫn chưa nhận được báo cáo từ phía Ủy ban MTTQ tỉnh Long An. Tuy nhiên, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã cử người nắm sự việc mà báo chí nêu là bà Đặng Thị Hoàng Yến rút đơn xin ly hôn với Việt kiều Jimmy Trần. Theo vị quan chức này, việc thẩm tra, xác minh thông tin báo chí nêu về tư cách một ĐBQH là trách nhiệm của Ủy ban TVQH mà trực tiếp là Ban Công tác ĐB.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến (giữa) bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII
Về việc qua 3 vòng hiệp thương nhưng thông tin bà Đặng Thị Hoàng Yến có chồng là ông Jimmy Trần vẫn không được phát hiện và trong lý lịch không ghi rõ, vị quan chức này giải thích theo quy định hiện hành, việc xác nhận vào hồ sơ của người ứng cử là chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan tổ chức đơn vị nơi người đó làm việc.
Về trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến thì nơi xác nhận là doanh nghiệp mà bà làm việc (Tập đoàn Tân Tạo – PV). “Với xác nhận có dấu đỏ thì Ủy ban MTTQ tỉnh Long An không có cơ sở nào để khẳng định việc này là sai cũng như phải tiến hành xác minh ngay, trừ trường hợp có đơn tố cáo nhưng khi đó bà Yến không có đơn tố cáo” – vị quan chức nói.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến là đảng viên được kết nạp tại chi bộ Phòng Thương nghiệp quận 5 – TPHCM từ năm 1986 Ảnh: TƯ LIỆU

Trả lời việc Tập đoàn Tân Tạo xác nhận lý lịch không đầy đủ cho bà Yến tham gia ứng cử ĐBQH có phải chịu trách nhiệm về việc khai man, vị quan chức của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói: “Hồ sơ ứng cử ĐBQH là một dạng hồ sơ hành chính nói chung nên người xác nhận phải chịu trách nhiệm nào đó. Còn có chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không thì cần có sự vào cuộc của Bộ Công an để làm rõ là vô ý hay cố ý”.

Sẽ báo cáo Quốc hội

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 12-4, bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác ĐB của QH, cho biết cơ quan này đang hoàn tất những công việc còn lại về việc xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến theo nội dung đã báo cáo QH tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIII.

Bài và ảnh: Thế Dũng

Nói thêm về kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến
Từ đầu năm tới nay, Báo Người cao tuổi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của các cán bộ lão thành, tướng lĩnh nghỉ hưu, cựu chiến binh, người cao tuổi và bạn đọc về việc xem xét tư cách của bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An (Khóa XIII). Nhiều câu hỏi đặt ra rằng báo chí thông tin như vậy mà sao chưa có thông báo kết luận chính thức?

Báo Người cao tuổi qua xác minh xin được cung cấp tới bạn đọc một số thông tin sau đây:

1. Tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 27-3, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị: “Phải giải quyết cho rõ trường hợp ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận chương trình kì họp thứ 3 (dự kiến khai mạc vào hạ tuần tháng 5) của Quốc hội có thể phải “xem xét lại tư cách đại biểu Quốc hội” này.

2. Tại kì họp báo của Văn phòng Quốc hội ngày 26-11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo đã có kết quả xác minh ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, song còn một số vấn đề cần tiếp tục xác minh như vụ li hôn giữa bà Yến và Việt kiều Mỹ Jim-my Trần (chồng)…

Về việc này, Viện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có Công văn 3954/ VKSTC-V5 ngày 9-12-2011 báo cáo về việc kiểm sát giải quyết án dân sự và kháng nghị, nhận định “Việc Tòa án Nhân dân tỉnh ban hành hai bản án trong cùng một vụ án và phát hành bản án trước khi phiên tòa xét xử công khai kết thúc (trước 5 phút) là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật dân sự”.

ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến.


Còn Toà án Nhân dân tối cao cũng có Báo cáo số 503/TANDTC-DS ngày 29-12-2011, nêu rõ: “Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án Dân sự Tòa án Nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và quyết định: hủy bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của Tòa án Nhân dân tỉnh Long An về vụ hôn nhân gia đình giữa nguyên đơn bà Đặng Thị Hoàng Yến với bị đơn ông Trần Jim-my; Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật”.

Qua hai văn bản trên, chứng tỏ bà Đặng Thị Hoàng Yến cho đến nay vẫn có người chồng là Jim-my Trần, sinh năm 1955, quê Quảng Bình, Việt kiều Mỹ về nước làm ăn cùng bà Yến từ những năm 2007-2008, chiếm đoạt 210 tỉ đồng và trở thành tên tội phạm, trốn về Mỹ ngày 5-7-2010, Bộ Công an ra Quyết định truy nã số 224/ANĐT ngày 24-9-2010.

