NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TRUNG HOA?


NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TRUNG HOA? BS Hồ Hải

Bài viết gốc: Chinese Values?
Joschka Fischer là Ngoại trưởng và Phó thủ tướng Đứcgiai đoạn 1998-2005, một thời kỳ được đánh dấu bởi quan điểm về quốc phòng mạnh mẽ của ông về sự tham gia của Đức trong việc can thiệp của NATO ở Kosovo năm 1999, sau đó ông phản đối mạnh mẽ về chiến tranh ở Iraq. Fischer tham gia chính trị sau khi tham gia các cuộc biểu tình đối lập về chính trị xã hội trong những năm 1960s và 1970s, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Xanh của Đức, đảng mà ông đã lãnh đạo trong gần hai thập kỷ.
BÁ LINH – Hiện nay có thể có chút nghi ngờ hợp lý rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa to lớn, và đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, và nghiên cứu và phát triển, cũng như sự tăng cường xây dựng quân đội to lớn của Trung Hoađã cho thấy điều đó. Điều này có nghĩa là, về chính trị và kinh tế, chúng ta đang bước vào một thế kỷ Đông Á và Đông Nam Á.
Vì sợ rằng chúng ta quên, nhưng hậu quả đối với thế giới sẽ còn tồi tệ hơn nếu sự đi lên của Trung Hoa thất bại. Nhưng thế giới này sẽ như thế nào? Chúng ta có thể thấy trước quyền lực về địa chính trị của Trung Hoa, nhưng những giá trị nền tảng gì sẽ làm nên việc thực hiện quyền lực đó?
Chính sách của Trung Hoa về “Bốn Hiện đại hóa” (công nghiệp, nông nghiệp, quân sự, và khoa học – công nghệ) đã củng cố sự trỗi dậy của Trung Hoa kể từ cuối những năm 1970 đã không giúp được việc trả lời cho câu hỏi đó, bởi vì “Năm hiện đại hóa” vẫn còn thiếu – đó là sự phát của nền dân chủ và giá trị của pháp luật. Thật vậy, hiện đại hóa chính trị phải đối mặt với đa số chống đối từ Đảng Cộng sản Trung Hoa, vì họ không quan tâm đến việc từ bỏ quyền lực đơn nguyên. Hơn nữa, hầu như mọi tư tưởng đều chỉ quan tâm đến ngăn chặn việc chuyển đổi sang một hệ thống đa nguyên, xung đột chính trị thực sự sẽ là rủi ro,  nguy cơ sẽ phát triển một nền cai trị độc đảng kéo dài (và đặc quyền tham nhũng đi kèm với nó) vẫn còn tồn tại.
Về y thức hệ, lãnh đạo Trung Hoa từ chối các quyền con người, dân chủ, và pháp quyền. Trên cơ sở sự bất đồng với những giá trị được cho là phổ quát của thế giới, thì Trung Hoa cho là nó như một con chim mồi (*stalking horse) chỉ  lợi ích của phương Tây, và họ khước từ, do đó họ xem việc này như là một vấn đề của lòng tự trọng(self-respect). Trung Hoa sẽ không bao giờ bàn luận trở lại với phương Tây về quân sự, vì vậy quân sự không nên đem ra làm chuẩn mực của phương Tây.
Và ở đây chúng ta quay trở lại với khái niệm “những giá trị châu Á”, ban đầu được phát triển tại Singapore và Malaysia. Nhưng cho đến ngày nay, sau ba thập kỷ, ý nghĩa của nó vẫn chưa rõ ràng. Về cơ bản, khái niệm của chữ “phục vụ” là để biện minh cho chủ nghĩa tập thể, độc tài cai trị bằng cách quy kết nó với văn hóa và truyền thống địa phương, với quyền tự chủ quy định tại các điều khoản của sự khác biệt – có nghĩa là, sự khác biệt những nguyên lý giá trị giữa Trung Hoa và phương Tây. Như vậy, “những giá trị châu Á” không phải là những tiêu chuẩn phổ quát,  là một chiến lược tự vệ đã được khai thác để đồng nhất văn hóa và truyền thống vào chính trịcủa Trung Hoa.
Với lịch sử chủ nghĩa thực dân ở châu Á của phương Tây, Trung Hoa mong muốn duy trì một bản sắc khác biệt là cả hai vấn đề hợp pháp và dễ hiểu, nó cũng như là niềm tin ở nhiều nước châu Á – đầu tiên và quan trọng nhất là Trung Hoa – mà đã có thời nó được dùng để bảo vệ các quan điểm . Tuy nhiên, các nỗ lực để duy trìquyền lực của một quốc gia, nhu cầu cho một bản sắc riêng biệt “châu Á”, và mong muốn giải quyết các quan điểm lịch sử sẽ không giải quyết được vấn đề quy phạm pháp luật làm trổi dậy một Trung Hoa mới nổi như là quyền lực thống trị của thế kỷ.
Làm thế nào để câu hỏi đó được trả lời là điều quan yếu, bởi vì nó sẽ xác định đặc trưng của một quyền lực toàn cầu, và do đó làm thế nào để Trung Hoa quan hệ với các quốc gia khácnhững nước yếu hơn. Khi một quốc gia trở thành một cường quốc của thế giới thì tiềm năng và ý nghĩa chiến lược của nó phải đủ khả năng để tiếp cận toàn cầu. Và, như một quy luật, những quốc gia như vậy sau đó cố gắng bảo vệ lợi ích của mình bằng cách áp đặt sự ưu thế của mình (quyền bá chủ), đó là một công thức chonhững xung đột nguy hiểm, nếu cường quốc đó chỉ biết dựa vào cưỡng chế hơn là hợp tác.
Sự thích nghi của thế giới với một cấu trúc bá quyền toàn cầu còn lại sau chiến tranh lạnh – trong đó các cường quốc thế giới đảm bảo một trật tự quốc tế. Liên Xô không có ý thức hệ chống lại phương Tây, bởi vì chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những phát minh của phương Tây, mà Liên Xô chỉ chống phương Tây về lĩnh vựcchính trị. Và nó đã thất bại không chỉ vì những lý do kinh tế, mà còn vì những hành vi đối nội và đối ngoại của Liên Xô được xây dựng trên sự ép buộc, và bất đồng.
Ngược lại, mô hình kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, và phương Tây, với các quyền cá nhân và xã hội cởi mở, đã tỏ ra là vũ khí sắc bén nhất của nó trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ chiếm ưu thế không phải vì ưu thế quân sự của nó,  bởi vì quyền lực mềm của nó, và độc quyền của nó không dựa vào một nền tảng cưỡng chế (mặc dù nó cũng có tỷ lệ nhỏ cưỡng chế bên trong), nhưng phần lớn là dựa vào sự đồng thuận.
