Liên Hiệp Quốc chấp nhận tuyên bố lãnh thổ của Philippines ở khu vực Benham Rise


—  UN approves PH territorial claim to Benham Rise (The Inquirer).
Benham Rise belongs to the Philippines.

The United Nations has approved the Philippines’ territorial claim to Benham Rise, an undersea landmass in the Pacific Ocean potentially rich in mineral and natural gas deposits, Environment Secretary Ramon Paje said.
“We own Benham Rise now,” Paje said in a media interview. “This is for future Filipinos,” he added, noting that the 13-million-hectare area off the coast of Aurora province has been shown to have rich mineral deposits.

Paje said the UN Convention on the Law of the Sea (Unclos) sent the Department of Environment and Natural Resources (DENR) a letter last week informing the agency that the landmass is part of the country’s continental shelf and territory.

– Nhìn từ biển Đông: Mỹ đang bủa vây Trung Quốc? (VNMedia).  – Mỹ lo ngại sức mạnh không gian của Trung Quốc (TT).

– Giới phân tích: Các siêu cường tranh giành biển Đông (VNMedia).
– Việt Nam và Singapore đồng ý đẩy mạnh hợp tác kể cả quốc phòng (RFI).
– Mỹ xem xét “nghiêm túc” việc bán chiến đấu cơ F16 cho Đài Loan (RFI). – Mỹ cần Ấn Độ đối trọng với Trung Quốc (PLTP). – Nga bàn giao cho Ấn Độ tàu khu trục thứ tư (DT).–

-Tình trạng báo động của báo chí VN, dịch bài của THX y chang và quảng bá cho TQ. Tuy là tranh chấp của TQ với Philippine nhưng VN và TQ cũng có tranh chấp. Đăng tin 1 chiều theo phía TQ thế này có được không? thử đọc bài này của VnMedia: Quân đội Trung Quốc thề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Trong khi đó thì – Việt – Trung: Kết thúc tuần tra chung Vịnh Bắc Bộ (QĐND/VnMedia). 

Một tàu ngầm của Trung Quốc

(VnMedia) – Tin đồn đang dấy lên về việc Trung Quốc phái tàu ngầm hạt nhân đến vùng tranh chấp với Philippine ở Biển Đông. Trong khi đó, phía Manila cho biết, có một vài máy bay lạ xuất hiện trong khu vực vào đêm qua (26/4).

Cuộc đối đầu giữa Philippine và Trung Quốc xung quanh tranh chấp chủ quyền ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông sắp bước sang tuần thứ 4 mà vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Trong khi nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này, Manila và Bắc Kinh vẫn có một số động thái quân sự đáng lo ngại.

Một số nguồn tin tiết lộ, Trung Quốc đã cử một chiếc tàu ngầm hạt nhân của nước này đến khu vực tranh chấp với Philippine ở Biển Đông. Khi được hỏi liệu thông tin này có chính xác hay không, một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc đã không phủ nhận cũng chẳng xác nhận về sự hiện diện của chiếc tàu ngầm hạt nhân nước này ở bãi cạn Scarborough.

Trong khi đó, tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông, tàu chiến và tàu hải giám của Philippine và Trung Quốc vẫn chưa rút đi. Ngoài ra, theo lời Ngoại trưởng Philippine Albert del Rosario, 6 tàu đánh cá của Trung Quốc và 2 tàu đánh cá của Philippine vẫn đang có mặt trong khu vực bãi cạn Scarborough.

Có một điều đáng chú ý là, đêm qua, một số chiếc máy bay lạ chưa được xác định đã bay qua khu vực. Ngoại trưởng Del Rosario cho biết, hai chiếc máy bay lạ đã bay ở vùng bãi cạn Scarborough đúng vào khoảng nửa đêm và một chiếc khác bay vào lúc 1h25 sáng. Tuy vậy, Ngoại trưởng Rosario khẳng định, tình hình ở vùng tranh chấp vẫn “bình thường” và không có vụ “quấy nhiễu nào từ tàu thuyền Trung Quốc gây ra”.

Philippine tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Mỹ

Khi cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ngày một nóng bỏng, Philippine liên tục tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra bàn bạc với Washington khi lãnh đạo cấp cao hai nước có cuộc gặp vào ngày 30/4 tới.

Manila cho biết, nước này sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn nữa về mặt quân sự từ Mỹ. Theo Ngoại trưởng Rosario cho biết, Philippine đang tìm cách thuyết phục Washington cung cấp cho họ những hệ thống phòng vệ “đáng tin cậy” đồng thời tối đa hóa lợi ích từ một hiệp ước phòng thủ chung mà Mỹ và Philippine đã ký kết với nhau trước đây. “Đây là thời điểm tốt để Philippine thực hiện điều này”, ông Rosario cho biết.