Vụ án li hôn kì quặc này khiến thẩm phán Lê Văn Lắm bị kỉ luật và bị loại ra khỏi hàng ngũ thẩm phán. Trước khi bị sát hại, chết thê thảm, nhà báo Hoàng Hùng (Báo Người Lao động) đang điều tra về vụ li hôn sai trái và có nhiều điều không bình thường này như nhiều báo chí đã nêu.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn tồn tại người chồng như vậy, nhưng khi khai lí lịch ngày 12-3-2011 để ứng cử ĐBQH lại khai chồng tên là Nguyễn Tứ Hải, năm sinh 1959, mất năm 1989. Bản chất của việc này là bà Yến làm “trong sạch” bản sơ yếu lí lịch để Hội đồng bầu cử các cấp không cần xác minh mới được đưa vào danh sách ứng cử ĐBQH quá dễ dàng.

3. Nhưng bản chất về tư cách của đại biểu này còn nghiêm trọng ở chỗ: Bà Yến được kết nạp Đảng ngày 27-11-1986 tại quận 5, TP Hồ Chí Minh (QĐ kết nạp đảng viên mới số 11/QĐ-KN). Năm 1992, bà được UBND quận 5 điều động về phòng Tổ chức Chính quyền quận, sau đó bà chuyển về Trung tâm Phát triển ngoại thương thành phố, rồi đứng ra thành lập Công ty tư nhân (Công ty Hoàng Yến) và dấn sâu vào vụ án (chuyên án AB98), tuy không bị khởi tố bị can nhưng bị Bộ Công an ra lệnh cấm xuất cảnh. Từ năm 2002-2007 bà sinh sống, làm ăn ở Mỹ, lấy chồng Việt kiều Mỹ.

4. Như vậy, trong 20 năm qua, bà Yến không sinh hoạt đảng, khai lí lịch đã ém nhẹm từng là đảng viên 6 năm. Có người nhận xét, do Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, bà Yến không còn tin Đảng nên tự ý bỏ Đảng. Đây cũng chỉ là phỏng đoán nhưng điều chắc chắn là bà đã bỏ qua mà không khai lí lịch từng là đảng viên và lí do vì sao bỏ Đảng? Đây là vấn đề nghiêm trọng cần xem xét tư cách ĐBQH (ứng cử ngoài Đảng). Tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết TW IV của Đảng bộ Khối các Cơ quan TW ngày 20-3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu có nêu ý: Có đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng rồi ra nước ngoài làm ăn, nay vẫn không khai trung thực trong lí lịch…

Còn nhiều nội dung khác liên quan đến ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, Báo Người cao tuổi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin tới bạn đọc.

Báo NCT

Tiếp tục đề nghị xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến –

(NLĐO)- Sáng 27-3, tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã đề nghị: “Phải giải quyết cho rõ trường hợp đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến”.

Kết luận cuộc họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không nêu tên đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (ĐB QH tỉnh Long An) nhưng cho biết chương trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá XIII khai mạc vào hạ tuần tháng 5 tới có thể phải “xem xét lại tư cách đại biểu Quốc hội”.

Trước đó, trong cuộc họp báo bế mạc kỳ họp thứ 2, QQH khóa XIII cuối tháng 11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đã có kết quả xác minh đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ QH, còn một vấn đề cần được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa bà Yến và Việt kiều Jimmy Trần.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Bộ Công an và các cơ quan chức năng cũng đã xác nhận bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa bị khởi tố bị can trong vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước năm 1998. Ngoài ra, cũng không có tài liệu hay chứng cứ nào chứng minh bà Yến tham gia đường dây chuyển tiền ra nước ngoài hoặc bị cấm xuất ngoại.

Vì vậy, theo ông Phúc, bà Yến chỉ bị cấm xuất cảnh từ tháng 10-1998 đến tháng 10-2000 do mục đích phục vụ quá trình điều tra.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ QH, còn một vấn đề cần chờ được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa đại biểu Yến và Việt kiều Jimmy Trần. Ông Phúc cho biết thêm, do thủ tục và quy trình tố tụng chưa đúng với quy định của pháp luật nên TAND tỉnh Long An đã kỷ luật một vị thẩm phán liên quan với hình thức “cảnh cáo” và không tái bổ nhiệm thẩm phán này.

Cũng theo ông Phúc, các thông tin xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã được Uỷ ban Thường vụ QH gửi tới các đoàn đại biểu để đại biểu thông báo công khai với cử tri trong tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.