Con đường nào để cho Trung Hoa sẽ lựa chọn? Trong khi Trung Hoa sẽ không thay đổi nền văn minh cổ xưa và đáng ngưỡng mộ của mìnhthì nó lại công nhận sự trổi dậy của nó để lang chạ với những mô hình hiện đại hóa của phương Tây đương đại – những thành tựu to lớn của Đặng Tiểu Bình, người đã đưa đất nước Trung Hoa như ngày hôm nay từ cách đây hơn ba thập kỷ. Nhưng câu hỏi quyết định về hiện đại hóa chính trị vẫn chưa có ai trả lời.
Rõ ràng, lợi ích quốc gia, và đôi khi là quyền lực thuần túy, đóng vai trò một phần ở Mỹ và các nước phương Tây khác nhờ vào áp dụng các giá trị nhân quyền, giá trị của pháp luật, dân chủ và đa nguyên. Nhưng các giá trị này không chỉ là cánh cửa sổ tư tưởng được trang trí bằng những tấm rèm đẹp cho lợi ích của phương Tây, trong thực tế, các giá trị đó là quyền căn bản của mỗi con ngườiChúng như không khí để thở, và còn hơn thế nữa trong một thời đại toàn cầu hóa toàn diện.
Sự đóng góp của châu Á – và đặc biệt Trung Hoa – đến sự phát triển của các giá trị có khuynh hướng toàn cầu là không thể dự đoán được, nhưng chắc chắn nó sẽ đếnnếucông cuộc “Năm hiện đại hóa” dẫn đến sự thay đổi chính trị của Trung Hoa. Để Trung Hoa trở thành một cường quốc có tiếng nói quyết định đáng kể với thế giới, buộc Trung Hoa phải đối mặt với vấn đề thứ năm này.
@Project – Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
* Stalking Horse: Đúng nghĩa của nó là ngựa mồi. Từ stalking horse xuất phát từ những người thợ săn bắn. Họ thấy rằng khi đi săn bắn thì các loài động vật sẽ sợ con người. Và khi họ dắt theo con ngựa của mình thì các loài động vật bị săn lùng sẽ không sợ và họ dễ dàng săn bắt. Ở ta khi đi bẫy chim thường dùng chim mồi. Với các nước cộng sản thì chim mồi dân chủ kiểu trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng thời Mao làm Đại Văn Cách thanh trừng phe nhóm, và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cũng giống tương tự. Và hiện nay ở Việt Nam, trên diễn đàn ảo không thiếu những loại chim mồi dân chủ chuyên dụ người khác đứng ra biểu tình, bất đồng chính kiến, etc…

BS Hồ Hải dịch – Tư gia – 20h30’ ngày thứ Hai, 30/4/2012


bbs.city.tianya.cn
SỰ THỰC BẤT NGỜ:  VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM COI THƯỜNG TRUNG QUỐC?

3.4.2012
Tác giả:  august211
Người dịch:  Băng Tâm
Chúng ta luôn muốn biết xem người Mỹ, người Châu Âu nghĩ gì về mình. Nhưng, xưa nay chưa bao giờ chúng ta suy nghĩ cho nghiêm túc xem trong con mắt người Việt Nam hôm nay, hình ảnh Trung Quốc rốt cuộc là như thế nào? Trong con mắt của không ít người Việt Nam, người Trung Quốc là những kẻ lừa đảo dốt nát, kiêu ngạo, chế tạo ra những sản phẩm rác. Nói thế chắc hẳn rất nhiều người sẽ không dễ chịu, nhưng đó lại là sự thực. 
 Cách đây không lâu,  tờ “Newsweek” của Mỹ có đăng bài “Người Việt Nam coi thường hàng Trung Quốc”, nhiều người đọc xong đã không suy ngẫm cho nghiêm túc xem vì sao đến ngay cả một nước “nhỏ” như Việt Nam  mà cũng đánh giá thấp sản phẩm của Trung Quốc, lại còn chửi bới bừa bãi là người Mỹ “phỉ báng” Trung Quốc. Sự thực là, người Việt Nam không chỉ coi thường các sản phẩm của Trung Quốc, mà còn rất không thích cả người Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt, người Trung Quốc tới khai thác thị trường Việt Nam như ong vỡ tổ, ai cũng muốn đem sản phẩm của mình vào bán cho Việt Nam, hoặc đầu tư lập nhà máy tại Việt Nam. Người Trung Quốc tới như nước triều lên, rồi cuối cùng cũng rút đi như nước triều xuống, số thực sự đứng vững được ở Việt Nam rất ít. Những người thất bại gãy cánh ra về luôn chỉ trích môi trường đầu tư của Việt Nam kém, người Việt Nam không coi trọng nguyên tắc kinh doanh…
Nhưng với cùng một môi trường đầu tư, thế mà người Hàn Quốc, người Đài Loan, người Nhật Bản, thậm chí cả người Âu-Mỹ có sự khác biệt với văn hóa Châu Á rất lớn, hàng năm vẫn vớ bẫm được ở Việt Nam. Người khác thành công được ở Việt Nam là vậy, vì sao người Trung Quốc lại thất bại tập thể tại Việt Nam? Tôi cho là nên để chính người Trung Quốc tự tìm ra nguyên nhân thất bại.  
Thiếu hiểu biết và ngộ nhận về Việt Nam  
Sự nhận thức về Việt Nam của phần lớn người Trung Quốc vẫn chỉ dừng lại ở hơn 20 năm về trước, trong con mắt những người này,  Việt Nam là từ được dùng để nói về sự nghèo khổ, lạc hậu, hỗn loạn. Do thiếu hiểu biết về Việt Nam, nên một số người đã nhẹ dạ tin vào những lời truyền nhau viển vông về Việt Nam trên mạng.
Như có người đã đưa lên mạng bài “Tôi làm giàu ở Việt Nam”, viết cứ như thật: Đến Móng Cái, “tôi” tới quầy thu đổi ngoại tệ, đổi 3000 tệ được hơn 6 triệu đồng tiền Việt Nam, đựng đầy cả một bao gai, rồi vác đống tiền đó tới Hà Nội ăn chơi ở khách sạn mười mấy ngày. Khi về nước, con gái một lãnh đạo công an địa phương cứ một mực đòi lấy “tôi” theo về Trung Quốc. Bài viết này nói lung tung từ đầu chí cuối, đúng là 3000 tệ đổi được hơn 6 triệu đồng tiền Việt Nam thật, nhưng mệnh giá lớn nhất của tiền đồng là 500 nghìn đồng, 6 triệu đồng cũng chỉ có 12 tờ tiền mỏng, ngay cả có đổi thành tiền 10 nghìn đi nữa thì cũng mới chỉ có 600 tờ, đâu phải dùng đến bao gai mà đựng? Nhà trọ gia đình ở Hà Nội giá một đêm khoảng 200 nghìn đồng, 6 triệu chi tiêu dè sẻn thì có thể nán lại Hà Nội được khoảng mươi ngày, còn nếu vung tay thì chắc một đêm không đủ. Ngay như chuyện con gái một lãnh đạo công an đòi lấy anh ta cũng chỉ là lời lẽ dung tục thuần túy. Cả bài viết dớ dẩn, đầy dung tục này thế mà đã có rất nhiều người tin, thế mới biết phần lớn người Trung Quốc thiếu sự hiểu biết về Việt Nam đến thế nào.