Ngoại trưởng Rosario sẽ có cuộc họp với Tổng thống Benigno Aquino III trong ngày hôm nay (27/4) để bàn bạc về chương trình nghị sự của Philippine trong cuộc gặp với giới lãnh đạo Mỹ ở Washington vào cuối tháng này. Đây là cuộc gặp nhằm củng cố quan hệ “liên minh chiến lược” Mỹ-Philippine.

Theo ông Rosario, trong khi Mỹ “đóng một vai trò rất tích cực” trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông thì vấn đề tranh chấp ở bãi cạn Scarborough là “một minh chứng rõ ràng về mối đe dọa lớn hơn” đối với các nước liên quan đến vấn đề tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và quan trọng.

“Tôi cho rằng, tất cả các nước nên theo dõi một cách cẩn thận những gì đang xảy ra ở đó. Tất cả chứ không chỉ mình Philippine đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta không lên tiếng. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy là Trung Quốc đang muốn tự thiết lập những luật lệ riêng trong khu vực”, Ngoại trưởng Rosario đã cáo buộc như vậy.

Còn về vấn đề Bắc Kinh kêu gọi không “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough, Ngoại trưởng Rosario cho biết: “chúng tôi đang nỗ lực để giải quyết vấn đề một cách hòa bình”.

Trung Quốc và Philippine đã nhiều lần đối đầu căng thẳng với nhau vì những tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu lần này, người ta thấy một Philippine cứng rắn hơn và quyết liệt hơn rất nhiều. Các nhà  phân tích ở Trung Quốc tin rằng, sở dĩ Manila trở nên cứng rắn hơn là vì nước này tự tin với mối quan hệ liên minh gắn bó với Mỹ – cường quốc quân sự số 1 thế giới.

“Một mối quan hệ gắn bó hơn, chặt chẽ hơn với Mỹ thay vì với Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Manila”, ông Chu Hao, một nhà nghiên cứu Đông Nam Á ở Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế đương đại, nhận định.

Nhận định của ông Chu có vẻ đúng bởi trong thời gian qua, Manila không hề giấu diếm ý định dựa vào Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Các quan chức cấp cao Philippine nhiều lần công khai muốn Mỹ can thiệp vào tình hình Biển Đông bằng việc cung cấp thêm vũ khí hiện đại cho họ cũng như ủng hộ họ trên mặt trận ngoại giao.

Washington lần này cũng không còn ngần ngại đối đầu với Trung Quốc. Siêu cường số 1 thế giới đã tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine theo thỏa thuận phòng thủ chung mà hai nước đã ký kết với nhau.

-Theo:



– TQ phê chuẩn dự án xây bến tàu ở Hoàng Sa (VNN). – Nhân dân Nhật báo: Trung Quốc chấp thuận dự án cầu cảng ở biển ĐôngChina approves dock project in S. China SeaTrung Quốc đồng ý cho xây cầu cảng ở vùng biển tranh chấp: Briefly: China OKs supply dock in disputed islands (Washington Times). – Trung Quốc xây bến tàu tiếp tế ở khu vực tranh chấp trên biển ĐôngChina to build supply dock in disputed sea (Inquirer). – Trung Quốc xây cầu tàu tại Hoàng Sa của Việt Nam (TTXVN). – Tàu TQ cập cảng Sài Gòn trong lúc thao dượt hải quân Việt-Mỹ tiếp diễn  (VOA).


Đấu khẩu Mỹ – Trung về biển Đông
Thanh Niên
Khi Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi giải quyết hòa bình căng thẳng ở biển Đông thì Trung Quốc lập tức “phản pháo”. Theo báo Philippine Star ngày 26.4 đưa tin, Washington bày tỏ mong muốn là căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh tranh chấp chủ quyền 

Việt Nam quan ngại tình hình bãi cạn ScarboroughĐài Á Châu Tự Do
Trung Quốc lại lớn tiếng doạ sẽ đánh PhilippinesĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tuổi Trẻ –RFI –Dân Trí –


 Trung Quốc: Quân đội sẽ tham gia giải quyết các vấn đề trên biển Đông (GDVN). – Báo Tân Hoa xã: Trung Quốc nguyện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển: China vows to defend rights in maritime row: Xinhua (AFP). – China army to safeguard national marine rights (Xinhua). – Military makes solemn vow on territory(China Daily). – Hoàn Cầu Thời báo: ‘Không cần sợ Mỹ trên Biển Đông’ (BBC). – Đấu khẩu Mỹ – Trung về biển Đông (TN).

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)