Thế Dũng

Bà Đặng Thị Hoàng Yến có trong sạch, có đủ tư cách ĐBQH không? – Báo CCB Việt Nam nêu việc cần xem xét tư cách ĐBQH của bà Yến là nghiêm túc, có cơ sở, thể hiện trách nhiệm chính trị trước Đảng và Nhà nước, mong muốn góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Báo CCB Việt Nam nhận được thư yêu cầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH khóa XIII đề ngày 13-12-2011. Trong thư, bà viết: Ngày 26-11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông báo kết luận chính thức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với giới truyền thông báo chí là các nội dung báo đăng là chưa đúng. “Báo CCB Việt Nam đăng bài vu khống và sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân tôi và uy tín chung của toàn thể ĐBQH khóa XIII cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật”.

Trước khi trả lời thư yêu cầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, Báo CCB Việt Nam xin nói rõ hai điểm như sau. Một là, ngay từ đầu bức thư bà Yến đã viết sai sự thật. Ngày 26-11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội họp báo về kết quả kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII chứ không phải là “Thông báo kết luận chính thức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kết quả xác minh làm rõ về nhân thân bà Yến”. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ trả lời câu hỏi của PV về vấn đề bà Yến mà thôi, còn kết luận về vụ việc liên quan đến bà Yến sẽ được công bố trước ngày 31-12-2011. Hai là, trong thư yêu cầu, bà Yến ngụy biện cho là “Làm mất uy tín một ĐBQH là làm mất uy tín cả Quốc hội, cả cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật”. Vậy phải chăng, các vụ cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, các vụ công dân phạm tội bị bỏ tù, bị tử hình đều làm mất uy tín Đảng, Nhà nước hay các vụ đó chỉ chứng tỏ sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước ta?

Báo CCB Việt Nam nêu việc cần xem xét tư cách ĐBQH của bà Yến là nghiêm túc, có cơ sở, thể hiện trách nhiệm chính trị trước Đảng và Nhà nước, mong muốn góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Báo CCB Việt Nam đăng kiến nghị của công dân, trích dư luận bạn đọc, nêu lên 4 vấn đề về bà Yến: Khai man lý lịch để ứng cử ĐBQH; liên quan đến chuyên án AB98 về đánh cắp bí mật Nhà nước; có biểu hiện dùng tiền lôi kéo mua chuộc cử tri; kinh doanh có nhiều khuất tất.

Trong cuộc làm việc với Đoàn công tác của Ban Công tác ĐBQH do bà Nguyễn Thị Nương, Uỷ viên T.Ư Đảng, Trưởng ban dẫn đầu ngày 30-8-2011, Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam đã nói rõ nhiều vấn đề về bà Đặng Thị Hoàng Yến và thừa nhận trong kiến nghị của bạn đọc đăng báo, Báo CCB Việt Nam có một vài chi tiết không chính xác nhưng những chi tiết này không ảnh hưởng đến bản chất vụ việc. Tổng biên tập cũng khẳng định báo chí phát hiện vấn đề, còn xem xét, kết luận, xử lý là của cơ quan chức năng.

Vậy bà Yến về nhân thân có hoàn toàn trong sạch, có xứng đáng là ĐBQH không?

Tiêu chuẩn quan trọng nhất của ĐBQH là phẩm chất, đạo đức, sự trung thực thì bà Đặng Thị Hoàng Yến không đủ tiêu chuẩn và lẽ đương nhiên chưa xứng đáng là ĐBQH.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực, khai man lý lịch

Theo điều tra xác minh của PV thì những năm 1980, bà Đặng Thị Hoàng Yến là đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác ở Văn phòng UBND quận 5, TP Hồ Chí Minh. Một số đảng viên từng công tác với bà Yến thời gian này vẫn còn công tác, có người giữ vị trí lãnh đạo ở TP Hồ Chí Minh. Vậy mà trong lý lịch ứng cử ĐBQH, ở mục ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có) bà Yến khai là “không”, ngày chính thức: để trống. Như vậy bà Yến từng là đảng viên nhưng ứng cử ĐBQH với tư cách là người ngoài Đảng. Bà Yến là đảng viên mà bị khai trừ (kỷ luật) hoặc tự ý bỏ sinh hoạt Đảng lại không trung thực khai trong lý lịch là man trá. Chỉ riêng điểm này bà Yến đã không đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND chứ đừng nói đến là ĐBQH. Cũng trong tiểu sử tóm tắt ứng cử ĐBQH khóa XIII, bà Yến cố ý không khai nhiều điểm quan trọng về nhân thân. Trong khi bà Yến khai đầy đủ thời gian còn nhỏ đi học phổ thông, là sinh viên, làm việc ở Văn phòng UBND quận 5, thì giai đoạn quan trọng nhất từ năm 1993 đến nay, bà Yến chỉ khai ngắn gọn: Sáng lập doanh nghiệp riêng để phát triển Tập đoàn Tân Tạo với chức vụ Chủ tịch Tập đoàn. Thực tế thời kỳ này có 4 điểm bà Yến không khai:

– Bà Yến liên quan đến chuyên án AB98, “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt bí mật Nhà nước trong đấu thầu dự án điện”.