Thực ra, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện “cải cách kinh tế” từ 21 năm trước, hiện nay đã trở thành một trong những thị trường mới nổi có nhiều kẻ nhòm ngó nhất trên thế giới, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đứng ở vị trí hàng đầu. Các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, cả về thu nhập bình quân đầu người lẫn mức sống đều không thua kém gì so với các thành phố lớn của ta, với chỉ số tiêu dùng thậm chí còn vượt cả không ít các thành phố lớn của ta.        
Vẻ mặt của người mới phất khiến cho người Việt Nam khó chịu  
Phần lớn người Trung Quốc đều lộ vẻ khúm núm trước người Âu-Mỹ, nhưng khi tới Việt Nam lạc hậu hơn Trung Quốc một chút, liền lập tức đổi thành vẻ mặt của người mới phất. Họ phưỡn bụng, nói năng ồn ào, ra dáng giàu có. Năm 2004, một người bạn của tôi tới Việt Nam đầu tư, nói là đầu tư, chứ thực ra cũng chỉ là mở một công ty nhỏ ở Hà Nội với 10 triệu tệ. Anh ta tự cảm thấy mình rất giàu, suốt ngày khoe “ở Trung Quốc đi xe gì xe gì”. Mới đầu người Việt Nam không nói gì, rồi nói nhiều quá họ đâm ra khó chịu.
Về sau, khi được một nhân viên mời về nhà dùng cơm, anh ta không còn dám coi thường người Việt Nam nữa. Bố mẹ nhân viên này làm việc ở Bộ văn hóa Việt Nam, anh trai là phó giám đốc một nhà xuất bản, cả nhà sống trong một ngôi biệt thự 5 tầng, diện tích mỗi tầng hơn 50 m2, dưới nhà để xe có hai chiếc ô tô, một chiếc Mercedes-Benz, một chiếc Ford. Dĩ nhiên, đây là một ví dụ tương đối đặc biệt, nhưng ngay cả những người Việt Nam bình thường cũng không phải là nghèo như chúng ta tưởng tượng. Việt Nam thực hành chính sách người dân làm giàu, phần lớn người Việt Nam đều có nhà riêng, ít nhất cũng có một chiếc xe máy, đồ điện máy gia dụng cũng đầy đủ cả. Những gia đình như vậy tuy chưa thể gọi là giàu, nhưng cũng dứt khoát không thể nói là nghèo.
  Hàng Trung Quốc là từ dùng để gọi hàng đểu
  Việt Nam là một cường quốc xe máy, một nước hơn 80 triệu dân có tới 17 triệu chiếc xe máy. Doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam sớm nhất là Lifan mà đại diện là nhà máy chế tạo xe máy. Năm, sáu năm trước, đường to ngõ nhỏ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập xe máy Trung Quốc, mười mấy nhà máy chế tạo xe máy của Trung Quốc giành giật thị trường tại đây. Những nhà máy này đến rất nhanh, đi lại còn nhanh hơn, đã mấy năm rồi, trên đường phố hiện giờ cơ bản đã không còn nhìn thấy chiếc xe máy mác Trung Quốc nào, ngoại trừ một số mác xe trong nước loại rẻ,  50% người Việt Nam dùng xe máy Honda, Yamaha, Suzuki.
  Vì sao xe máy Trung Quốc lại bại trận ở Việt Nam? Các doanh nghiệp xe máy Trung Quốc đi vào thị trường Việt Nam chắc chắn là với động cơ chiến lược chủ yếu vì cho rằng nền kinh tế Việt Nam vừa mới bắt đầu, không đuổi kịp được Trung Quốc, nên đã nghĩ ở một nước có nền kinh tế khá lạc hậu như vậy thì đưa đồ giá thấp vào thị trường là chiến lược tốt nhất. Giá thấp tất nhiên là không thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, lại cộng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Trung Quốc, nên đã bắt đầu vấp phải trận Waterloo.
Nhìn lại xe máy Nhật Bản, vào Việt Nam gần như cùng lúc với doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng do biết chú trọng đến chất lượng nên tuy giá đắt hơn xe máy Trung Quốc từ mấy đến mười mấy lần, vẫn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Sản phẩm Trung Quốc bất luận là dáng vẻ bề ngoài hay sự cơ động, chất lượng tổng thể đều lạc hậu hơn nhiều so với xe máy Nhật Bản, vì thế mà rất nhiều cửa hàng được mở để chuyên bán xe Trung Quốc đã bị sập sạch. Đến cả một nước nhỏ như Việt Nam mà cũng mất niềm tin với chất lượng sản phẩm của Trung Quốc, chẳng lẽ điều này không đáng để chúng ta phải suy ngẫm sao?  
Nguồn:  bbs.city.tianya.cn
Bản tiếng Việt © Băng Tâm 2012

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

-Theo: basam:VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM COI THƯỜNG TRUNG QUỐC?


——- Quân đội Trung Quốc: Thối nát từ bên trong

Thối nát từ bên trong

Điều tra về nạn tham nhũng nghiêm trọng trong Quân đội Trung Quốc
Tác giả: John Garnaut
Người dịch: Trần Văn Minh
16-04-2012
Trong nhiều lãnh vực cạnh tranh quốc tế, Trung Quốc không mấy lạc quan về khả năng của họ như người ngoài tưởng. Các lãnh đạo Trung Quốc thường nhắc nhở phương Tây rằng, Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển, với hàng trăm triệu người sống trong nghèo đói, một nền kinh tế không ổn định, và nhiều căng thẳng xã hội. Điều mà Bắc Kinh lo lắng nhất, và điều này làm cho những người lo sợ về sự bành trướng quân sự của trung Quốc cảm thấy dễ chịu đó là tình trạng tham nhũng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).    