– Bị cấm xuất cảnh hai năm.

– Từ năm 2002 đến năm 2007, bà Yến sống ở Mỹ.

– Lấy chồng là Việt kiều Mỹ, thuộc thành phần bất hảo đã trốn về Mỹ và bị truy nã.

Cũng trong bản tự khai lý lịch này, trong mục quan hệ gia đình khai về cha mẹ và chồng, bà Yến khai: Họ và tên vợ (chồng): Nguyễn Trí Hải. Mất năm 1989. Đây là bản khai ngày 12-3-2011 khi bà Yến còn đang có chồng là Jim-my Trần (Trần Dũng), quốc tịch Mỹ, sinh năm 1955, quê ở Quảng Bình, về Việt Nam chung sống và làm ăn với bà Yến. Jim-my Trần lừa đảo chiếm đoạt 210 tỷ đồng trốn về Mỹ ngày 5-7-2010 (Quyết định truy nã số 324/ANĐT ngày 24-9-2010 của Bộ Công an). Mặc dù người đàn ông này đã được vợ là bà Yến xin ly hôn, TAND Long An xét xử ngày 6-10-2010 nhưng đây là vụ xét xử ra bản án trái pháp luật đã bị Viện KSND Long An kháng nghị, có nghĩa là vào thời điểm tháng 3-2011, bà Yến vẫn có chồng là Jim-my Trần. Tại sao bà Yến không khai người chồng còn sống mà chỉ khai người chồng đã chết cách đây 22 năm? Và ngay cả khi bà Yến được ly hôn (hợp pháp) thì bà Yến cũng phải khai trong lý lịch về người chồng đã ly hôn. Bà Yến ý thức được điều đó nên mới khai về người chồng đã chết cách đây 22 năm. Không khai về người chồng Jim-my Trần là sự man trá “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”.
Jim my Trần (đang rót rượu) và bà Yến đang tiếp khách Việt Nam
 tại biệt thự của bà ở thành phố Hu-stơn, Hoa Kỳ

Bà Yến có liên quan đến chuyên án AB98 không?

Qua đơn thư bạn đọc, qua tài liệu và chứng cứ mà Báo CCB Việt Nam có được, qua sự khẳng định của một đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao nhất với Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam ngày 28-7-2011 thì bà Đặng Thị Hoàng Yến có liên quan đến chuyên án AB98, lẽ ra phải bị khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng có sự can thiệp nên mới thoát tội. Trong chuyên án này, bà Yến cùng các cộng sự là Phạm Hữu Hòa (lái xe cho Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Lâm Minh, Nguyễn Duy Bình, lấy cắp nhiều tài liệu mật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp và Tổng công ty điện lực Việt Nam. Ngày 2-3-1998, cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can Minh, Bình, Hòa. Riêng bà Yến do có sự can thiệp nên không bị khởi tố nhưng cấm xuất cảnh 2 năm. Sau đó, cũng do có sự can thiệp nên cơ quan ANĐT đình chỉ lệnh cấm xuất cảnh và bà Yến sang Mỹ sống trót lọt tới 5 năm. Ấy thế mà bà Yến trả lời PV báo chí, dám khẳng định: “Tôi chưa bao giờ nhận được tống đạt quyết định khởi tố hay cấm xuất cảnh”. Cũng xin nói thêm, ông Phạm Hữu Hoà (cựu lái xe cho Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư) nhiều năm qua làm việc cho Tập đoàn Tân Tạo, giữ chức vụ giám đốc một công ty thành viên. Dư luận có quyền nghi vấn, bà Yến là một doanh nhân ở TP Hồ Chí Minh, nếu không tìm cách móc nối để lấy cắp bí mật Nhà nước thì làm gì cần quan hệ với một lái xe ở Hà Nội và nay lại ưu ái cho lái xe này làm Giám đốc trong Tập đoàn Tân Tạo do bà làm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc?

Về vụ án ly hôn giữa bà Yến và Jim-my Trần

Đây là vụ ly hôn kỳ quặc, chứa chất nhiều uẩn khúc cần được làm sáng tỏ. Jim-my Trần là kẻ có tội đã bị tòa án Mỹ phạt tù; bà Yến là một “doanh nhân” sang Mỹ làm ăn mà dễ dàng kết hôn với một kẻ bất hảo, nghèo rớt mùng tơi (bà Yến thừa nhận đã từng cho Jim-my Trần hàng triệu đô-la để giữ thể diện cho Jim-my Trần”. Khi về Việt Nam chung sống, làm ăn được vài năm bà đã vội ly hôn. Không cần tìm hiểu sâu, chỉ căn cứ trên đơn xin ly hôn viết tay cẩu thả của bà Yến cũng đủ thấy bà Yến vô trách nhiệm trước pháp luật thế nào. Chuyện vợ chồng đầu gối, tay ấp là cực kỳ hệ trọng mà bà Yến là một doanh nhân, một người có học thức, có kinh nghiệm sống vì đã trải qua một đời chồng mà dễ dàng kết hôn, đơn giản ly hôn, khiến dư luận nghi vấn là bà coi hôn nhân như canh bạc đỏ đen, bất chấp luân thường đạo lý. Với một người quyết định việc hệ trọng của mình mà còn tuỳ tiện như thế, thì thử hỏi cử tri có tin tưởng được người đó thay mặt mình, quyết định công việc hệ trọng quốc gia ở Quốc hội hay không? Cũng xin nói thêm là trong vụ ly hôn này, toàn bộ số tài sản tiền bạc của vợ chồng bà Yến hoàn toàn thuộc về bà Yến, còn chồng bà thì tay trắng cũng là điều phi lý vì khi xử ly hôn, chồng bà đã trốn về Mỹ đem theo số tiền cướp đoạt 210 tỷ đồng để bà Yến phải bỏ ra 160 tỷ đồng đền cho công ty của cô em. Sau khi kết thúc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, bà Yến sang Mỹ từ ngày 20-8 đến 17-9-2011, phải chăng là để thương thảo với chồng bà là Jim-my Trần về những sai phạm trong vụ án ly hôn và nhiều vấn đề bất minh khác? Cũng qua việc Jim-my Trần chiếm đoạt 210 tỷ đồng, dư luận có quyền đặt nghi vấn về đường dây chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài của vợ chồng bà Yến. Mặt khác, nếu bà Yến không có liên quan gì với Jim-my Trần thì hà cớ gì bà Yến phải bỏ ra số tiền khổng lồ 160 tỷ để đền thay cho Jim-my Trần? Rõ ràng về quan hệ vợ chồng với Jim-my Trần, bà Yến lý giải tiền hậu bất nhất.

Bà Yến có dùng tiền lôi kéo mua chuộc cử tri không?

Trong thời điểm vận động tranh cử, bà Yến tổ chức tri ân cho 1.200 người có công và tặng quà cho hàng trăm cán bộ ở 4 huyện (Thủ Thừa, Đức Hòa, Bến Lức, Đức Huệ) tỉnh Long An, là đơn vị bầu cử số 1 mà bà Yến ứng cử ĐBQH vào ngày 29-4-2011 là hành vi dùng tiền mua chuộc cử tri, vi phạm điều 12 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về bầu cử đại biểu QH và HĐND, không thể coi là việc làm ở thời điểm nhạy cảm, chỉ cần rút kinh nghiệm. Nếu bà Yến vô tư, sao bà Yến không tri ân ở nhiều nơi khác đáng được tri ân hơn, mà lại chỉ chọn tri ân ở nơi bà ứng cử?

Bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có nhiều vấn đề cần làm rõ trong đầu tư, kinh doanh như sử dụng đất tại nhiều dự án, việc nợ lớn nhiều đối tác, việc khai lý lịch về khen thưởng như thống kê cả huân chương, bằng khen của Tập đoàn Tân Tạo vào thành tích cá nhân của bà Yến là sự giả dối đáng xấu hổ.

Như vậy, với nhân thân như thế, bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa xứng đáng là ĐBQH. Trước đây, ông N.H.P, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội khai man lý lịch, giấu giếm sai phạm đã bị loại ra khỏi Đảng và Quốc hội. Vậy đối với trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến có được xử lý nghiêm minh như thế không? Lẽ ra bà Yến nên thành khẩn thừa nhận sai phạm, xin lỗi cử tri do không biết rõ về nhân thân của bà mà bỏ phiếu nhầm để bà trúng cử ĐBQH thay vì yêu cầu Báo CCB Việt Nam xin lỗi bà.

Báo CCB Việt Nam một lần nữa đề nghị các cơ quan có thẩm quyền, trước hết là Ban Công tác ĐBQH với trách nhiệm và lương tâm trong sáng, cần xem xét khách quan, nghiêm túc vụ việc về bà Yến để có kết luận chính thức, đem lại niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Còn nếu với nhân thân như thế của bà Đặng Thị Hoàng Yến mà khẳng định “Cơ bản không có vấn đề gì” thì chắc chắn không “tâm phục, khẩu phục” đối với cử tri cả nước.