Đúng vậy, thế giới đã đánh giá thấp mức gia tăng chi tiêu nhanh chóng về quân sự gấp bốn lần trong thập kỷ qua sẽ có hàng loạt vũ khí hiện đại để ngăn cản Hoa Kỳ xen vào những cuộc tranh chấp quân sự trong khu vực. Những tướng lãnh hàng đầu của Hoa Kỳ quan tâm về tên lửa đạn đạo “chống hạm” được chế tạo để phá hủy hạm đội Hoa Kỳ ở xa như Phi Luật Tân, Nhật Bản và xa hơn. Năm ngoái, Trung Quốc thử nghiệm mẫu chiến đấu cơ tàng hình và hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, cộng thêm tàu khu trục mới và tàu ngầm nguyên tử. Tuy nhiên, không rõ là liệu quân đội Trung Quốc, một tổ chức tối mật chỉ chịu trách nhiệm một cách tiêu biểu với lãnh đạo dân sự, có thể phát triển lực lượng nhân sự có khả năng điều hành và phối hợp hiệu quả những loại vũ khí mới này hay không.
Đánh giá từ những bài phát biểu gay gắt gần đây của một trong các tướng lãnh hàng đầu PLA, mà chi tiết được lấy từ Foreign Policy, họ không thể, [do]: Tổ chức quân đội chứa đầy tham nhũng và thoái hóa chuyên nghiệp, bị các quan hệ phe phái thoả hiệp, và bị ngộp do các sức ép nặng nề của sự kiểm soát chính trị. Các bài phát biểu, một bài hồi cuối tháng 12 và một bài khác hồi giữa tháng 2, của tướng Lưu Nguyên, con của một cựu chủ tịch Trung Quốc và là một trong những ngôi sao đang lên của PLA; bài phát biểu và hành động của tướng Lưu cho thấy, PLA có thể là nơi xảy ra chuyện tranh đấu quan trọng sắp tới, nhằm kiểm soát Đảng Cộng sản, theo cách thức hạ bệ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai xảy ra mới đây. Tướng Lưu là chính ủy và là viên chức có quyền hành nhất trong Tổng cục Hậu cần của PLA, quản lý những hợp đồng khổng lồ về đất đai, nhà cửa, thực phẩm, tài chánh, và dịch vụ cho 2,3 triệu quân nhân Trung Quốc.
 “Không ai có thể đánh bại Trung Quốc”, Tướng Lưu nói với 600 sĩ quan thuộc đơn vị của ông trong bài phát biểu không ghi lại tại một cuộc họp đảng đông người vào buổi chiều ngày 29 tháng 12 [năm 2011], theo các nguồn tin đã được kiểm chứng. “Chỉ có nạn tham nhũng của chính chúng ta mới có thể triệt hạ chúng ta và làm cho lực lượng quân sự của chúng ta bị đánh bại mà không cần giao tranh”. Sự tố cáo gay gắt như thế về tình hình của lực lượng vũ trang Trung Quốc, đến từ một tướng ba sao bên trong PLA là chưa từng có tiền lệ.
Không có cách nào để kiểm chứng một cách độc lập sự đánh giá bi quan của tướng Lưu về mức độ tham nhũng bên trong PLA, nhưng ông ấy có đủ uy tín để nói điều đó. Kinh nghiệm nghề nghiệp của ông gồm một thập kỷ trong chính quyền trung ương tỉnh Hà Nam và một thập kỷ trong lực lượng bán quân sự, cho phép ông vượt qua khỏi sự ràng buộc hạn hẹp về các thế lực. Cục Hậu cần của ông phối hợp với tất cả các bộ phận khác trong quân đội Trung Quốc và vị thế của ông là con của một lãnh đạo cao cấp, hoặc thái tử đảng, đã mở ra một mạng lưới đặc quyền không chính thức khắp các cấp bậc trong quân đội và phía dân sự của đảng và chính quyền. Một số nhà quan sát Trung Quốc và ngoại giao PLA tin rằng, tướng Lưu, được sinh ra ở địa vị cao nhất trong số các thái tử đảng, đang trèo lên nấc thang quyền lực, trên đường tiến vào vị trí hàng đầu trong quân đội Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) sau khi giới lãnh đạo hiện nay về hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 18, sự chuyển giao quyền lực với quy mô lớn đầu tiên trong một thập kỷ. Hơn nữa, ông còn là bạn thân với chủ tịch tương lai, ông Tập Cận Bình.   
Trong khi lãnh đạo Trung Quốc xem Hoa Kỳ như là một đối thủ tương lai, tướng Lưu lo lắng nhiều hơn về  PLA – quân đội chưa từng tham chiến kể từ lần xâm lược Việt Nam khốc liệt năm 1979 – đang làm trong thời bình. Trong bài phát biểu hồi tháng 2, ông mô tả quân đội bị vây hãm bởi thứ bệnh “cá nhân chủ nghĩa bất trị” mà các sĩ quan chỉ tuân lệnh theo sở thích, tiến thân bằng sức mạnh của các mối quan hệ, và sẵn sàng bán các dịch vụ với “giá cả định sẵn”.
Việc thực hiện mua quan bán chức chức bên trong quân đội hiện phổ biến rộng rãi, tướng Lưu ghi nhận, đến nỗi chủ tịch sắp rời chức vụ là ông Hồ Cẩm Đào, cũng là người lãnh đạo quân đội với chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã thốt lên với nỗi thất vọng, “Khi Chủ tịch Hồ phê bình nặng nề tệ ‘mua quan bán chức’, chúng ta có thể ngồi yên được không?”    
Những điều tiết lộ của tướng Lưu không hẳn là tin tốt cho những đối thủ khả dĩ của Trung Quốc. Các chiến lược gia nước ngoài bắt đầu lo lắng về nạn tham nhũng và chính trị nội tại phức tạp có thể làm tăng thêm những khó khăn sẵn có trong việc liên lạc với PLA và quản lý tình trạng khủng hoảng một cách khéo léo. Bất kể những nguy cơ tiềm ẩn trong kho vũ khí đang gia tăng của Trung Quốc, tham vọng bành trướng và những phát biểu hiếu chiến thất thường, sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hầu như không hiện hữu. Các nhà ngoại giao cho biết, các quan chức Mỹ ít tiếp xúc với các quan chức PLA hơn là những đồng nghiệp của họ ở các tòa đại sứ phương Tây khác, những người mà chính họ cũng giữ bí mật. Các quan chức cao cấp của các chính phủ phương Tây đã nói với tôi rằng, lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ không biết nhiều về hệ thống chỉ huy và biết rất ít về hệ thống thông tin liên lạc, so với những gì mà họ biết từ những người đồng nhiệm Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh.