Ban công tác bạn đọc

Báo CCB Việt Nam

“Chưa thể bác tư cách ĐB Đặng Thị Hoàng Yến” (VNN 1-12-11)  -THD- Câu này thật là độc địa! (“Chưa thề”!!) 

– Tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội sáng nay (1/12), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay chưa thể bác tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Nhiều cử tri đã hoan nghênh phần trả lời chất vấn của Thủ tướng về biển đảo, việc QH báo cáo rộng rãi kết quả xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Người dân cũng phản ánh nhiều vấn đề bức xúc về tiền lương, giao thông, tham nhũng. 

Tại buổi tiếp xúc cử tri, đoàn ĐBQH đã thông báo kết quả xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, chưa thể bác tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Vừa  qua, sau khi nhận đơn tố cáo của công dân,  Ban công tác đại biểu của Quốc hội đã đi xác minh, và đã làm việc một cách quyết liệt.
“Tuy nhiên, vì liên quan đến sinh mệnh chính trị của một người nên việc xác minh phải làm thận trọng, chi tiết, chặt chẽ”, Tổng bí thư nói
Ông Trọng khẳng định, riêng với một vấn đề vẫn còn tồn tại thì vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh tiếp để sáng tỏ hết.

— – Tổng bí thư: Sẽ làm sáng tỏ các vấn đề về đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (VnEconomy).

– Đã có kết quả xác minh về ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (VNN).  – Tại phiên họp báo tổng kết kỳ họp Quốc hội chiều nay (26/11), Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, đã có kết quả xác minh về tư cách của ĐB Đặng Thị Hoàng Yến.

Vừa qua, bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An, bị một số cơ quan truyền thông phản ánh và có đơn thư tố cáo. Thông tin trong các bài báo nói rằng bà Yến bị khởi tố ngày 2/3/1998 vì tội danh “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “chiếm đoạt bí mật Nhà nước”, sau đó bỏ trốn sang Mỹ và bị truy nã.

ĐB Đặng Thị Hoàng Yến. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ban Công tác đại biểu của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến và đến nay đã có kết luận.

Theo kết quả xác minh, Ủy ban Thường vụ đã họp và kết luận, “nội dung các báo nêu chưa đúng”. Các tố cáo liên quan đến nhân thân bà Yến đều được thẩm tra và “cơ bản không có vấn đề gì”.

Cụ thể, phía Bộ Công an và các cơ quan chức năng đã xác nhận, bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa bị khởi tố bị can trong vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước năm 1998. Theo Bộ Công an, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan an ninh có xác minh một số đối tượng. Và theo hồ sơ lưu trữ thì không có tên bà Yến. Ngoài ra, cũng không có tài liệu hay chứng cứ nào chứng minh rằng nữ đại biểu này tham gia đường dây chuyển tiền ra nước ngoài hoặc bị cấm xuất ngoại.

“Bà Yến chỉ bị cấm xuất cảnh từ tháng 10/1998 đến tháng 10/2000 do mục đích phục vụ cho quá trình điều tra”, cơ quan Quốc hội nhận định.

Hiện, chỉ còn một vấn đề đang chờ được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa đại biểu Yến và Việt kiều Trần Jimmy. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, vừa qua, do thủ tục và quy trình tố tụng chưa đúng với quy định của pháp luật nên TAND tỉnh Long An đã kỷ luật một vị thẩm phán liên quan với hình thức “cảnh cáo” và không tái bổ nhiệm thẩm phán. Hiện vụ việc vẫn đang được xem xét. Toàn bộ thông tin này đã được gửi tới ĐBQH.

Các thông tin xác minh tư cách đại biểu Yến đã được Thường vụ QH gửi tới các đoàn đại biểu để đại biểu thông báo công khai với cử tri trong tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.

“Thường vụ Quốc hội cũng đã giao các cơ quan tiếp tục xác minh sự việc còn lại để báo cáo Thường vụ trước 31/12/2011”, ông Phúc nói.

Như vậy, các vấn đề liên quan đến nhân thân của bà Yến đã được làm sáng tỏ. Trước đó, về những tố cáo sai phạm liên quan đến hoạt động vận động bầu cử của nữ đại biểu này, theo xác minh của Ban Công tác đại biểu, toàn bộ quy trình hiệp thương đều được tiến hành đúng luật.

Vừa qua, bà Đặng Thị Hoàng Yến là một trong các đại biểu chủ động đề xuất xây dựng dự án luật. Dự luật mà bà Yến đề xuất lên Thường vụ Quốc hội là Luật bảo vệ quyền riêng tư. Nhưng, dự án luật này đã bị Quốc hội bác do chưa đủ thông tin và cơ sở.