Michael Swaine, một chuyên viên an ninh Trung Quốc tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, viết rằng, “cấu trúc phân mảng và chồng chéo” của hệ thống Trung Quốc, có nghĩa là, có trở ngại lớn trong việc liên lạc ngay cả trong nội bộ, nhất là trong trường  hợp khủng khoảng. Cũng như hầu hết các nhà phân tích khác, Michael Swaine đã không nghiên cứu vấn đề tham nhũng của PLA do khó khăn trong việc định lượng.  
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, nạn tham nhũng đang trốn khỏi ánh sáng mặt trời. Người ngoài có thể thấy những khối lượng khổng lổ của những món hối lộ trong quân đội và đặc ân trong những chiếc xe hơi đắt tiền với biển số quân đội trên đại lộ Trường An, đại lộ đông tây chính ở Bắc Kinh, và đậu chung quanh những hộp đêm hạng sang gần sân vận động Công nhân. Dân làm ăn ngả về các sĩ quan PLA vì sự tiếp cận và bao che của họ. Các cựu chiến  binh PLA nói với tôi, họ đang tổ chức các phong trào “bảo vệ quyền lợi” để phản đối chế độ hưu dưỡng thiếu thốn, điều mà họ thấy tương phản với lối sống xa hoa mà của những sĩ quan đang tại chức. Các sĩ quan về hưu nói với tôi rằng chuyện thăng chức càng đã trở nên đắt đỏ vì nó đã trở thành thông lệ, phải trả số tiền hối lộ tương đương hàng trăm ngàn đô la chỉ để được cất nhắc vào nhiều chức vụ cao cấp. 
Bài phát biểu thứ hai hồi tháng 2 là bài phát biểu chi tiết nhất trong những bài về tham nhũng, cho rằng vấn đề này nghiêm trọng hơn những chứng cứ chính xác có được. Ông nói: “Các cá nhân nào đó trao đổi tiền công quỹ, hàng hóa công, văn phòng và việc công cho lợi ích cá nhân, coi thường pháp luật và quy tắc đảng, ngay cả sử dụng lời nói thô lỗ và hăm dọa, âm mưu bí mật và đặt bẫy. Họ tấn công các cán bộ trung thành và gương mẫu, bắt cóc và tống tiền lãnh đạo đảng, và kéo cấp trên của họ vào để làm vật chắn. Họ sử dụng mọi mánh khóe của băng đảng tội phạm ngay chính bên trong quân đội”. Cách thức tướng Lưu diễn tả, mạng lưới bè lũ quân đội, phe cánh, và cách nối kết nội bộ của tội phạm có tổ chức nghe giống như sự vận hành của quân đội cát cứ trước thời cách mạng cộng sản hơn là lực lượng đang được hiện đại hóa nhanh và hiện đang gây náo động các nước láng giềng của Trung Quốc.
Chủ tịch Mao nói về việc “chữa bệnh để cứu bệnh nhân” vào khoảng thời gian kỷ luật và khắc khổ trước cách mạng. Có lẽ do tướng Lưu nói về PLA – nơi mà sự thối nát trông có vẻ tiến nhanh hơn những nơi khác trong bộ máy quan liêu xơ cứng của Trung Quốc. Ông dùng lối nói ẩn dụ nhiều hơn giới hạn minh họa thông thường. Trong bài phát biểu hồi tháng 2, tướng Lưu nhắc lại một câu truyện thời trẻ về một bác sĩ giải phẫu ở Siberia, người đã cứu chính mình khỏi bệnh viêm ruột thừa bằng cách dùng một cái gương để điều khiển con dao mổ ở khu bụng dưới.
Theo các nguồn tin đã kiểm chứng bài phát biểu, ông nói: “Có bao nhiêu người trên thế giới này thực sự có thể tự mổ chính mình? Cho dù là một cá nhân hay một tổ chức, để sửa chữa một vấn đề khi nó phát sinh, đòi hỏi phải có loại người có gan và can đảm này”.
Do xuất thân từ dòng dõi chính thống, tướng Lưu được phép nói và làm những điều mà người khác không thể. Ông là người con duy nhất còn sống sót của Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, người được Mao chỉ định kế thừa trong 20 năm, cho đến khi Mao phế bỏ ông lúc bắt đầu Cách mạng Văn hóa. Bị bắt và bị đánh đập công khai, ông Lưu Thiếu Kỳ đã chết vào năm 1969 trong nhà tù bê tông lạnh lẽo – trần truồng, gầy gò, bị ói mửa và tiêu chảy. Một trong những người anh em của ông chết vì bị đập đầu vào đường sắt; người khác bị mất trí trong tù và chết ngay sau khi được thả. Năm 1979, mẹ của tướng Lưu được thả sau một thập kỷ trong tù; cha ông được phục hồi danh dự năm sau trong tiến trình dẫn tới cuộc xử án công khai những kẻ hãm hại gia đình ông, bao gồm vợ của Mao, bà Giang Thanh. Tướng Lưu Nguyên và Tập Cận Bình, bạn của ông, cũng bị khốn đốn thời Cách mạng Văn hóa, quyết định làm cán bộ quần chúng ở nông thôn và khởi sự tiến thân qua các cấp chính quyền.
Khi ông nói về cuộc đấu tranh “sống chết” để cứu PLA và hệ thống Đảng Cộng sản mà cha ông góp phần tạo dựng, vài người nghi ngờ ý định của Lưu. Tuy nhiên, điều không rõ ràng là, phải chăng PLA có thể chỉ đơn giản cắt bỏ các bộ phận thối rữa, như là phần ruột dư bị nhiễm độc, và phải chăng lãnh đạo quân đội và dân sự chia rẽ và phe phái, như chuyện thất thế của Bạc Hy Lai, có thể cung cấp dao mổ để ông Lưu làm công việc giải phẫu. 
Bài phát biểu “sống chết” của ông Lưu ngày 29 tháng 12 báo hiệu điều có thể trở thành sự phô bày lớn nhất về tham nhũng trong PLA từ thời cựu chủ tịch Giang Trạch Dân mở một cuộc điều tra về Tập đoàn Yuanhua năm 1999. Trong vụ xì-căng-đan đó, được truyền thông nhà nước phổ biến rộng rãi, Yuanhua đã dùng những mối liên hệ quân đội để trốn thuế lên tới 6,3 tỷ đô la qua việc buôn lậu đủ mọi thứ, từ thuốc lá và xe hơi đắt tiền, cho tới những tàu chở dầu. Vụ việc đã làm hàng trăm viên chức quân đội và các quan chức tỉnh thành, gồm một viên chức đứng đầu của một cơ quan tình báo bị mất chức. Nó cũng cho phép Giang củng cố quyền hành đối với quân đội.