Lê Nhung

– Kỷ luật thẩm phán xử vụ ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến (DT).

Sẽ thẩm tra tư cách bà Đặng Thị Hoàng Yến
-Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Nương cho biết như trên và khẳng định sẽ làm khẩn trương, công bố công khai

* Phóng viên: Xin bà cho biết quy trình xử lý đơn thư tố cáo tư cách một đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH)?

– Bà Nguyễn Thị Nương: Trước hết, chúng tôi phải xin chủ trương của Ủy ban Thường vụ (TV) QH về việc thẩm tra tư cách ĐB khi có đơn thư tố cáo. Sau đó, sẽ xem xét các đơn thư theo đúng quy định pháp luật về tố cáo, phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ và trả lời người tố cáo cũng như cơ quan có thẩm quyền.

* Việc  bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An, bị một số cơ quan truyền thông phản ánh và có đơn thư tố cáo thì sao?

– Ban Công tác ĐB đã xin ý kiến Ủy ban TVQH và đã được đồng ý thẩm tra tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Chúng tôi đang trong quá trình thu thập thông tin và chứng cứ.
* Ban Công tác ĐB đã  tiếp xúc với người tố cáo cũng như các cơ quan truyền thông  có bài phản ánh chưa, thưa bà?
– Chúng tôi chưa tiếp xúc với các cơ quan truyền thông cũng như người tố cáo. Sau khi phân loại đơn thư có danh và không danh, chúng tôi mới xin chủ trương của Ủy ban TVQH về cách tiến hành thẩm tra.
* Bà đã đọc các đơn thư tố cáo ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến chưa?
– Tôi đã giao Vụ Công tác ĐB thu thập, sau đó sẽ nghe tổng hợp lại.
* Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo phải sớm  xác minh và  thẩm tra tư cách ĐBQH bị tố cáo, vậy khi nào thì có kết quả?
– Việc này phải bình tĩnh và thận trọng, không thể ngày một ngày hai. Tuy nhiên, tinh thần là làm khẩn trương, sớm có kết luận để báo cáo Ủy ban TVQH quyết định và công bố công khai.
Không biết việc bà Yến từng bị khởi tố
Ngày 23-8, ông Võ Lê Tuấn, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Long An, cho biết qua 3 vòng hiệp thương, lấy ý kiến nơi cư trú và làm việc, bà Đặng Thị Hoàng Yến được cử tri tín nhiệm 100% để ứng cử ĐBQH. Ngoài ra, trong suốt quá trình hiệp thương, không có vị nào trong Ủy ban MTTQ tỉnh đặt vấn đề về bà Yến. “Chúng tôi đã làm chặt chẽ và đúng quy trình, không có gì sai trái. Còn việc báo chí nêu về nhân thân của bà Yến sau khi đã được thẩm tra tư cách ĐBQH thì không thuộc thẩm quyền của địa phương” – ông Tuấn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Nhung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Long An, không có việc bà Yến dùng tiền mua chuộc cử tri. Còn việc bà Yến hứa hỗ trợ cho 4 huyện số tiền 8 tỉ đồng (thời hạn 5 năm không tính lãi) nhưng chưa giải ngân là do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ các huyện chưa xác định được danh sách những hộ nào được nhận tiền.
Việc bà Yến tổ chức tri ân (nhân kỷ niệm 30-4) và mỗi ĐB được tặng phong bì 500.000 đồng, ông Nhung cho rằng việc này được tổ chức trước khi vận động bầu cử nên không có gì sai trái.
Về thông tin trước đây bà Yến từng bị khởi tố và chồng bà, ông Jimmy Trần, bị truy nã, ông Nhung nói: “Chúng tôi không nhận được thông tin nào từ cơ quan chức năng cũng như không nghe phản ánh khi lấy ý kiến cử tri”.
Theo Điều 49 của Luật Tổ chức QH, ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban TVQH quyết định việc đưa ra QH hoặc cử tri bãi nhiệm ĐBQH theo đề nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ tỉnh hoặc cử tri.
QH bãi nhiệm ĐBQH thì phải được 2/3 tổng số ĐBQH tán thành, còn cử tri bãi nhiệm thì được tiến hành theo thể thức do Ủy ban TVQH quy định.
Bảo Trân thực hiện

Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội
Thông tin về sai phạm của 1 vị ĐBQH đã râm ran trong công luận ngay trước kỳ họp Quốc hội, nhưng rồi trong quá trình thẩm tra tư cách đại biểu, vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Trước ý kiến của một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thẩm tra tư cách đạo đức, nhân thân của một ĐBQH đang gặp tai tiếng trong dư luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói: “Ban công tác đại biểu sẽ có trách nhiệm thẩm tra tư cách vị đại biểu này”.

Vừa qua, nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã đăng tải thông tin về tư cách cũng như những việc làm sai phạm của một vị ĐBQH mới trúng cử. Dư luận cũng đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải xác minh làm rõ các vấn đề liên quan.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (22/8), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề xuất Thường vụ nên quan tâm đến các thông tin này. Dù Quốc hội đã tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu nhưng trước những luồng thông tin dồn dập trên báo chí vừa qua, Ban công tác đại biểu nên xác minh để làm rõ.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng Quốc hội không nên đứng ngoài cuộc trước các luồng thông tin khác nhau trong công luận.
“Nếu đứng ngoài cuộc là chúng ta vô cảm với chính vị đại biểu đó cũng như vô cảm với công luận. Chẳng hạn, trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, nhiều cử tri hỏi tôi về trường hợp này nhưng tôi không biết trả lời thế nào”, ông Ksor Phước nói.
Theo ông, những luồng thông tin về sai phạm của vị ĐBQH này đã râm ran trong công luận ngay trước kỳ họp Quốc hội, nhưng rồi trong quá trình thẩm tra tư cách đại biểu, vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Để đến khi kết thúc kỳ họp, thông tin lại lan rộng thêm trên nhiều tờ báo.
“Bài học rút ra là chúng ta phải chú ý xử lý thông tin ngay trong quá trình Quốc hội đang họp. Bây giờ mọi chuyện đã công khai rồi, cả nước đều đã biết, nên chăng Thường vụ Quốc hội giao ban công tác đại biểu đi thẩm tra lại và công khai kết quả xác minh cho toàn dân biết”, ông Ksor Phước nói.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, tiếp thu ý kiến thường vụ, Ban công tác đại biểu và các cơ quan có trách nhiệm sẽ tiến hành thẩm tra tư cách vị đại biểu này trong thời gian tới.

Theo Lê Nhung

Vietnamnet

Nguồn: Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội 

Không vào được VNN: Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội  (VNN).

4 bình luận

  1. Ông chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng mà nói thì không thễ tin được,bà chủ tập đoàn Tân Tạo vừa xinh đẹp lại vừa có tiền có cả hai thứ này thì mười ông NSH và Ban công tác đại biểu thẩm tra cũng không làm gì được đâu trước và sau cũng chìm như con tàu Vinashin

  2. Xinh đẹp hay không thì tùy mắt mỗi người một khác nhưng Sinh Hùng chắc cũng giống Nguyễn Trường Tô thôi, cũng chỉ thích gái tơ. Cái chủ yếu là cái ví đầm của em Tân tạo dầy hay mỏng, nếu dầy thì OK em sẽ ngồi lại trong quốc hội, nếu mỏng thì em phải đi chỗ khác chơi.

  3. Nếu vậy thì Đại Biểu Quốc Hội ta chỉ là lủ :
    Trai thì buôn mép, gái buôn hương,
    Đại biểu của ta : Gái đứng đường,
    Già già chút xíu… ngồi gãi…. háng,
    Gật gù gậm gặc, gặm ….đa phương.

  4. Không phải chỉ có đại biểu Đặng thị Hoàng Yến mà Tôi cũng đã đề nghị xóa tên Ông Bùi Nguyên Súy phó Ban “Dân nguyện” ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH ở Tỉnh Sơn la , rồi lại đề nghị xóa tên ra khỏi danh sách ĐBQH vì làm báo cáo sai sự thật với UBTVQH khóa 12 lùa ông Uông Chu Lưu phó chủ tịch Quốc hội ký Kết luận 358 ngày 17/8/2010 không trả 819m2 đất cho gia đình Liệt sỹ Nguyễn Hưng Tiệp – ông Súy Không đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH nhưng Hội đồng bầu cư và hiện nay trách nhiệm trả lời thuộc Quốc hội khóa XIII nhưng đến nay vẫn không thấy trả lời đơn tôi yêu cầu : xóa tên ông Bùi Nguyên Súy ra khỏi danh sách ĐBQH khóa XIII –
    mặc dù đơn tôi yêu cầu xóa tên ông Súy vì không đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH gửi đến nay đã gần 1 năm nhưng chưa thấy trả lời.
    Tôi rất mong Quốc hội trả lời đơn Tôi gửi vì Sáng suốt lựa chọn những đại biểu có đức, có tài làm Đại Biểu Quốc hội là trách nhiệm của mọi cử tri Việt nam.
    Xin cảm ơn Quóc hội.

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)