Thế giới bên ngoài bắt được một chi tiết khác về tham nhũng trong quân đội vào tháng 12 năm 2005, khi đô đốc Vương Thủ Nghiệp, phó Tư lệnh Lực lượng Hải quân, bị bắt vì “tội kinh tế”. Tin tức chính thức cho biết, ông bị cách chức vì một tình nhân, trong khi báo Asia Weekly của Hồng Kông nói, ông có 5 tình nhân và ăn cắp gần 20 triệu đô la. Lúc đó, Nhật báo PLA, tờ báo chính thức của Quân đội Trung Quốc, nói rằng, hai nhiệm vụ lịch sử của PLA là chiến đấu và tiêu diệt tham nhũng, nhưng không ai có hành động cụ thể đối với nạn tham nhũng trong thời gian 6 năm tới. Chủ đề này đã bị che giấu và tất cả mọi thứ dường như thay đổi đó là toàn cảnh [tham nhũng] đã trở nên lớn hơn nhiều.
Cuối tháng 1 [năm 2012], ông Lưu theo đuổi lời tuyên bố mạnh bạo bằng việc cắt bỏ một cục bướu được cho là ung thư, tướng Cốc Tuấn San, Phó Tổng cục Hậu cần, sau một cuộc đấu tranh nội bộ kéo dài. Ông Cốc là một sĩ quan cao cấp đầu tiên bị đánh đổ kể từ thời Đô đốc Vương năm 2005. Một nguồn tin biết rõ sự việc kể lại, tướng Cốc tống tiền các quan chức quận với đe dọa dùng vũ lực và ông ta đã mua chức để được thăng tiến trong hệ thống PLA. Theo nguồn tin này, mà các cáo buộc không thể kiểm chứng độc lập, nói rằng, tướng Cốc đã cùng bạn bè, họ hàng và những người thân tín trong và ngoài quân đội, kiếm những món lợi rất lớn từ phát triển địa ốc ở Thượng Hải, phân phối hàng trăm căn biệt thự do PLA xây ở Bắc Kinh, làm quà cho bạn bè, đồng minh, và điều hành việc xây cất và hạ tầng cơ sở của ông ta như một băng đảng trong vùng. Ông liệt kê một loạt danh sách tài sản cá nhân, bắt đầu với biệt thự riêng, ở bên ngoài khu quân sự sau một bức tường cao bên cạnh đường East Fourth Ring ở Bắc Kinh, được gọi là dinh cơ của Đại tướng.
“Vấn đề của ông Cốc quá lớn”, nguồn tin cho biết. Ông này nói rằng, ông Cốc sắp xếp những chuyến bay cá nhân vào những chuyến công tác quốc nội và hải ngoại, ngay cả khi ông còn là tướng một sao, là điều chưa từng nghe đối với một người ở cấp bậc đó. Không thể gặp ông Cốc để ông có lời bình luận về chuyện này.
Vào tháng 2, trang web chính thức của quân đội và các hãng tin xác nhận việc sa thải ông Cốc, nhưng chỉ với lời lẽ nhẹ nhàng: “Ông Cốc không còn giữ chức Phó Tổng cục Hậu cần”. Dường như giới lãnh đạo vẫn còn tranh cãi về số phận của ông Cốc và những người đã từng bảo vệ ông.  
Bộ Quốc phòng, đại diện cho PLA khi giao tiếp với các cơ quan nước ngoài, đã không trả lời các câu hỏi. Nhưng tất cả các nhà quan sát Trung Quốc được phỏng vấn để viết bài này đã đồng ý rằng nạn tham nhũng trong PLA và vấn đề kỷ luật ngày càng tệ. Tham nhũng trong quân đội là mối đe dọa “cấp bách” cho PLA hơn là lực lượng quân sự Hoa Kỳ, Ông Zhu Feng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại đại học Bắc Kinh đã nói như thế. Những người khác cũng nói, vấn nạn đã nhân lên trong nhiều thập kỷ kể từ vụ thảm sát Thiên An môn năm 1989, trong khi ngân sách chính thức của PLA đã lên tới 106 tỷ đô la một năm và lãnh đạo dân sự đang cố gắng nắm giữ quyền kiểm soát (PLA).
Một thái tử đảng và cựu đại tá PLA, ông Trần Hiểu Lỗ, người có nhiều bạn bè là thái tử đảng quyền thế, gồm tướng Lưu, từ chối lặp lại những “câu chuyện kinh khủng” về tham nhũng trong PLA mà ông nghe được từ những tướng lãnh về hưu gần đây (ngoại trừ xác nhận những câu chuyện về Cốc Tuấn San, người bị Lưu cách chức). Ông Trần là con của một trong 10 nguyên soái vĩ đại của Trung Quốc và là con rể của tướng chỉ huy huyền thoại Túc Dụ, quản lý một công ty đầu tư hạ tầng cơ sở, Standard Intrenational. Ông chọn sự nghiệp ngoài hệ thống quân đội và chính phủ sau vụ thảm sát Thiên An môn. Ông nói với tôi, cuộc đổ máu năm 1989 đã để lại một khoảng trống về mục đích và tính chất liên kết bên trong PLA, và đồng tiền đã lùa tới để lấp đầy. Ông nói: “Sau phong trào 4 tháng 6 [năm 1989], khi ‘chống tham nhũng’ là khẩu hiệu của những người biểu tình, một số sĩ quan không còn quan tâm đến bất cứ điều gì. Họ chỉ kiếm tiền và phá bỏ mọi luật lệ”.
Một thái tử đảng thứ nhì, người có chức vụ thuộc hàng bộ trưởng vừa mới nghỉ hưu, nói với tôi rằng, kỷ luật và sự thống nhất trong PLA đã suy thoái trong thập kỷ qua. Ông nói, một khoảng trống lãnh đạo chưa từng thấy đã xảy ra ở hàng chóp bu của quân đội vì Chủ tịch Hồ chưa bao giờ củng cố quyền hành, ngay cả sau khi nắm vị trí tột đỉnh của Đảng Cộng sản hơn 9 năm, và 7 năm đứng đầu Quân ủy Trung ương. Không như dưới thời Mao, Đặng Tiểu Bình và những năm sau dưới quyền Giang Trạch Dân, Trung Quốc không còn một lãnh tụ vĩ đại để có thể chỉ định quyền hành vào những bước ngoặt quan trọng. Ông nói, “băng nhóm” bảo hộ và hối lộ liên kết chặt chẽ với nhau, “tham nhũng là chất keo để giữ cả hệ thống lại với nhau, sau thời kỳ lý tưởng chủ nghĩa”.
Một thái tử đảng thứ ba, mà cha của ông đã có thời quản lý guồng máy an ninh Trung Quốc, đổ lỗi cho Giang Trạch Dân phá hoại việc trao quyền lãnh đạo lần trước vào năm 2002, bằng cách không chịu từ bỏ quyền kiểm soát quân đội. Ông nói, Giang đã thăng chức hàng tá tướng lãnh thuộc loại “tay sai” hay “ngu đần”. Kết quả là không ai thực sự nắm quyền kiểm soát.
Về mặt dân sự của Đảng Cộng sản, sự ra đi ngoạn mục của Bạc Hy Lai đã chọc thủng sự khôn khéo thông thường, rằng sự chuyển giao quyền lực của Trung Quốc đã được hệ thống hóa và sẽ diễn ra êm thắm. Một lần nữa, sự kiện Bạc Hy Lai đã chứng minh rằng, không có luật lệ nào có thể thực thi, cũng không có người trung gian độc lập để quyết định ai sẽ điều hành quốc gia đông dân nhất thế giới và cách thức để thực hiện. Bạc đang chính thức bị điều tra về “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” và vợ ông về tội giết người. 
Cuộc chiến của ông Lưu chống lại tham nhũng trong PLA đã mở ra một lãnh vực mới về đấu tranh chính trị cấp cao, cộng thêm nỗi bất thường tại thời điểm khi những liên kết bảo hộ cũ đang vỡ ra, một thế hệ thái tử đảng mới do Tập Cận Bình dẫn đầu đang nắm quyền, và chính các thái tử đảng không đoàn  kết. Vụ việc ông Cốc Tuấn San “tiết lộ cuộc tranh giành nghiêm trọng giữa những người đang nắm quyền và những thế lực mới bên trong PLA. Thái tử đảng như Lưu Nguyên đại diện cho thế lực mới nhưng ai là người đang nắm quyền hiện nay?” Ông Chen Ziming, một nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh nói.
Một viên chức biết rõ về vụ Cốc Tuấn San nói với tôi rằng, ông Lưu đã thành công trong việc cách chức ông Cốc chỉ sau khi ông Lưu kêu cứu trực tiếp tới Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người đã 3 lần ra lệnh giải quyết. Nguồn tin nói, hai lệnh đầu tiên đã bị người đỡ đầu then chốt của ông Cốc ngăn cản ở cấp cao, người mà nguồn tin không nêu tên. Viên chức này nói: “Giống như chủ tịch Hồ trình diễn sự bất lực của mình”.
Nhiều nguồn tin thông thạo về vụ việc trên cho biết, ông Cốc bị cách chức vào cuối tháng 1 chỉ sau khi Chủ tịch Hồ dùng cách bất thường, yêu cầu bộ phận dân sự của đảng thực hiện công việc. Ông Chen Ziming, một nhà phân tích chính trị nói: “Với lệnh trực tiếp từ ông Hồ, họ đã bỏ qua ủy ban thanh tra kỷ luật PLA và yêu cầu ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương. Điều này có nghĩa là vụ việc đã bị sự chống cự mãnh liệt từ bên trong PLA”. 
Mạng lưới và những người đỡ đầu của ông Cốc trong Quân ủy Trung ương và bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn thạo tin cho biết, 3 trong 4 thành viên đứng đầu của Quân ủy Trung ương tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ ông Lưu Nguyên trong việc chống lại ông Cốc; tướng Từ Tài Hậu, thành viên thứ tư của Quân ủy Trung ương và những người khác không ủng hộ. Ông Lưu có lẽ nói bóng gió về sự chống cự này trong bài diễn văn của ông, khi ám chỉ về những kẻ hành động như “lá chắn” và “ô dù” cho các viên chức tham ô. Ông cũng nói bóng gió về “các thế lực thù địch” cố gắng dùng những cuộc nổi dậy năm ngoái ở Trung Đông “như ngọn giáo để tấn công quân đội của chúng ta” và gieo “sự bất đồng giữa đảng và quân đội”, đưa ra một chiều hướng khác của cuộc chỉnh đốn.
Những dấu hiệu khác về tranh chấp quyền hành trong PLA đang hiện ra. Ba tuần trước, một tùy viên quốc phòng Trung Quốc thông báo cho một học viện quân sự nước ngoài biết rằng, một ngôi sao đang lên khác của PLA, tướng Chương Tấm Sinh (Zhang Qinsheng) sẽ không tham dự một cuộc hội thảo do ông bị “thay” chức Phó Tổng tham mưu thứ nhất của Bộ Tổng tham mưu, tổng hành dinh của PLA, theo nguồn tin từ học viện quân sự. Tin tức đó có vẻ xác nhận những tin đồn liên quan vào lúc đó. Các quan chức quốc phòng Trung Quốc vội vã nói với các nhà ngoại giao nước ngoài rằng, có “một sự hiểu lầm” và chức vụ của tướng Chương, thực ra vẫn còn nguyên. Tin tức sai lầm về số phận của ông Chương theo sau bởi tin đồn sai về một cuộc đảo chánh quân sự, mà đáng ngạc nhiên là phần đông dân chúng nghĩ là đáng tin.
Giới sĩ quan cao cấp PLA đã đáp lại tin đồn về một cuộc đảo chánh và sự tranh chấp chính trị đang xảy ra, gồm sự liên quan tới việc thanh trừng Bạc Hy Lai, người nhận được sự hỗ trợ quân sự, bằng cách đòi hỏi sự đoàn kết và tách rời hơn nữa những sĩ quan của họ với thế giới bên ngoài. Một bài xã luận trên báo PLA Daily cảnh báo: “Bất cứ khi nào đảng và đất nước đối mặt với những vấn đề quan trọng, cải cách và phát triển đi tới thời điểm quyết định, sự đấu tranh trên vũ đài trở nên gay gắt hơn và phức tạp hơn”. Ám chỉ lời đồn mới đây, bài xã luận cũng kêu gọi các quân nhân không quan tâm tới những tin đồn trên mạng: “Chúng ta phải đặc biệt chú ý tới sự ảnh hưởng của mạng thông tin toàn cầu, điện thoại di động và những phương tiện truyền thông mới đối với suy nghĩ của các sĩ quan và binh lính”.  
PLA đã cố hết sức để nhồi sọ về mặt chính trị cho các sĩ quan nhằm duy trì lòng trung thành của họ, theo ông Trần, với chi phí của các nỗ lực song song để “chuyên nghiệp hóa”. Ông không tin cuộc vận động chính trị sẽ có kết quả. Ông nói: “Có thể một ngày nào đó, họ sẽ không muốn tuân phục cấp trên bởi vì họ tham ô. Có thể thế hệ các sĩ quan trẻ không muốn phục vụ bất cứ ai và chỉ muốn làm theo ý mình”.
Trong khi đó, ông Lưu đang tạo ra kẻ thù khi ông dẫn dắt chiến dịch [chống] tham nhũng sâu hơn vào mạng lưới kiên cố của các phe phái và sự bảo hộ, và tiết lộ các quan điểm chủ thuyết và tham vọng chính trị của ông. “Lưu Nguyên điên rồi”, một thái tử đảng với chức bộ trưởng vừa về hưu đã nói, và người này cũng thân cận với gia đình ông Giang [Trạch Dân]. Ông Lưu đã trải qua chưa tới một thập kỷ trong PLA, và vài sĩ quan bất mãn vì một người thiếu kinh nghiệm quân sự chuyên nghiệp lãnh đạo, theo nguồn tin từ một người thân cận với một tướng là thái tử đảng đối thủ. Những người khác thì nghi ngờ về tham vọng cá nhân của ông ta và tin rằng những ý kiến chính trị của ông đã vượt quá ranh giới kỷ luật quân đội: cũng giống như ông Bạc, ông Lưu đã đề nghị Trung Quốc nên quay về các lý tưởng thời Mao. Nhiều người xem sự thách thức của ông Lưu đối với lợi ích chính trị và tài chánh như là mối đe dọa cho sự sống còn.
Các tin đồn lan rộng trên mạng internet về chuyện ông Lưu đang chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư, điều mà các nguồn tin thân cận với ông bác bỏ (ông đã làm các cuộc kiểm tra hàng năm sau khi có lo ngại trước đó). Các tin đồn khác nói về các mối quan hệ làm ăn giữa vợ ông Lưu, một y tá quyến rũ tên là Wei Zhen, và vợ Bạc Hy Lai, người đang bị điều tra. Nguồn tin thân cận với ông Lưu nói rằng, vợ của ông Lưu không dính dáng tới chuyện làm ăn.
Ông Lưu biết những gì ông phải đối đầu. Ông nói trong bài diễn văn hồi tháng 2: “Những người chống tham nhũng không thể chạy đua nổi với những kẻ tham nhũng. Công lý bị áp lực và người ta sợ bị trả thù trong khi những kẻ cặn bã chúc mừng nhau về viễn ảnh sự nghiệp lớn mạnh, được thăng chức và trở nên giàu có”.
Và nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm vì ít nhất có người nào đó đang cố gắng bắt những kẻ thối nát. Ông Trần nói về ông Lưu: “Ông ấy nói Đảng Cộng sản đang trong cơn khủng hoảng và phải thay đổi. Vài người thắc mắc về mục đích của ông ấy. Tôi nói rằng tôi không cần biết mục đích là gì. Tôi nói, nếu ông chống tham nhũng thì tôi ủng hộ ông”. 
Có dấu hiệu cho thấy ông Lưu đang có tiến triển. Mặc dù tướng Cốc không bị giam giữ sau khi bị cách chức, trong những tuần gần đây, một cuộc điều tra chính thức cuối cùng đã được chấp thuận, theo một nguồn tin thông thạo vụ việc. Tuần qua, giám đốc quân sự chỗ tổng cục của ông Lưu, người hỗ trợ nỗ lực cách chức ông Cốc, được trao quyền thành lập một ủy ban thanh tra chống tham nhũng toàn bộ PLA. “Suy nghĩ và hành động phải thống nhất với quyết định và chỉ thị của Chủ tịch Hồ và Quân ủy Trung ương”, tướng Liêu tích Long, Giám đốc Quân sự (BTV: ông này là Phó Tổng tham mưu PLA), đã nói trên truyền thông chính thức của quân đội, nhấn mạnh lời kêu gọi sự đoàn kết sau những náo động mới đây.
Công việc giải phẫu của ông Lưu có thể thay đổi sự cân bằng quyền lực phe nhóm, gồm Chủ tịch Hồ, người kế nhiệm ông Giang, và người kế nhiệm được chỉ định của ông Hồ là ông Tập. Nếu ông Lưu thành công, ông có thể nhảy lên chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chính thức dưới quyền người bạn của ông, Tập Cận Bình, khi ông Tập trở thành chủ tịch. Một số nhà quan sát tin rằng, ông Lưu khuyến khích ông Hồ hành động để khẳng định uy quyền, như ông Giang đã làm với cuộc điều tra tham nhũng của Yuanhua, cũng vào cuối nhiệm kỳ. Victor Shih, một khoa học gia chính trị ở đại học Northwest nói: “Sự thành lập ủy ban thanh tra trong quân đội cuối cùng đánh dấu một bước quyết định của giới lãnh đạo dân sự hiện thời để nắm thêm sự kiểm soát đối với quân đội. Vì một số lý do, mất gần hết nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào để chuẩn bị cho hành động đó”.   
Một số ít nhà phân tích tin rằng, PLA có thể giải quyết thật sự vấn nạn tham nhũng của chính họ mà không cần sự can thiệp từ lãnh đạo dân sự. Không biết ông Hồ hay người kế vị ông là ông Tập có đủ vốn chính trị để sử dụng, vẫn còn là một câu hỏi. Và nếu PLA là một đầm lầy hiểm ác của bọn trộm cắp, hối lộ, tống tiền và bất tín mà ông Lưu và các thái tử đảng đang an vị nói về nó, thì khả năng tấn công của quân đội Trung Quốc phải thấp hơn mức mà các chiến lược gia nước ngoài e ngại. “Tác động của tham nhũng đối với khả năng chiến đấu của PLA là nghiệm trọng”, Tai Ming Cheung, một chuyên viên an ninh Trung Quốc tại Viện Đại học California về Hợp tác và Xung đột Toàn cầu ở San Diego nói.    
Đằng sau bề ngoài bóng bảy của PLA là một thế giới mà thông tin không được tin cậy, những quyết định chủ yếu cần sự đồng thuận quan liêu cồng kềng, và lãnh đạo sợ cấp dưới trốn tránh trách nhiệm hay bỏ qua các chỉ thị. Điều này kéo theo một loạt những rủi ro khác hơn là những điều gây rắc rối cho các nước láng giềng của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và ông Lưu, cũng như nhiều thái tử đảng năng động khác, không tin tưởng liệu PLA có khả năng tự giải phẫu hay không, trong thời đại vượt lên trên khỏi chủ thuyết và các lãnh đạo uy quyền. “Chúng ta đang rơi như trận đất lở!” Ông Lưu nói trong một bài phát biểu. “Nếu thực sự có chiến tranh, ai sẽ  nghe theo lệnh của các anh hoặc hy sinh mạng sống cho các anh?” Ông hỏi cấp dưới của mình.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh

Đăng nhận xét: (Các bạn nhớ đề tên khi đăng nhận xét)